Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Khai mở cái tôi sâu kín của nhân vật

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 71 - 81)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc suy ngẫm của con ngời trong dòng chảy của nó” [22, 108]. Cũng trong Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Dòng ý thức còn đợc xem là dạng cực đoan của độc thoại nội tâm, khi các mối liên hệ với hiện thực bên ngoài khó bề khôi phục lại”. Nghĩa là độc thoại nội tâm không bị tác giả can thiệp nh trớc đây, dòng ý thức của nhân vật hoàn toàn tùy tiện, đợc xử lý đến mức cực đoan. Do đó tìm hiểu ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng là cách thức để hiểu rõ về dòng ý thức của các nhân vật trong các tác phẩm Và khi tro bụi, Nỗi buồn chiến tranh, Trí nhớ suy tàn

Khi hiểu “dòng ý thức là dạng cực đoan của độc thoại nội tâm” thì có nghĩa là hình thức của độc thoại nội tâm đã khác so với văn học trớc đây. Nếu trớc đây độc thoại nội tâm đợc đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, thì trong các tiểu thuyết sử dụng thủ pháp dòng ý thức, độc thoại nội tâm đợc đặt trong dòng ý thức của chính nhân vật. Do đó về cơ bản đây là dòng độc thoại nội tâm mâu thuẫn, rối bời, thể hiện mạch suy nghĩ, cảm xúc trong ý thức cũng nh vô thức của nhân vật. Trên cơ sở đó, với việc sử dụng thủ pháp dòng ý thức, mỗi nhà văn có cách khai thác ngôn ngữ độc thoại nội tâm khác nhau. Mặt khác, khi hiểu “dòng ý thức là dạng cực đoan của độc thoại nội tâm” thì các nhân vật chính trong các tiểu thuyết dòng ý thức thờng độc thoại nội tâm trong mạch nghĩ suy của mình về một phía nhất định.

Với Nỗi buồn chiến tranh, ngôn ngữ độc thoại nội tâm trở nên mâu thuẫn, rối bời. Thông suốt tác phẩm là những suy t, trăn trở của Kiên về nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu và nỗi buồn sáng tạo. Tất cả tạo nên dòng ý thức của

nhân vật, chủ yếu tập trung vào những dằn vặt của Kiên về sự tồn tại của mình ở hiện tại và những ám ảnh của quá khứ luôn hiện hữu.

Trong cách nhìn về chiến tranh của Kiên luôn có những nghĩ suy ngợc chiều nhau. Trong quá khứ với một niềm tin về "những giá trị cao đẹp của cuộc chiến đấu" [40, 152], Kiên đã say mê cuộc chiến đến "đứng ngồi không yên"[40, 152]. Nhng chỉ khi bớc vào cuộc chiến tranh, anh mới có những trăn trở, day dứt. Trong hiện tại, Kiên ý thức đợc rằng:"Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại"[40, 34]. Những ớc vọng và thực tế cuộc sống của những ngời nh Kiên khiến anh chua chát nhận ra: "Hào quang choáng ngợp buổi đầu sau chiến tranh đã chóng vánh mai một trong từng thân phận. Những ngời đã chết đã chết cả rồi, ngời đợc sống tiếp tục sống song những khát vọng nồng cháy từng là cứu cánh của cả một thời, từng soi dọi chúng tôi trong nội dung lịch sử, thiên chức và vận hội của thế hệ mình, rủi thay đã không thể thành hiện thực cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến nh chúng tôi hằng tởng. Đến bây giờ, đến lúc này đây, bạn hãy xem thực chất quanh ta có gì khác hơn ngoài cuộc sống tầm thờng và thô bạo của thời hậu chiến? [40, 51]. Sự đổi thay hoàn cảnh, sự thất vọng trong khát vọng cuộc sống thời bình khiến Kiên trở nên hoang mang, lạc lõng. Đặc biệt khi anh xem Phơng biểu diễn trên sân khấu và chứng kiến cách ứng xử của kẻ từng là tình nhân của nàng, trong anh thêm nhức nhối, đau đớn nhận ra "những ngời nằm lại gác rừng là những ngời đáng sống nhất". Do đó anh cảm thấy "mình đang mắc kẹt lại trên cõi đời này"[40, 88].

