So sánh biến động số lượng rầy nâu vụ đông xuân-vụ xuân, vụ hè thu-vụ mùa năm 2009, 2010 tại Nam Đàn, Quỳ Châu, Nghi Lộc

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 111 - 117)

mùa năm 2009, 2010 tại Nam Đàn, Quỳ Châu, Nghi Lộc

Như vậy từ kết quả điều tra thực nghiệm ở vụ đông xuân năm 2010-2011 và những kết quả phân tích diễn biến mật độ rầy nâu trong 2 năm năm 2009 và 2010 cho phép chúng tôi đưa ra xu hướng chung về biến động quần thể rầy nâu tại các địa điểm nghiên cứu được thể hiện qua các hình 3.27; 3.28; 3.29 và 3.30

* So sánh biến động số lượng rầy nâu năm 2009, 2010 tại Nam Đàn, Quỳ Châu, Nghi Lộc- Nghệ An trên giống lúa thuần

* Vụ đông xuân

Nhìn vào hình 3.27; 3.28 dưới đây cho thấy diễn biến số lượng quần thể rầy tại 3 huyện có xu hướng như nhau trong các năm.

Mật độ rầy tại Qùy Châu là biến động mạnh hơn cả vì đạt mật số tại đỉnh cao là cao nhất. Có nhiều nguyên nhân làm nên sự khác biệt về biến động này. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Cụ thể nhiệt độ và độ ẩm biến động nhiều hơn, nhiệt độ tăng giảm thất thường và khoảng tăng cách biệt nhiều từ 230C tăng 29,50C sau lại giảm 19,50C vào giai đoạn gần đỉnh cao.

Công tác BVTV tại Qùy Châu còn kém và chưa kịp thời có lúc đỉnh cao đến mà không được phòng trừ làm mật độ tại đỉnh cao thường kéo dài hơn ở Nam Đàn và Nghi Lộc (hình 3.27; 3.28).

Hình 3.27. Mật độ rầy tại 3 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Qùy Châu của Nghệ An năm 2009 trên giống lúa thuần

Hình 3.28. Mật độ rầy tại 3 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Qùy Châu của Nghệ An năm 2010 trên giống lúa thuần

Ở vụ đông xuân tùy vào điều thời tiết mà rầy xuất hiện sớm hay muộn, rầy có xu hướng xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ, cấy- bén rễ hồi xanh nếu nhiệt độ không quá thấp (18.5- 240C, ẩm độ > 80%) và biến động không nhiều. Ở Nam Đàn xuất hiện với mật độ 0,75 con/m2, tại Qùy Châu xuất hiện với mật độ 0,2-0,5 con/m2 và biến động cao nhất ở giai đoạn này là quần thể rầy nâu tại Nghi Lộc với mật rầy xuất hiện trong khoảng 0,35- 4con/m2. Tuy nhiên rầy cũng xuất hiện muộn hơn vào khoảng tháng 3 giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh- làm đòng song mật độ lại cao hơn có năm đạt 10con/m2

tại Qùy Châu và 3,5 con/m2 như ở Nam Đàn.

Khoảng thời gian tháng 1-tháng 3 mật độ rầy tại các địa điểm không tăng do thời điểm này của vụ đông xuân thường chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, rét kéo dài nhiệt độ khoảng 16- 230C, ẩm độ trung bình >80% làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng, nhiệt độ thấp và thức ăn kém phù hợp là nguyên nhân hạn chế sự tăng trưởng của quần thể rầy nâu.

