Đặc điểm Phân bố và tình hình gây hại của rầy nâu Nilaparvatalugens

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

Stal.

Trong nước, rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa nhất là các vùng trồng lúa thâm canh. Chúng có mặt ở vùng đồng bằng, ven biển trung du, cho đến các vùng núi cao như Điện Biên, Mù Cang Chải. Ở Việt Nam do cách biệt về địa lý mà điểm ranh giới là đèo Hải Vân nơi hướng gió Tây Nam đổi hướng ra biển Đông ngăn chặn sự lây lan của các quần thể rầy nâu giữa hai miền đã hình thành nên hai quần thể rầy nâu ở miền Nam và miền Bắc [17. tr9].

Trong những năm 80, các trận dịch do rầy nâu xảy ra liên tiếp ở vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông Cửu Long làm cháy hàng vạn hecta. Trong các năm 1999, 2000 diện tích bị nhiễm rầy nâu và một phần rầy lưng trắng trong cả nước là 507.000 ha, trong đó có 34.000 ha bị nhiễm nặng và có 420 ha bị cháy rầy. Mật độ rầy phổ biến là 1000- 4000 con/m2, nơi cao là 5.000- 10.000 con/m2. Năm 2000, ở miền Bắc có 208.000 ha bị nhiễm, trong đó có 66.000 ha bị nhiễm nặng (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2000). Ở miền Nam trong 2 năm 1999, 2000 diện tích nhiễm rầy tương ứng là 340.000 ha và 190.000 ha (Hồ Văn Chiến và ctv, 2000) [18, tr.160]

Ở các tỉnh Bắc Trung bộ năm 2009 rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại trên lúa hè thu, mùa sớm giai đoạn làm đòng với mật độ phổ biến ở mức 50-100 con/m2, thậm chí có một số nơi đến 1.500- 3.000 con/m2. Tổng diện tích nhiễm toàn vùng gần 6.800ha, trong đó có 670ha nhiễm nặng. Diện tích nhiễm tập trung nhiều ở Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình [33].

Tại đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm nay vẫn thường xuyên xảy ra dịch rầy nâu, làm cho hàng trăm ngàn hecta lúa bị cháy rầy và bị bệnh virus lúa lùn xoắn là, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng lúa [2]. Vụ xuân 2006, rầy nâu lại bùng phát trên diện rộng làm thiệt hại ước tính 600 tỷ đồng, gây nên những mối lo ngại thực sự cho sản xuất [22]. Năm 2009 diện tích lúa hè thu nhiễm rầy nâu chỉ còn gần 5.000ha, giảm 73.000ha so với thời điểm giữa tháng 6/2009. Mật độ rầy chỉ còn từ 750- 3.000 con/m2, giảm 2.000 con/m2 [33].

Theo báo cáo của Cục Bảo Vệ Thực Vật từ năm 1985-2000, rầy nâu gây hại mỗi năm khoảng 650.000 ha, đặc biệt trong năm 1991, rầy nâu phá hại 1.394.910 ha và gây cháy rầy ở hầu hết các vụ trồng lúa trong cả nước.

Ngoài việc gây hại trực tiếp với cây lúa bằng việc chích hút nhựa cây làm giảm năng suất rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tháng 9/2006, theo kết quả giám định vi rút của các mẫu lúa và rầy nâu tại các tỉnh phía Nam cho

thấy tỷ lệ cây lúa bị nhiễm bệnh VLLXL là 59% và có tới 44% mẫu rầy nâu có vi rút trong cơ thể (dẫn theo Nguyễn Phạm Hùng, 2009) [17].

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w