Trong tình yêu, Bảo Ninh đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại thể hiện nội tâm bấn loạn, rối bời. Dòng độc thoại nội tâm của Kiên không hề yên ổn. Anh luôn đặt ra những câu hỏi, đặt ra những sự lựa chọn trong ý nghĩ của mình. Tại ga Thanh Hóa, sau giấc ngủ tỉnh dậy, Kiên không thấy Phơng. Chính Kiên lúc ấy cũng "không cảm nhận hết nỗi lo lắng đang dồn thúc trong lòng"[40, 270]. Trong tình huống đó, anh đã tự đối thoại với mình: "Thôi cũng đành. Phơng bỏ đi, âu cũng là giải pháp cho hoàn cảnh này, Kiên nghĩ. Bây giờ mình chỉ việc

vào trong thị, tới trình diện tỉnh đội"[40, 270]. Nhng sự thôi thúc tìm ngời bạn gái vẫn còn hy vọng trong anh. Khi và chỉ khi chứng kiến cảnh Phơng thản nhiên tắm nh không có chuyện gì xảy ra, Kiên mới nhận ra rằng "thì ra những tai hoạ giáng xuống đời hai đứa, đối với Phơng có vẻ không hề là tai hoạ"[40, 275]. Những suy nghĩ đó lần lợt xuất hiện trong Kiên càng khiến anh thêm nhức nhối. Kiên và Phơng chạm ngõ với chiến tranh, mỗi ngời thể hiện một thái độ sống khác nhau. Phơng thản nhiên chấp nhận tai hoạ do chiến tranh nh không có gì xảy ra thì Kiên đau trong nỗi đau của chiến tranh. Cuộc tiễn nhau ở ga Thanh Hoá của Phơng và Kiên đã manh nha hai con đờng đi khác nhau của hai ngời. Kiên quyết tâm bỏ Phơng nhng trong lòng anh đau khổ cũng bởi vì Phơng. Tại sao Phơng của anh lại thay đổi nhanh chóng thế? Sự thay đổi ở Phơng dẫn anh đi đến quyết định "nhất quyết bỏ rơi nàng". Ngay chính bản thân Kiên đã đi đến một hành động với nỗi đau ngấm ngầm gần nh một niềm tuyệt vọng: "Từ từ, Kiên nâng khẩu súng lên nhìn chăm chú tới cái họng đen ngòm sầu thảm của nó. Anh đặt ngón tay lên vòng cò căng cứng. Bởi vì duyên do nào mà dù thế nào chăng nữa cuộc sống vẫn cứ tốt hơn cái chết?... Họng súng sát mũi, ngón tay rít lên vòng cò, Kiên nhắm mắt lại lòng phân vân tự hỏi...? [40, 290]. Đó là vào năm 1965. Năm có nhiều sự kiện buồn đau trong Kiên. Năm đó, cha anh mất, ngời thân duy nhất không còn. Năm đó, Phơng của anh đã thay đổi. Nỗi đau đớn và niềm tuyệt vọng đã dẫn anh tới ý nghĩ tự sát. Nhng khi hớng bạo lực vào chính mình, trong anh lại mang cảm giác bất an? Tại sao mình phải chết? Dù gì "sống vẫn cứ tốt hơn là cái chết" ? Và tiếng gọi của Phơng đã lay tỉnh và kéo anh trở về với sự sống cũng là lúc anh bỏ đi không một lời từ biệt với nỗi đau không thành khối. . .

Với nỗi buồn sáng tạo, ngôn ngữ độc thoại nội tâm đợc Bảo Ninh sử dụng nh một phơng thức tìm sự giải thoát cho nhân vật là một nhà văn phờng. Sống trong thời bình Kiên luôn trăn trở “nếu không nhờ đợc cứu rỗi trong tình đồng đội bác ái thì ắt rằng đã chết từ lâu, không bị giết chết cũng sẽ tự giết mình bằng cách nào đó để thoát khỏi gánh nặng chém giết, gánh nặng bạo lực mà

thân phận con sâu cái kiến của ngời lính phải cõng trên lng đời đời kiếp kiếp”[40, 230]. Vì thế anh viết. Viết nh một sự cứu cánh, nh một sự trả ơn đối với những đồng đội đã hy sinh, viết để ghi lại một thời khốc liệt khói lửa chiến tranh nhng chan chứa tình ngời. Viết để nhớ, để “không đợc quên, không đợc quên tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh này, số phận chung của chúng ta, cả ngời sống lẫn ngời chết” [40, 117]. Thế nhng có những lúc anh cay đắng nhận ra “đừng hòng trông vào những điều nhớ lại, bao nhiêu con ngời, bao nhiêu số phận suốt đời anh không thể quên, song suốt đời anh không thể viết nên thành truyện, không bao giờ có thể, thực thể, dù là trong kiếp này hay trong kiếp sau”[40, 72]. Sự mâu thuẫn suy nghĩ trong anh biểu hiện cho dòng nội tâm rối bời, không định hớng, lan man, hết sự việc này sang việc khác, từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác. Từ sự không hiểu, không lý giải đợc vì sao cha anh lại đốt đi những tác phẩm nghệ thuật của mình, sau này, chính anh lại đốt đi những bản thảo của mình. Ngay khát vọng biến cuộc chiến tranh cho riêng mình, khi viết anh đều tính trớc về nhân vật nói gì, làm gì, đặt nhân vật trong tình huống nào?, nhng khi viết lại “cuốn trôi đi hết mọi dự định hoặc xáo trộn lên làm mất trật tự và mạch lạc mà Kiên mong muốn… Anh ngỡ ngàng và kinh hãi thấy điều mà mình vừa khẳng định ở trang trớc đã bị phủ định ở trang tiếp theo”[40, 52].