Sang đầu tháng tư khi nhiệt độ tăng >200C, ẩm độ trong khoảng 70-80%, mưa phùn, sương mù xen kẽ nắng ấm là điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, côn trùng thiên địch và sâu hại tích lũy số lượng nhanh chóng, riêng đối với các quần thể rầy thì tỷ lệ rầy cái tăng, tỷ lệ rầy cánh ngắn tăng, làm cho mật độ rầy tại các địa điểm biến động mạnh và đạt đỉnh cao vào trung tuần tháng 4 giai đoạn cây lúa bước vào thời kỳ chín sáp, chín sữa (ngậm sữa, chắc xanh). Tuy nhiên đạt đỉnh cao cao nhất là mật độ rầy tại Qùy Châu (500-1500con/m2), cao hơn nhiều so với mật độ rầy tại đỉnh cao của Nghi Lộc (125-450con/m2) và thấp nhất là ở Nam Đàn mật độ (37,5-300con/m2).Nhiệt độ tại các đỉnh cao thấp nhất là ở Qùy Châu (19,50C, ẩm độ 74%), cao nhất là tại Nam Đàn 330C, ẩm độ 65%). Mật độ rầy có xu hướng giảm vào cuối vụ khi cây lúa ở vào giai đoạn cuối đang tập trung dinh dưỡng vào hạt thức ăn không phù hợp.

Mật độ rầy biến động khá phức tạp và thường đạt nhiều đỉnh cao trong vụ hơn so với vụ đông xuân. Theo xu hướng chung cho thấy rầy xuất hiện ngay ở giai đoạn mạ hè thu với mật độ rất cao là do quần thể rầy di chuyển từ lúa chét và ký chủ phụ sang nên ở giai đoạn đầu của vụ rầy đã tích lũy nhanh. Có nơi rầy tích lũy từ đầu vụ và đạt luôn đỉnh cao thứ nhất trong vụ (lứa rầy chuyển vụ từ vụ lúa xuân sang) khi lúa cấy bén rễ hồi xanh vào giai đoạn tuần đầu của tháng 6 với mật độ 250con/m2 tại Nam Đàn (nhiệt độ 350C, ẩm độ 50% và trước thời điểm đỉnh cao luôn có mưa giông. Tuy mật độ rầy xuất hiện cao ngay từ đầu vụ song thấp hơn và chưa đạt đến đỉnh cao như ở Qùy Châu mật độ (5-15 con/m2). Và thấp nhất là mật độ rầy tại Nghi Lộc (0,15-7,5 con/m2).

Năm 2010 do chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão trong khoảng thời gian dài làm cho mật độ của rầy nâu tại đỉnh cao thấp tại Nam Đàn đỉnh cao thứ 2 trong năm 2010 trùng vào giai đoạn lúa trổ, chín sữa khoảng tuần 3 của tháng 8 với mật độ (25con/m2). Thấp hơn nhiều so với năm 2009 mật độ tại đỉnh cao 1 rơi vào thời kỳ đứng cái, làm đòng , thời gian khoảng 9-15/7 (mật độ 330 con/m2). Điều này cũng giống với Qùy Châu, đỉnh cao biến động lớn nhất trong vụ là vào thời gian 10-16/9 khi cây lúa giai đoạn chín sữa, chín sáp (mật độ tại đính cao 80con/m2), song cũng trùng thời điểm này năm 2009 ít chịu ảnh hưởng mưa bão hơn nên mật độ tại đỉnh cao đạt cao hơn (mật độ 125-190con/m2). Tại Nghi Lộc cũng ở thời điểm này mật độ chỉ đạt 9 con/m2 tuy nhiên năm 2009 mật độ lại đạt 75 con/m2 vào giai đoạn lúa trổ, chín sữa.

Nhìn chung trên cả 3 huyện các đỉnh cao có xu hướng rơi vào hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa từ bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ - đứng cái - làm đòng, trổ và chín sữa, chín sáp nhưng mật độ lại biến động nhiều. Nhiệt độ trung bình tại thời điểm đỉnh cao >300C (31,5-350C) và ẩm độ 50-70%.

* So sánh biến động số lượng rầy nâu năm 2009, 2010 tại Nam Đàn, Quỳ Châu, Nghi Lộc- Nghệ An trên giống lúa lai

Nhìn vào hình 3.29; 3.30 dưới đây cho thấy diễn biến số lượng quần thể rầy tại 3 huyện có xu hướng như nhau trong các năm.

