Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 48)

Nilapavatalugens Stal.

Rầy nâu thí nghiệm được thu từ ngoài đồng về rồi tiến hành nuôi trong các ống thí nghiệm kích thước (20×60 cm) có đậy vải màn, thức ăn của rầy nâu là giống lúa Xi23- là giống nhiễm rầy tại vùng nghiên cứu. Giống lúa được gieo trên nền đất bùn có trộn phân visinh để đảm bảo có thức ăn thay thường xuyên cho rầy nâu. Trong quá

trình gieo giống không được sử lý bất kỳ loại hóa chất nào để tránh làm ảnh hưởng tới rầy nâu.

Nuôi rầy nâu Nilaparvata Lugens Stal trong điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ trung bình 310C, ẩm độ 59% và trong tủ nuôi cấy KBW240-Binder (nhiệt độ 250C, độ ẩm 65%RH ). Các thí nghiệm vòng đời, sức sinh sản của rầy nâu Nilaparvatalugens

Stal. được nuôi với phương pháp nuôi cá thể trong các ống nghiệm.

 Thí nghiệm xác định thời gian đẻ trứng, khả năng đẻ trứng và thời gian sống của trưởng thành

Giống lúa Xi23 sau khi gieo được 30 ngày thì chuyển trồng vào trong các lọ nhựa với 3 cây trong 1 lọ. Trưởng thành đực và cái sau khi vũ hóa một ngày được bắt và ghép đôi nôi trong lọ nhựa đã trồng lúa trên có đậy vải màn. Hàng ngày được thay thức ăn một lần, những cây lúa cũ sau khi lấy ra được quan sát kỹ dưới kính lúp và kính soi nổi xem có trứng không thì mới được vứt bỏ, những cây lúa mà xuất hiện ổ trứng mới thì được chuyển sang ống nghiệm khác có ký hiệu tiến hành đo hiều dài và đếm số quả/ 1 ổ. Kết quả được ghi lại và theo dõi tiếp song song với theo dõi trưởng thành. Trưởng thành được theo dõi tới khi chết. Trong thời gian ghép đôi nếu trưởng thành đực chết trước thì tiến hành thay trưởng thành đực mới.

 Thí nghiệm theo dõi thời gian phát dục của trứng

Số trứng trưởng thành đẻ sau khi thay thức ăn cho rầy mỗi ngày thì được theo dõi hàng ngày, ký hiệu ngày đẻ và ghi lại thời gian nở của quả trứng đầu tiên cho đến quả trứng cuối cùng nở .

 Thí nghiệm theo dõi thời gian phát dục của rầy non

Khi trứng bắt đầu nở hình thành rầy non tuổi 1, tiến hành theo dõi thời gian sống của rầy đến khi lột xác sang tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và tuổi 5 cho đến khi vũ hóa sang trưởng thành. Trong thời gian theo dõi cũng tiến hành thay thức ăn thường xuyên để đảm bảo cho rầy có đủ điều kiện thức ăn để tiến hành lột xác được bình thường.Thí

nghiệm được theo dõi và ghi lại từng thời điểm lột xác, chiều dài các tuổi của rầy non trong suốt quá trình nuôi.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 46 - 48)