Vì thế suốt quá trình viết về “cuộc chiến tranh cho riêng mình” trong Kiên xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Bảo Ninh đã khai thác ngôn ngữ độc thoại nội tâm để thấy đợc những luồng t tởng khác nhau đang hiện diện trong một con ngời. Mang trong mình tâm trạng mâu thuẫn ấy, dằn vặt đau đớn về những ngày đã qua, sự thất vọng trớc nhân tính, tình ngời đợc đặt trong ngày 30- 4 để bớc vào cuộc sống hòa bình, Kiên trở nên hoang mang và buồn. Sự hoang mang ấy trở thành bế tắc khi anh nhận ra hiện tại là cuộc sống tầm thờng và thô bạo của thời hậu chiến. Vì thế trở về quá khứ và viết, viết nh một sự trả ơn, một sự giải thoát trong tâm hồn, giải thoát khỏi sự bủa vây của quá khứ. Những câu hỏi: đi đâu bây giờ? Làm gì bây giờ? Là tâm trạng rối bời cô đơn, trống trải. Câu hỏi đó

luôn thôi thúc trong anh rời bỏ hiện tại trở về với quá khứ. Với anh đó là sự lựa chọn cho cuộc sống của riêng mình. Trở về với quá khứ, sống với quá khứ vừa là khẳng định lại quá khứ nhng vừa minh chứng rằng anh lệch nhịp với cuộc sống hiện tại. Dù rằng sự lựa chọn đó với Kiên lại khiến cho “tâm hồn anh mãi mãi đợc sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc đã già cỗi và biến tớng, sẽ trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí, những tình cảm đã giúp anh vợt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh”[40, 287].

Giống nh Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, An Mi trong Và khi tro bụi

cũng có dòng độc thoại nội tâm mâu thuẫn, rối bời. Đoàn Minh Phợng khi miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật đã sử dụng những yếu tố huyền ảo, nhng vẫn không đánh mất đi tính chân thực. Tác giả đã sử dụng các yếu tố: ngời và hồn bất phân, phi trật tự thời gian, không gian, yếu tố h thực hòa quyện vào nhau… để nói lên tiếng nói bên trong nhân vật.

Độc thoại nội tâm của Đoàn Minh Phợng cho ta thấy một thế giới nội tâm gắn với quá trình thức tỉnh của chính nhân vật. Một thế giới nội tâm với sự cô đơn, lạc lõng, trống trải...tất cả nh đợc bao phủ trong màn sơng mờ ảo. An Mi cảm thấy không phải là mình đang sống mà đang "chênh vênh" giữa cuộc đời này. Độc thoại nội tâm đa ngời đọc đến những suy t của nhân vật. Đó là những suy nghĩ về ngời chồng, về ngời cha nuôi và về mẹ cùng với ngời em gái của hai mơi lăm năm về trớc giúp ngời đọc khám phá đợc nguyên cớ chối bỏ quá khứ trong chị. Thế giới bên trong nhân vật tự bộc lộ qua lời độc thoại với nhiều mâu thuẫn và phức tạp.

Độc thoại nội tâm của Đoàn Minh Phợng để cho nhân vật nói lên những suy nghĩ của mình về ngời chồng quá cố. Chị yêu chồng nhng chị không hiểu gì về ngời chồng của mình. Vì sao anh chết? Anh có công việc gì phải đi qua đoạn đèo núi ấy? "Anh không có công việc gì cần làm hoặc ngời quen ở vùng con đ- ờng ấy dẫn tới. Tôi không hoàn toàn hiểu cái chết của anh"[51, 7]. Nhng sự suy t tìm ra nguyên nhân cái chết của ngời chồng không lu lại lâu trong tâm trí An

Mi. Chị cất những đồ vật anh để lại, để "đẩy những dấu vết rằng anh đã sống ra khỏi đời tôi"[51, 9]. Nhng sau cái chết của anh, trong chị lại luôn luôn đặt cho mình một câu hỏi: "Tôi hiểu gì? Cái chết?". Câu hỏi đó cứ vang lên trong chị không một lời giải đáp. Ngay cả khi chị đi đến quyết định chị sẽ "chết theo anh", thì câu hỏi đó càng trở thành nỗi ám ảnh trong chị, thôi thúc chị đi tìm câu trả lời. Dòng độc thoại của An Mi là một hành trình tìm đến cái chết nh một sự giải thoát. Bởi chị không thể sống khi không còn mục đích, không còn sự níu kéo nào.

