Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật quá kkứ nh đang vận động

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 41)

Trong tiểu thuyết dòng ý thức có sự phối hợp điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Trong tiểu thuyết này, điểm nhìn bên trong là quan trọng và quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Nhng một phần nào đó những truyện này không thuần tuý là kể theo dòng ý thức của nhân vật mà có sự đan xen với sự kiện, hành động từ bên ngoài. Theo Mai Hải Oanh: “Điểm nhìn bên ngoài là tr- ờng hợp ngời kể chuyện đứng từ ngoài để quan sát cốt truyện. Còn điểm nhìn bên trong là sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình. Nói đúng hơn ngời kể chuyện nhập thân vào nhân vật, nhìn thế giới và trình bày cảm nhận bằng chính cảm nhận của nhân vật. Trong trờng hợp ấy, ngời kể chuyện và nhân vật có sự gần gũi hoà đồng.

Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Việc chi phối và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện trổ nhiều ô cửa để khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu vào cả tầng vô thức cũng nh miêu tả một cách sinh động những đờng quành tâm trạng đầy tinh vi của nhân vật”[45, 147].

Trong tiểu thuyết sử dụng thủ pháp dòng ý thức, sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật đợc các nhà văn chú ý. Tấm ván phóng dao của Mạc Can đã rất khéo léo trong việc kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong chính là cõi vô thức của ông Ba - với những mảng ký ức

chập chờn đan xen ở hiện tại. Điểm nhìn bên ngoài là cuộc đời ông Ba. Dấu hiệu điểm nhìn bên trong là những đoạn in nghiêng trong văn bản.

Điểm nhìn di chuyển giữa các nhân vật trong dòng ý thức của nhân vật chính. ở Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đợc khai thác từ điểm nhìn bên trong - nhân vật Kiên. Kiên trong hành trình thu nhặt hài cốt tử sĩ, chính trong không gian gợi nhớ ấy khiến…

“Kiên lặng đi nhớ lại

Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng.”[39, 13].

Cái “lặng đi nhớ lại” là xuất phát điểm nhìn bên trong qua lăng kính tâm trạng nhân vật Kiên. Cứ thế, toàn bộ câu chuyện đợc kể từ cái nhìn của Kiên -qua dòng ý thức và ngời đọc có dịp chứng kiến những suy ngẫm của anh về chiến tranh vừa qua. Trong điểm nhìn của Kiên lần lợt xuất hiện điểm nhìn của các nhân vật khác về chiến tranh. Đó là Can, là Phơng, là cha Kiên...mỗi ngòi nhìn chiến tranh theo cách của riêng mình. Tính hiệu quả trong việc lựa chọn điểm nhìn bên trong mà Bảo Ninh thực hiện trong Nỗi buồn chiến tranh là: nhà văn không đa ra lời thuyết minh về chiến tranh, cũng không cắt nghĩa chiến tranh mà từ dòng ý thức của nhân vật bớc ra khỏi chiến tranh mà cuộc sống thời chiến hiện lên rõ mọi khía cạnh: bi hùng, khắc nghiệt…của cuộc chiến. Xuất hiện nhiều điểm nhìn khác nhau cũng đợc Nguyễn Việt Hà sử dụng trong hội của chúa. Ngoài điểm nhìn của ngời kể chuyện, tác giả để cho các nhân vật xng “tôi” kể lại và thể hiện điểm nhìn riêng mình. Do đó ta bắt gặp những điểm nhìn khác nhau của các nhân vật “lập thân” trong thời buổi kinh tế mới. Đôi khi điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn ngời trần thuật xoá nhoà ranh giới, khoảng cách đợc thể hiện trong Ngời sông Mê của Châu Diên.

Đến với Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phợng tuy vẫn là lựa chọn sự kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài nhng tác giả có cách xử

lý riêng. Sự kết hợp đó trên cơ sở cùng một sự vật, hiện tợng đợc nhìn ở hai góc độ khác nhau ngợc chiều nhau theo hớng ngoài - trong. Điều đó thể hiện qua hình ảnh "chuyến tàu": "Giữa những chuyến tàu có khi tôi xuống những thành phố lạ..."[51, 14]. "Rồi tàu đến và rời thành phố, đi qua những cánh đồng nối tiếp nhau, có khi bằng phẳng, có lúc lên núi xuống đồi. Có những lối đi băng qua những cánh đồng đó, mất hút về phía xa. Rồi xe đi qua một cánh rừng, một khu phố la tha nhà cửa, loáng thoáng ánh đèn, đờng xe đi lên đi xuống. Quê h- ơng của loài ngời bây giờ lại lùi xa bên ngoài khung cửa kính, lúc nào cũng chỉ lớt qua, nhạt nhoà và không tiếng động"[51, 18]. Xét ở một khía cạnh nào đó, điểm nhìn của An Mi trên chuyến tàu mà chị đi qua là điểm nhìn bên ngoài. Nhìn về phía mặt đất, đó là không gian của cõi sống. Nhng trong cách nhìn của Anita thì đó không còn là những chuyến tàu vô định nữa mà là những "chuyến tàu u buồn"[51, 140]. Nghĩa là điểm nhìn đã có sự dịch chuyển. Từ điểm nhìn về phía mặt đất chuyển sang điểm nhìn tâm trạng. Điều đó làm cho không gian của chuyến tàu nửa h nửa thực. Bên cạnh đó, lối trình bày bằng hai kiểu chữ khác nhau: kiểu chữ in nghiêng ghi lại dòng hồi ức của nhân vật, kiểu chữ thờng đánh dấu cuộc đối thoại của nhân vật này với các nhân vật khác.

Sự dịch chuyển điểm nhìn tạo nên tính phức điệu của tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 39 - 41)