Các biện pháp phòng trừ rầy nâu

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 34)

Tổ chức lương thực và thực phẩm thế giới FAO đã đưa chương trình IPM vào thực hiện ở các nước trồng lúa. Rầy nâu là một trong những đối tượng được phòng trừ tổng hợp. khuynh hướng chung của các nước hiện nay là áp dụng các chương trình phòng trừ tổng hợp dựa trên các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, phát huy tác dụng của các thiên địch, đặc biệt chú ý chọn tạo, sử dụng các thuốc kháng rầy và sử dụng thuốc hóa học chọn lọc khi cần thiết.

* Nghiên cứu về biện pháp hóa học phòng trừ rầy nâu

Theo tổng kết của IRRI(1979), hai biện pháp phòng trừ rầy nâu áp dụng trong thực tế sản xuất hiệu quả nhất là (1) gieo cấy các giống lúa kháng rầy nâu và (2) sử dụng một số thuốc hóa học chọn lọc đúng phương pháp. Tuy nhiên nhiều tác giả lại nhận xét nếu chỉ dùng đơn độc hai biện pháp trên cũng không đầy đủ (Oka, 1978) [1].

Các tác giả Heinrick, 1979; Kenmoro et al, 1984 cho rằng người nông dân tin rằng dùng thuốc là trừ triệt để rầy nâu. Tuy nhiên người ta vẫn chưa được biết rằng dùng thuốc hóa học có thể gây nên sự tái phát quần thể rầy nâu (dẫn theo Nguyễn Hồng Thủy, 1995) [4]

Các nước Châu Âu và ở mỹ dần dần đã hình thành một thói quen sử dụng thuốc như là một biện pháp không thể thiếu được trong quy trình canh tác (Nguyễn Công Thuật, 1995) [3].

Nhiều tác giả như Barrion AT, Aquino GB, Heong KL; Cohen JE, Schoenly K, Heong KL, Justo H, Arida G, et al, (1994); Heong KL, Schoenly KG.(1998); Schoenly KG, Cohen JE, Heong KL, Arida GS, Barrion AT, Litsinger JA.; Settle WH, Ariawan H, Astuti ET, Cahyana W, Hakim AL, et al. (1996), đều cho rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu được cho là làm tăng tốc độ thích nghi của rầy nâu với các giống kháng bởi vẫn còn một số cá thể sống sót lại sau khi sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu không bị xáo trộn, thì những kẻ thù tự nhiên bình thường sẽ ngăn chặc được dịch hại tuy nhiên việc sử dụng thuốc trừ sâu đã phá hủy cân bằng sinh thái. Thuốc trừ sâu đã giết chết kẻ thù tự nhiên và là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ dịch hại [30].

* Nghiên cứu về biện pháp sử dụng giống chống chịu phòng trừ rầy nâu

Dùng giống chống chịu trong phòng trừ rầy nâu là một trong những biện pháp đang được sử dụng phổ biến ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng giữ vai trò đảm bảo năng suất và đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: Wiseman (1987), Heinrichs; Smith (1994) [17].

Các vấn đề được tập chung nghiên cứu như: đánh giá sức chống chịu của giống với rầy nâu, nghiên cứu cơ chế chống chịu của giống với rầy nâu, nghiên cứu về di truyền học của tính chống chịu, lai tạo giống chống chịu rầy nâu hoặc chuyển gen chống chịu rầy nâu vào các giống lúa có đặc điểm tốt, nghiên cứu đánh giá các biotype rầy nâu tại các vùng trồng lúa.

Việc sử dụng giống kháng đã được chứng minh là một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát loài sâu hại này ( Pataki, 1969; Sogawa, 1982) [29].

Đã nhiều năm nay viện nghiên cứu lúa IRRI tập trung nghiên cứu và cho ra nhiều giống lúa mang tính chất chống chịu rầy nâu. Tuy nhiên, không thể áp dụng

giống chống chịu rầy trên toàn bộ diện tích vì nhiều lý do khác nhau (Trần Quang Hùng, 1999), (dẫn theo Đặng Thị Dung, 2007) [2].

* Nghiên cứu biện pháp canh tác phòng trừ rầy nâu

Đây là phương pháp cơ bản, rất quan trọng, mang ý nghĩa tích cực, đơn giãn, dễ làm, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Các biện pháp canh tác như luân canh, vệ sinh đồng ruộng, mật độ gieo cấy, tưới nước, bón phân, thời vụ gieo cấy và sử dụng giống ngắn ngày.

Theo IRRI (1979), việc cung cấp phân bón, cải thiện các vấn đề về nước tưới tạo cho các ruộng lúa luôn có nước đọng là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng. Tại đồng bằng ruộng lúa có khả năng bị dịch hại cao hơn các vùng trồng lúa ở miền núi do ở đồng bằng việc canh tác lúa nước là nguyên nhân làm rầy phát triển nhiều hơn.

