Đặc điểm sinh thái của rầy nâu Nilaparvatalugens Stal.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Kết quả nghiên cứu của rất nhiều tác giả đều cho rằng biến động số lượng của rầy nâu có liên quan mật thiết đến các yếu tố sinh thái nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa.

Theo S. S. Win, et al. (2011), nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa đều là những yếu tố ảnh hưởng tới biến động số lượng quần thể rầy nâu, kết quả nghiên cứu cho thấy khi mưa lớn (32,86 mm), nhiệt độ cao (280C) và độ ẩm tương đối cao (92%) là yếu tố làm mật độ rầy nâu tăng cao điều này cũng đồng quan điểm với các tác giả Muhamad và Chung, năm 1993; Way và Heong, 1994; Zhu, 1999;. Heong et al, 2007;. Siswanto và cộng sự, 2008 [28].

Theo Ho and Liu (1969), cho rằng nhiệt độ thấp khoảng từ 15-180C là không thích hợp cho sự phát triển của trứng rầy. Các tác giả như Fukuda (1934), Alam (1971), cho hay nhiệt độ cao góp phần làm tăng số lượng của rầy. Ở nhiệt độ 25-300C là thích hợp nhất đối với sự phát dục của trứng và rầy non.

Độ ẩm và lượng mưa cũng là nhân tố khá quan trọng, theo Kulshresthan (1974), độ ẩm trong phạm vi 70-80% là thích hợp cho sự phát triển của rầy nâu (dẫn theo Đặng Thị Lan Anh, 2009) [1].

Ngoài ra các yếu tố như giống, biện pháp canh tác, phân bón và mùa vụ cũng là các yếu tố gây nên những biến động về mật độ rầy nâu.

Theo các tác giả Canedo (1980), Andrewwartha và Birch (1954) [28], Pathak, 1972; ; Sogawa, 1982; Holt và cộng sự, 1996; Sogawa et al, 2003 [29]. Preap Visarto, Meron. P. Zalucki, Harry J. Nesbitt, Gary C. Jahn (2011), đều cho rằng việc sử dụng phân bón, giống cây trồng và thuốc trừ sâu không hợp lý là nguyên nhân làm thay đổi tỷ lệ sống và chết dẫn đến làm gia tăng mật độ quần thể rầy nâu và làm tăng tần số phát sinh các ổ dịch[31].

Việc cung cấp phân bón, cải thiện các vấn đề về nước tưới tạo cho các ruộng lúa luôn có nước đọng là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng . Và tại các vùng đồng bằng ruộng lúa có khả năng bị dịch hại cao hơn các vùng trồng lúa ở miền núi. Do ở đồng bằng việc canh tác lúa nước là nguyên nhân làm rầy phát triển nhiều hơn (IRRI, 1979) [28].

Dẫn theo P. C. Matteson (2000), Ngoài việc trở thành sâu bệnh thứ cấp, thì sử dụng thuốc trừ sâu đã làm tăng tốc độ thích nghi của rầy nâu đối với giống kháng hơn nữa còn tạo ra các cá thể có tính kháng mạnh hơn (Gallagher KD, Kenmore PE, Sogawa K. 1994) và (Heinrichs EA. 1994) [30].

Đối với mùa vụ gieo cấy thì nhiều tác giả cũng cho rằng việc tăng vụ lúa trong năm đã dẫn đến làm tăng sự phá hại của rầy nâu, việc gieo cấy hai hoặc nhiều vụ lúa

liên tiếp trong một năm với thời gian không ổn định đã góp phần gây ra các trận dịch rầy nâu (Nickel, 1973) [1].

Theo P. C. Matteson (2000), kẻ thù trong tự nhiên khá đa dạng và là đối tượng rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch hại tại các vùng trồng lúa nhiệt đới Châu Á [30]. Quạn hệ tương tác giữa rầy nâu và kẻ thù tự nhiên (bắt mồi, ký sinh…) dường như là nhân tố chính điều khiển quần thể rầy nâu, nhất là ở các nước nhiệt đới (Visarto, 2005).

Cũng có một số tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này đã cho các kết luận khác nhau về tầm quan trọng của thiên địch, tuy nhiên hầu hết đều cho rằng thiên địch có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát mật độ rầy nâu.

Theo Kenmore (1980), thì các loài nhện và bọ xít nước (Microvelia douglasi Scott họ Veliidae) là loài ăn thịt rầy nâu rất quan trọng. Mỗi bọ xít mù xanh mỗi ngày có thể ăn hết 7-10 trứng rầy nâu hoặc 1-5 rầy non (B.M.Shepard; A.T.Barnion và J.A.Lisinger, 1989) [4].

Theo Kenmore và ctv (1984); Dreap và ctv (2001) cho rằng nhóm bắt mồi đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc duy trì quần thể rầy nâu ở mức thấp. Các loài nhện săn mồi như loài LycosidaeTetragnathidae, Linyphiidae là nhóm săn mồi quan trọng của rầy nâu hại lúa.

Đối với nhóm ký sinh rầy theo Henrichs và Mochida, 1984 gồm 3 bộ là: Hymenoptera, Strepsiptera và Diptera và tỷ lệ ký sinh của các loài thuộc 3 bộ trên trứng rầy từ 0-50% và 1-65% ấu trùng . Bệnh ký sinh trên rầy được nhiều tác giả nghiên cứu, có nhóm Zycomycetes và Hyphomecetes là hai nhóm quan trọng tấn công rầy, các loài nấm thuộc Hyphomecetes gồm có Beauveria bassiana, Hisutella sp. và

Metarhizium, ngoài ra trong 150 loài nấm thuộc nhóm Zycomycetes có 6 loài là:Conidiobolus coronatus, Entomophaga sp. và apiculta, Entomophthora plachoniana, Erynia delphacis, Erinia radicansNeozygites fumora gây bệnh trên rầy có vai trò điều khiển quần thể rầy hại cây trồng [1].

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w