Phương pháp điều tra diễn biến số lượng quần thể rầy nâu

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 46)

Diễn biến quần thể rầy nâu được điều tra trên 3 ruộng cùng một giống lúa tại mỗi khu vực điều tra. Mỗi ruộng được điều tra tại 5 điểm chéo góc, tại mỗi điểm điều tra, đếm số lượng rầy nâu sau đó quy ra số lượng rầy trên 1m2 .

Để theo dõi diễn biến quần thể rầy trên đồng ruộng thí nghiệm được tiến hành ngay sau khi gieo lúa cho đến lúc thu hoạch. Điều tra định kỳ 1 tuần 1 lần tại các điểm điều tra cố định. Rầy nâu thu được mang về phòng thí nghiệm và đếm số lượng

Diễn biến mật độ quần thể rầy nâu khi lúa ở giai đoạn mạ thì được theo dõi bằng cách đếm trực tiếp mật độ rầy trên đồng ruộng. Mỗi ruộng điều tra tại 5 điểm khác nhau, mỗi điểm 1 m2, mỗi điểm điều tra bằng cách đếm trực tiếp số lượng rầy trên 1m2 đó sau đó tính mật độ trung bình con/ m2.

Diễn biến mật độ quần thể rầy nâu khi lúa tiến hành cấy thì điều tra bằng cách sử dụng khay nhôm có kích thước (20×20×5 cm) có tráng một lớp dầu nhờn đặt nghiêng góc 450 sát mặt đất với chiều cao cây lúa, đặt nhẹ đập vào khóm lúa. Mỗi ruộng điều tra tại 5 điểm khác nhau, mỗi điểm 1 m2. Mỗi điểm điiều tra bằng cách đếm số lượng rầy trên 5 khóm lúa ngẫu nhiên trong 1m2 sau đó chia đều rồi nhân với số lượng khóm lúa trong m2 đó.

Song song với việc điều tra mật độ rầy nâu tại các điểm thì cũng tiến hành diều tra mật độ thiên địch của rầy nâu tại các điểm đó rồi tính ra mật độ thiên địch trung bình con/ m2.Việc xác định thành phần thiên địch của rầy nâu được tiến hành bằng cách thu mẫu các thiên địch tại mỗi điểm riêng rẽ đánh số ký hiệu và được đem về phòng thí nghiệm định loại lại.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 46)