Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 38)

lugens Stal.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu trên cả nước, trong đó phải kể đến sự đóng góp của Nguyễn Công Thuật (1978), Trần Huy Thọ, Phạm Văn Lầm, Nguyễn Văn Hành, Nguyễn Đức Khiêm (1995), viện BVTV….

Theo Nguyễn Công Thuật (1978), theo dõi đặc điểm sinh học của rầy tại Hà Nội cho thấy ở nhiệt độ nuôi từ 24,5- 29,30C thì thời gian phát dục của trứng là 6,6-7,4 ngày, rầy non là 13,4- 15,7 ngày, rầy trưởng thành sống 12,2- 14,7 ngày, vòng đời từ 26- 31 ngày. Tháng 11, khi nhiệt độ thấp 22,30C vòng đời rầy từ 35- 40 ngày. Trong tháng 2- 3, với nhiệt độ thấp (17- 20,20C) vòng đời kéo dài tới 50- 55 ngày. Tại Long An cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy; ở nền nhiệt độ nuôi 25- 270C thì thời gian phát dục của pha trứng là 6- 8 ngày, rầy non là 12- 15 ngày, rầy trưởng thành sống trung bình là từ 12- 19 ngày(cái) và 8 ngày (đực). Rầy non có 5 tuổi, thời gian các tuổi kéo dài từ 2- 6 ngày. Vòng đời của rầy từ 26- 31 ngày (dẫn theo Đặng Thị Lan Anh, 2009) [1].

Kết quả nghiên cứu về khả năng đẻ trứng của rầy nâu có sự khác nhau ở các vùng sinh thái. Theo viện BVTV (1980) trong điều kiện vùng Hà Nội một trưởng thành cái có khả năng đẻ 110-324 trứng, nhiều nhất tới 670 trứng. Trong điều kiện nước ta nói chung trưởng thành cái của rầy nâu có thời gian đẻ trứng kéo dài từ 1-27 ngày, thường phổ biến 6- 7 ngày. Theo viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam một trưởng thành rầy nâu đẻ trung bình 150- 400 trứng.

Tuy nhiên theo Nguyễn Đức Khiêm (1995), thì khả năng đẻ trứng của rầy nâu còn phụ thuộc vào mùa vụ trong một năm rầy đẻ trứng ở vụ mùa thấp hơn vụ xuân 1,73 lần [15].

Theo kết quả nghiên cứu trong 2 năm 1981-1 982 ở Hà Nội của Trần Huy Thọ và Nguyễn Công Thuật (1989) [8]. Trong một năm rầy nâu phát sinh 9 lứa và diễn biến mật độ liên quan đến giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được chúng tôi trình bày ở bảng 1. Số liệu trong bảng 1 cho thấy rầy nâu xuất hiện ở các trà lúa sớm trong khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3. Trong 9 lứa rầy xuất hiện trên 1 năm có hai lứa rầy có mật độ cao và gây hại nặng là lứa tháng 5 ở vụ Chiêm Xuân và lứa tháng 10 ở vụ mùa.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Thuật (1989), ở vùng Trung du Bắc bộ mỗi năm có 8-9 đợt rầy nâu, thời kỳ cao điểm rơi vào tháng 4, tháng 5(vụ chiêm xuân) và tháng 9, 10 (vụ mùa), rầy nâu từ lứa 1 sang lứa 2 hệ số tích lũy là 11 lần và từ 1 đến 3 là 136 lần (dẫn theo Đặng Thị Lan Anh, 2009) [1].

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w