Một số điểm cần chú ý

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng hóa học phần các hợp chất vô cơ lớp 9 theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 76 - 82)

2.1.5.1. Nội dung

- Để thực hiện tốt mục tiêu của chơng, GV yêu cầu HS nắm vững đợc những kiến thức mà HS đã đợc trang bị ở lớp 8 nh công thức hoá học các hợp chất oxit,axit ,bazơ ,muối, kiến thức về dung dịch, nồng độ dung dịch, nồng độ mol, cách pha chế dung dịch khai thác triệt để những kiến thức đó giúp học sinh phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặc biệt là đi sâu vào kiến thức trọng tâm của từng bài về tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất vô cơ.

- Là chơng trọng tâm của chơng trình hoá học THCS nhiều hiện tợng hóa học phức tạp, GV cần xác định rõ trọng tâm của mỗi bài, phát hiện những kĩ năng còn hạn chế của HS để tập trung giải quyết.

- Lựa chọn, khai thác thí nghiệm điển hình, tránh trùng lặp với những thí nghiệm đã thực hiện trớc đó nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển t duy cho học sinh.

2.1.5.2. Phơng pháp

- Vì là chơng nghiên cứu chất cụ thể nên GV cần khai thác các kiến thức sẵn có của HS về định nghĩa phân loại, cách gọi tên từ đó hớng dẫn học sinh nghiên cứu tính chất cụ thể của từng loại hợp chất khắc sâu kiến thức từng bài, từng phần cho học sinh.

- GV cố gắng sử dụng phơng pháp đặc trng của bộ môn để dạy học nh thí nghiệm, nêu vấn đề, nếu hoàn cảnh thực tế cho phép (lớp học rộng rãi, sĩ số học sinh vừa phải) có thể tổ chức học theo nhóm dới sự điều khiển của giáo viên

- Các thí nghiệm đợc dùng thờng là để chứng minh cho những tính chất đã đợc dự đoán, một số dùng để học sinh phát hiện kiến thức. Vì vậy cần đợc đảm bảo tính khoa học, chính xác và thành công

- Giáo viên cần có nhiều hiểu biết về thực tế: hiện tợng hiệu ứng nhà kính, ma axit .. để bài giảng hấp dẫn và phong phú

- Cần dùng máy chiếu, tranh ảnh, mô hình để tăng tính trực quan cho bài dạy

2.1.5.3. Một số vấn đề cụ thể:

Chơng I: các loại hợp chất vô cơ

(Gồm: 13 tiết lí thuyết + 2 tiết luyện tập + 2 tiết thực hành + 2 tiết kiểm tra)

Bài 1, 2: Tính chất hoá học của oxit.

1. Tiến hành một số thí nghiệm song song đồng thời với cả oxit bazơ và oxit axit khi tác dụng với nớc để xác nhận sự tạo thành dung dịch bazơ và dung dịch axit. Trên cơ sở đó giúp học sinh quan sát vvà nhận xét ; chất có tính bazơ thì tác dụng với chất có tính axit và ngợc lại.

2. Học sinh hiểu đợc cơ sở để phân loại oxit b vvà oxit axit là dựa vào tính chất của chúng từ đó phán đoán tính chất của CaO, SO2 .

3. Sử dụng thí nghiệm để học sinh quan sát và nhận xét CaO, SO2 chất nào là oxit bazơ chất nào là oxit axit, viết đúng phơng trình hoá học minh hoạ cho mỗi tính chất của CaO và SO2 .

4. Biết đợc phơng pháp điều chế CaO và SO2 trpng phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và những phản ứng hoá học làm cơ sở cho phơng pháp điều chế.

5. Học sinh biết tiến hành một sồ thí nghiệm hoá học đơn giản, an toàn tiết kiệm hoá chất. Học sinh biết tiến hành các thí nghiệm để chứng minh tính chất của oxit nào đó.

6. học sinh biết viết phơng trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất và điều chế oxit dới dạng giải thích hoặc sơ đồ, phân biệt oxit bằng phơng pháp hoá học, học sinh biết làm bài toán khối lợng, tính phần trăm khối lợng của hỗn hợp các oxit và xác định công thức.

1. Học sinh biết tiến hành một số thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của axit.

2. học sinh đợc tính chất axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nớc là phản ứng trung hoà.

3. Khi xét tác dụng của axit với kim loại với axit không xét các phản ứng của kim loại với axit HNO3 .

4. Chỉ viết phơng trình hoá học của H2SO4 đặc nóng với Cu chú ý không giải phóng H2 .

5. Học sinh nắm đợc tính chất hoá học chung của axit từ đó phán đoán tính chất hoá học của axit HCl, H2SO4 .

6. Học sinh biết quan sát thí nghiệm và nhận biết đợc axit H2SO4 .

7. Học sinh viết đợc phơng trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất, điều chế axit và mối quan hệ giữa oxit và axit dới dạng giải thích hoặc sơ đồ.

8. học sinh biết cách nhận biết các axit bằng phơng pháp hoá học, biết làm bài toán khối lợng, nồng độ dung dịch, tính phần trăm khối lợng của hỗn hợp các axit.

Bài 6: thực hành tính chất hoá học của oxit và axit

1. Học sinh biết cách rót chất lỏng vvào ống nghiệm, nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng pipet, nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị màu bằng pipet, đốt chất rắn trong bình thuỷ tinh miệng rộng.

2. Tiến hành thí nghiệm 1: Phản ứng hoá học của CaO với nớc và thử dung dịch thu đợc bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.

