- Tổng số trứng đẻ /1 cặp trưởng thành 84,6±10,38 quả
Bảng 3.21 Các lứa rầy nâu phát sinh trong 2 năm tại Qùy Châu-Nghệ AnLứa
3.4. Hiệu quả phòng trừ rầy nâu Nilaparvatalugens S bằng chế phẩm nấm
Beauveria bassiana (B. bassiana) trong điều kiện thực nghiệm
Kết quả thử nghiệm chế phẩm nấm Beauveria bassiana phòng trừ rầy nâu trong điều kiện thực nghiệm ở 3 nồng độ khác nhau 107 bào tử/ml, 108 bào tử/ml, 109 bào tử/ml
Chế phẩm nấm sau khi đếm nồng độ bào tử được tiến hành lọc và sử dụng bình xịt để phun lên các ô thí nghiệm sau đó tiến hành theo dõi số sâu chết trong 14 ngày kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.23 và hình 3.30
Bảng 3.23. Hiệu lực của chế phẩm nấm B. bassiana đối với rầy nâu Nilaparvata lugens Stal.
Công Thức
Hiệu lực của chế phẩm sau phun (%)
N2 N4 N6 N8 N10 N12 N14
NĐI 8,89c 14,44b 23,33b 30,00b 32,22b 33,33 b 35,56bNĐII 18,89b 33,33a 48,89a 64,44a 73,73a 80,00a 79,73a NĐII 18,89b 33,33a 48,89a 64,44a 73,73a 80,00a 79,73a NĐIII 22,22a 36,67a 52,22a 66,67a 76,67a 84,44a 84,29a
LSD0,05 1,92 5,44 9,08 12,75 11,69 10,35 10,46
CV% 7,69 12,9 14,61 15,85 12,85 10,58 10,65
Ghi chú: - Trong phạm vi cùng cột chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p<0,05 theo Statisix.
Như vậy qua bảng 3.23 cho thấy được kết quả xử lý thống kê giữa các công thức thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau trong điều kiện thực nghiệm.
- Ở thời điểm 2 ngày sau phun:
Nồng độ III đạt đạt hiệu quả cao nhất với hiệu lực là 22,22%, tiếp đến là nồng độ II với hiệu lực là 18,89%, thấp nhất là ở nồng độ III chỉ đạt 8,89% thấp hơn so với nồng độ II là 10% và thấp hơn so với nồng độ III là 13,33%.
- Ở thời điểm 4 ngày sau phun:
Sang đến ngày thứ 4 các nồng độ đều tăng hiệu lực so với ngày đầu tiên và tăng hiệu lực cao nhất là ở nồng độ III với mức tăng là 14,45% đạt hiệu lực là 36,67%. Sau đó là nồng độ II với mức tăng 14.44% đạt hiệu lực là 33.33% và thấp nhất vẫn là ở nồng độ I chỉ với mức tăng 5,55% và đạt hiệu lực phòng trừ là 14,44%.
- Ở thời điểm 6 ngày sau phun:
Hiệu lực của chế phẩm tiếp tục tăng và tăng cao nhất vẫn là ở nổng độ 3 với mức tăng là 15,57% đạt hiệu lực phòng trừ 52,22%. Và nồng độ II với mức tăng 15,56% đạt hiệu lực phòng trừ 48,89%, thấp nhất vẫn là nồng độ I với mức tăng 8,89% hiệu lực phòng trừ của chế phẩm là 23,33%. Như vậy sang đến thời điểm 6 ngày sau phun thì hiệu lực của thuốc vẫn tiếp tục tăng và đạt các mức tăng cao hơn thời điểm 2 và 4 ngày sau phun.