Cũng theo Canedo (1980), ngoài các yếu tố trên thì thâm canh tăng vụ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra dịch rầy [28]. Theo nghiên cứu của Nyoman Oka (1975), ở đảo Solomon thì nếu trồng liên tiếp hai vụ lúa thì mật độ rầy nâu sẽ phát triển liên tục cho đến tận tháng 9 nhưng khi để một khoảng thời gian nghỉ giữa hai vụ lúa thì mật độ rầy nâu đã giảm đi một nửa ở vụ kế tiếp.

Rất nhiều tác giả cũng đã kết luận rằng, rầy nâu ở các ruộng có nước tưới đầy đủ gây hại lớn hơn ruộng khô (Fernando, 1977). Cấy dày góp phần làm mật độ cao hơn cấy thưa (Kisimoto, 1965). Mặt khác bón nhiều phân đạm sẽ làm gia tăng sự gây hại của rầy (Lu và ctv, 2007) [1].

* Nghiên cứu biện pháp sinh học trong phòng trừ rầy nâu

Vai trò của các biện pháp sinh học đã được các nhà khoa học trong những năm 80-90 của thế kỷ XX đánh giá rất cao khi mà biện pháp hóa học đã bộc lộ rõ nhiều

hạn chế. Cho đến nay biện pháp sinh học đã trở thành biện pháp nóng và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Theo Driesche và thomas (1996), cho rằng biện pháp sinh học là “Là việc sử dụng ký sinh, vật bắt mồi ăn thịt, vi sinh vật đối kháng, hoặc các quần thể cạnh tranh để giảm quần thể dịch hại, làm cho chúng giảm mật độ và do đó giảm sự gây hại” [19, tr.7].

Số loài thiên địch đã phát hiện được của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám nhỏ ở Trung Quốc là 133 loài, cho cả vùng châu Á- Thái Bình Dương là 170 loài. Riêng rầy nâu, đến năm 1979, đã có 79 loài thiên địch ghi nhận được ở các nước trồng lúa thuộc châu Á.

Tỷ lệ trứng rầy nâu bị ong Anagrus spp. ký sinh khoảng 3,3- 66,9%. Trứng rầy nâu có thể bị ký sinh với tỷ lệ rất cao (tới 80%), nhưng tỷ lệ này không ổn định. Do đó, ký sinh không có ảnh hưởng lớn đến quần thể rầy nâu [4].

Theo kết quả thu thập và nghiên cứu tại IRRI trong những năm 1978, 1979, 1981, 1982 của Kuno và Dyck đã khẳng định loài bọ xít nước có khả năng ngăn chặn một cách hiệu quả của chủng quần rầy nâu (dẫn theo Nguyễn Hồng Thủy, 1995) [4].

Để bảo vệ kẻ thù tự nhiên trên ruộng lúa Su.chuana Li, Young Fan Piao (1979- 1982), đã nghiên cứu và phát hiện 1303 loài kẻ thù tự nhiên chống lại các dịch hại lúa chính trong đó có 56,10% côn trùng có ích và 37,56% nhện ăn mồi.

Đối với các động thực vật ký sinh đã được ghi nhận xuất hiện ở Đài loan, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Mllaysia, Sri Lanka, Philippines...trong đó có 19 loài thuộc bộ cánh màng (dẫn theo Nguyễn Phạm Hùng, 2009) [17].

Đối với nấm ký sinh côn trùng theo các nhà khoa học cho biết loài nấm

Beauveria bassiana có khả năng lây nhiễm trên nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh đều Homoptera, bộ cánh cứng Coleoptera, bộ cánh nửa Hemiptera..và nhiều loài sâu hại khác.

Beauveria bassiana là loại nấm trong thành phần có độc chất Boverixin, proteaza và một số chất khác. Những bào tử nấm này khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng, gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm và mọc thành sợi nấm đâm qua vỏ kitin. Chúng phát triển ngay trong cơ thể côn trùng cho đến khi xuất hiện các tế bào nấm đầu tiên làm cho côn trùng phải huy động hết các tế bào bạch huyết để chống đỡ lại. Cho đến khi chống đỡ không nổi thì chúng bị hủy diệt. Khi độc tố tiêu diệt hết các tế bào bạch huyết cũng là lúc cơ thể côn trùng bị cứng lại và chết. Bào tử của nấm B. bassiana đã được sử dụng một cách có hiệu quả để phòng trừ nhiều loại côn trùng gây hại cho cây trồng trong đó có rầy nâu Nilaparvata lugens Stal.

Nhiệt độ tối thiểu đối với nấm Beauveria bassiana để có thể lây nhiễm trên côn trùng là từ 3-80C và phát triển trong phạm vi 100C trở lên.

Các nhà khoa học còn áp dụng nấm Beauveria bassiana ở nồng độ 8 × 107 bào tử/ml để phòng trừ ruồi hại rễ bắp cải. Thí nghiệm được tiến hành với 15ml dịch nấm/1 cây cho hiệu quả tiêu diệt cao đã làm giảm mật độ của sâu và nhộng khoảng 70% [6, tr.145].

Việc sử dụng kẻ thù tự nhiên có thể xem như một biện pháp phòng trừ không mất phí, vì vậy việc quản lý ruộng lúa phải xem cái vốn về kẻ thù tự nhiên như một tài sản có giá trị trong việc bảo vệ cây lúa.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w