3. Từ đó kết luận đợc tính chất hoá học của CaO tác dụng với nớc tạo thành dung dịch bazơ.

4. Tiến hành thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit P2O5 với n- ớc. Photpho cháy tạo thành khói trắng, sau đó thêm nớc vào lắc nhẹ thì khói trắng tan hết thử dung dịch thu đợc bằng quỳ tím.

5. Từ đó kết luận tính chất của dung dịch thu đợc P2O5 tác dụng với nớc tạo thành dung dịch axit.

6. Tiến hành thí nghiệm 3: Nhận biết dung dịch mỗi chất đựng trong 3 lọ mất nhãn đựng H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 .

7. Biết quy trình nhận biết các chất gồm 2 giai đoạn: Lập sơ đồ nhận biết và cách tiến hành các thao tác theo trình tự hợp lí.

Bài 7, 8: Bazơ

1. học sinh biết tiến hành các thí nghiệm quan sát nhận xét các bazơ kiềm làm đổi màu quỳ tím thành xanh hoặc dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ, tác dụng với oxit và axit tạo thành muối và nớc, tác dụng với dung dịch muối.

2. bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nớc, bazơ không tan và bazơ tan trong nớc đều tác dụng với axit tạo thành muối và nớc đây là phản ứng trung hoà.

3. Dựa vào tính chất chung của bazơ phán đoán tính chất của NaOH và Ca(OH)2 bằng cách tiến hành một số thí nghiệm để chứng minh.

4. Nắm đợc thang pH và dùng giấy pH để thực hành.

5. Viết đợc phơng trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất, điều chế bazơ và mối quan hệ giữa bazơ và oxit, giữa bazơ và axit dới dạng giải thích hoặc sơ đồ.

6. Phân biệt các bazơ bằng phơng pháp hoá học.

7. biết làm bài toán khối lợng, nồng độ dung dịch, tính phần trăm khối l- ợng của hỗn hợp các muối xác định xác định công thức hoá học của bazơ.

Bài 9, 10: Muối - phân bón hoá học

1. Tiến hành một số thí nghiệm quan sát nhận xét.

2. Muối tác dụng với dung dịch bazơ, với axit với muối và kim loại, một số muối bị phân huỷ.

3. Biết đợc phản ứng của kim loại với muối là phản ứng thế, phản ứng của muối với dung dịch bazơ, axit, muối là phản ứng trao đổi phản ứng phân huỷ muối là phản ứng phân tích.

4. Sử dụng sơ đồ giúp học sinh rút ra nhận xét; phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi thành phần cấu tạo của chúng để tạo thành hợp chất mới không tan hoặc dễ bay hơi.

5. Có sử dụng các thí nghiệm song song mang tính phản chứng để giúp học sinh thấy điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi, phản ứng trao đổi giữa dung dịch các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất bay hơi, chất không tan hoặc nớc.

6. Học sinh nhận xét về muối ăn NaCl trong thực tế sử dụng hàng ngày, giới thiệu muối KNO3 .

7. Phần phân bón hoá học trớc hết cần cho học sinh biết nguyên tố vi l- ợng có tác dụng nh thế nào đối với cây trồng từ đó sử dụng một số muối làm phân bón cho cây trồng, những phân bón đơn thờng dùng là phân đạm (urê, amoninitrat, aminisunfat); lân(photphat tự nhiên, supephotphat); kali. phân bón kép có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dỡng nh N, P, K phân bón vi lợng chứa một phần nhỏ các nguyên tố nh kẽm, mangan ……

8. Viết phơng trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học, và điều chế muối.

9. Viết phơng trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa muối với axit, bazơ, và oxit dới giạng giải thích hoặc sơ đồ.

10. Phân biệt các muối bằng phơng pháp hoá học, bài toán tính khối l- ợng, nồng độ dung dịch, tính phần trăm khối lợng hỗn hợp các muối và xác định công thức muối.

Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

1. Học sinh biết cách lập sơ đồ tóm tắt tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ (có thể sử dụng sơ đồ khuyết hoặc sơ đồ trống).

2. Học sinh nắm vững biến đổi qua lại chủ yếu giữa các loại hợp chất vô cơ, sơ đồ hoá toàn bộ các biến đổi qua lại. Viết phơng trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng hoá học chỉ sự biến đổi trực tiếp giữa hai loại hợp chất vô cơ.

3. Viết phơng trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất, điều chế oxit, axit, bazơ, muối.

4. Phân biệt các hợp chất vô cơ bằng phơng pháp hoá học, bài toán tính khối lợng, nông độ dung dịch, tính phần trăm khối lợng hỗn hợp và xác định công thức hợp chất.

Bài 14: Bài thực hành tính chất hoá học của bazơ và muối

Hớng dẫn học sinh thao tác trong thí nghiệm.

1. Thí nghiệm 1: Phản ứng của natri hiđroxit với sắt III clorua có phản ứng màu nâu xuất hiện.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của đồng II hiđroxit với axit HCl. Kết tủa Cu(OH)2 tan thành dung dịch có màu xanh.

3. Thí nghiệm 3: Đồng II sunfat tác dụng với sắt, sau 4 – 5 phút có lớp màu đỏ bám trên đinh sắt.

4. Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối Na2SO4 có kết tủa màu trắng xuất hiện.

5. Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với dung dịch H2SO4 có kết tủa xuất hiện.

Từ đó kết luận tính chất của bazơ tác dụng với kim loại, muối, axit, dung dịch BaCl2 là thuốc thử để nhận biết H2SO4 và dung dịch muối sunfat, cho học sinh nắm đợc tính chất ăn mòn da, giấy, vải của NaOH, H2SO4 khi làm thí nghiệm phải hết sức cẩn thận.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng hóa học phần các hợp chất vô cơ lớp 9 theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w