- Ở thời điểm 8 ngày sau phun:
Hiệu lực của chế phẩm đạt được ở 3 nồng độ lần lượt là 30,00%; 64,44%; 66,67% tương ứng với các mức tăng là 6,67%; 15,55%; 14,45% . Mức tăng và hiệu lực 8 ngày sau phun của chế phẩm cho thấy hiệu lực của chế phẩm vẫn tăng song các mức tăng lại có xu hướng giảm so với thời điểm theo dõi trước. Cụ thể ở nồng độ I mức tăng giảm so với thời điểm 6 ngày sau phun là 2,22%, và 1,12% ở nồng độ III và nồng độ II cũng giảm nhưng giảm không đáng kể. Mức tăng thể hiện tỷ lệ chết của sâu tại các thời điểm theo dõi khác nhau, như vậy tại thời điểm 8 ngày sau phun thì tỷ lệ chết của sâu có xu hướng giảm so với các thời điểm trước đó.
- Ở thời điểm 10 ngày sau phun:
Tiếp tục theo dõi hiệu lực của chế phẩm ở thời điểm 10 ngày sau phun kết quả cho thấy hiệu lực của chế phẩm tiếp tục tăng ở nồng độ I là 33,22%; nồng độ II là 73,73% và nồng độ III là 76,67%.
Cũng như ở thời điểm 8 ngày sau phun thì tại thời điểm 10 ngày sau phun thì hiệu lực của chế phẩm tiếp tục tăng song mức tăng lại giảm và giảm mạnh hơn so với
trước. Tại nồng độ III hiệu lực vẫn đạt cao nhất song chỉ với mức tăng 10%; thấp hơn mức tăng ở thời điểm 8 ngày sau phun là 4,44%; nồng độ II với mức tăng giảm 9,29% và nồng độ I là 2,22%.
Như vậy điều này phản ánh tại thời điểm 10 ngày sau phun chế phẩm tỷ lệ chết giảm và giảm mạnh hơn so với các thời điểm trước đó
- Tiến hành theo dõi tiếp hiệu lực của chế phẩm ở thời điểm 12 ngày sau phun Cho thấy:
Hiệu lực của chế phẩm ở các nồng độ I; II; III tương ứng là 32,33%; 80,00% và 84,44% . Tuy nhiên mức tăng tại các nông độ lần lượt là 1,11%; 6,27% và 7,77%. Các mức tăng đều tiếp tục giảm .
- Tại thời điểm 14 ngày sau phun:
Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm tại 2 nồng độ II và III không tăng mà lại giảm, chỉ có nồng độ I tăng song tăng rất thấp. Cụ thể nồng độ I hiệu lực 35,56% tăng 2,23%; nồng độ II 79,73% và nồng độ III là 84,29%. Điều này cho thấy ở thời điểm sau 12-14 ngày theo dõi thì không có thêm sâu chết ở cả 2 nồng độ II và III, nồng độ 1 có song rất thấp. Chính vì vậy mà chúng tôi kết thúc thời điểm theo dõi sau 14 ngày phun chế phẩm.
Kết quả về hiệu lực phòng trừ của 3 nồng độ khác nhau được so sánh và thể hiện qua hình 3.30 dưới đây
Hình 3.32. Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm nấm tại các nồng độ khác nhau
Thực nghiệm cho thấy khả năng phòng trừ rầy của chế phẩm nấm đạt hiệu lực cao nhất là sau 12 ngày theo dõi ở cả 2 nồng độ II và III. Ở nồng độ II đạt 80% và nồng độ III đạt 84,44% và không thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa với độ tin cậy là 95%. Còn ở nồng độ I cho thấy hiệu lực phòng trừ rất thấp chỉ với 35,56% sau 14 ngày theo dõi, Tuy hiệu lực tăng song lại quá chậm và biểu hiện sự sai khác quá lớn đối với các thí nghiệm ở nồng độ II và nồng độ III vì vậy sẽ không cho hiệu quả phòng trừ nếu đưa ra thực tế ngoài đồng ruộng. Như vậy giữa nồng độ II và nồng độ III cho thấy không có sự sai khác thì việc sử dụng chế phẩm nấm vừa cho hiệu quả
phòng trừ cao lại vừa đem lại hiệu quả kinh tế thì dùng chế phẩm nấm ở nồng độ 108
để phòng trừ rầy nâu hại lúa là phương pháp tối ưu nhất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả được trình bày trên đây có thể đi đến những kết luận sau