Hồi ức về ngời cha nuôi, tác giả để cho nhân vật luôn có ý thức đối thoại tranh luận với chính bản thân mình. An Mi luôn có những nghĩ suy, biện minh cho chính mình. Và chính chị cũng nhận ra cả chị và ngời mẹ nuôi đều đáng th- ơng và tội nghiệp. Khi ngời mẹ nuôi cho rằng, cha nuôi chết là vì chị. Theo bà "tôi làm cho cha tôi chết. Tôi có tội vì có một thân thể...Tôi bắt cha tôi yêu tôi. Cha tôi không cỡng lại đợc, nên ông hoá điên và tự bắn chết. Bà buộc tội tôi và bắt tôi nhận nó"[51, 93]. Chị "tin lời mẹ nuôi", nên chị "hoang mang gần hết cuộc đời". Tại sao ngời cha nuôi lại tự sát? Phải chăng là do chị, đúng nh lời mẹ nuôi nói? Lí do ấy đủ khiến cho An Mi - khi đó là một cô gái 13 tuổi mang trong mình cảm giác kinh sợ, tuyệt vọng và hoang mang kéo dài. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh trong An Mi mà nhiều năm sau chị mới "cố hiểu cái chết của cha nuôi", "cố hiểu nỗi buồn của ông". Sự day dứt ấy, sau này, chị cho rằng: "Mẹ nuôi tôi cho rằng cha tôi chết vì ham muốn, vì không chịu đợc sự giằng xé. Mẹ tôi đã lầm. Tôi cho rằng cha tôi chết vì sống quá lâu cuộc đời của một ngời khác, không phải của mình. Vào năm đó, nỗi buồn đến. Ông không hiểu nó và không biết chứa nó ở đâu. Nhng biết đâu tôi cũng lầm?"[51, 100]. Về cái chết của ngời cha nuôi, trong An Mi diễn ra sự tự đối thoại bên trong mang tính tranh luận. Ngay cả khi tìm đợc sự lý giải cho riêng mình về cái chết của ngời cha nuôi thì chính chị cũng nghi ngờ điều đó. Câu hỏi của An Mi "biết đâu tôi cũng lầm?" hé mở dòng độc thoại nội tâm cha có điểm dừng và không bình yên. Nghĩa là nguyên cớ về cái chết của ngời cha nuôi vẫn là một dấu hỏi?...

Quá khứ là nơi neo đậu trong tâm hồn An Mi. Sự bí ẩn trong quá khứ thực sự đợc hé mở khi chị hồi tởng về những ngời thân của mình. Những hồi ức có sự đan dệt vào nhau liên tiếp xuất hiện trong mạch cảm xúc hồi tởng của nhân vật. "Tiếng đại bác tiếp tục rít trong không khí...tôi đã chạy đi một mình bỏ lại con bé em ba tuổi với xác mẹ trong căn nhà sập"[51, 183]. Tiếng gọi "An ơi, chạy đi" đã tạo nên sức mạnh "lạ lùng khiến tôi đứng dậy và chạy đi mãi..."[51, 182]. Nhng đó là tiếng gọi của ai? Ai đã gọi chị trong lúc chị định nằm bên xác mẹ cho tới khi mình chết? Sự mâu thuẫn giữa ý thức và hành động tạo nên suy nghĩ rối bời trong chị. Nhng đó là tiếng gọi để chị có hành động chạy về phía sự sống. Tiếng gọi đó ở đâu? ai gọi những tiếng đó thì chị không biết. Và chính chị ngay sau đó cũng không muốn nhắc tới, để lãng quên!. Phải chăng chính sự lãng quên ấy đã khiến An Mi trở thành ngời có một thân phận giống nh hạt cỏ neo đậu trên vách đá. Nhiều khi chị tự hỏi chính bản thân mình "tại sao tôi suốt đời nhốt mình trong cái ý thức về mình hãm vây và trơ buồn này?"[51, 43]. Tại sao? Tại sao?...An Mi không tìm đợc câu trả lời. Tiếng gọi chị từ một nơi nào

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w