Hình 3.29. Mật độ rầy tại 3 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Qùy Châu của Nghệ An năm 2009 trên giống lúa lai

Hình 3.30. Mật độ rầy tại 3 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Qùy Châu của Nghệ An năm 2010 trên giống lúa lai

* Vụ đông xuân-vụ xuân trên giống lúa lai

Như vậy diễn biến mật độ quần thể rầy nâu tại 3 địa điểm đều có xu hướng như nhau ở các vụ trong năm, vụ đông xuân đính cao cũng rơi vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 vào giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc xanh. ở Qùy Châu mật độ rầy nhìn chung đều biến động mạnh hơn so với Nghi Lộc và Nam Đàn.

Mật độ rầy xuất hiện trên giống lúa lai có xu hướng đến chậm hơn so với giống lúa thuần, nhưng trên giống lúa lai lại đạt đỉnh cao với số lượng rầy lớn hơn rất nhiều so với các giống lúa thuần. Tại Qùy Châu vụ xuân 2009 đạt 300con/m2, song vụ xuân 2010 đạt 500con/m2 và đỉnh cao được giữ trong 2 tuần do không được phòng trừ, còn tại Nam Đàn 650con/m2(vụ xuân 2009) và 61,25 con/m2 (2010)

Ở vụ đông xuân-vụ xuân quần thể rầy ở Nghi Lộc xuất hiện sớm hơn so với quần thể rầy ở Nam Đàn và Qùy Châu trên cả 2 giống lúa thuần và lúa lai do nhiệt độ ổn định hơn tuy nhiên không tăng cao và đều đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa trổ, chín sữa, chín sáp. Và đạt đỉnh cao khi nhiệt độ dao động khoảng 26-330C, ẩm độ trung bình khoảng >70% do

Các kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung, Nguyễn Thuỷ Chung, Trần Thị Tú Oanh, 2007 [14]. Kết quả điều tra của Đặng Thị Dung, Nguyễn Thủy Chung, Trần Thị Tú Oanh rầy nâu xuất hiện phổ biến trên tất cả các giống lúa điều tra tại vùng Gia Lâm Hà Nội, vụ xuân 2007. Và đỉnh cao mật độ tương ứng với giai đoạn lúa ngậm sữa chắc xanh (402,6-535,6 con/m2).

Rầy xuất hiện trên hầu hết các giống ở ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh (trừ giống khang dân). Mật độ rầy tăng theo sự sinh trưởng của cây lúa. Đỉnh cao của mật độ rầy ở giống Xi23 là 197,6 con/m2 và giống khang dân là 211,5 con/m2 giai đoạn ngậm sữa.[14].

* Vụ hè thu-vụ mùa

là vụ gối tiếp vụ đông xuân nên mật độ rầy thường biến động mạnh hơn và đạt nhiều đỉnh cao trên cả 2 giống lúa. Nhìn chung trên cả 3 huyện các đỉnh cao có xu

hướng rơi vào hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa từ bén rễ hồi xanh - đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ - đứng cái - làm đòng, trổ và chín sữa, chín sáp. Đỉnh cao thứ nhất của vụ là do quần thể rầy di chuyển từ lúa chét và ký chủ phụ sang nên ở giai đoạn đầu của vụ rầy đã tích lũy nhanh và hầu hết đều đạt cao điểm vào khoảng trung tuần tháng 6 vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh-đẻ nhánh rộ khi này nhiệt độ trung bình >300C (31,5-350C) và ẩm độ 50-70%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời vụ và điều kiện thời tiết mà đỉnh cao thứ nhất của vụ cũng đến muộn hơn đó là vào khoảng đầu tháng 8 khi cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và đứng cái. Nhiệt độ dao động khoảng 27-300C, ẩm độ cao 85-90%. Đỉnh cao thứ 2 của vụ có xu hướng rơi vào khoảng thời gian từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần của tháng 8, đỉnh cao này rơi vào giai đoạn cây lúa đứng cái, làm đòng-trổ lúc này nhiệt độ dao động trong khoảng 28-31,50C, ẩm độ khoảng 70-80%. Tuy nhiên cũng do mùa vụ và điều kiện thời tiết mà đỉnh cao này có thể rơi vào khoảng trung tuần tháng 9 khi lúa lai vào giai đoạn trỗ. Đỉnh cao thứ 3 rơi vào khoảng trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 lúc này cây lúa đang ở trong giai đoạn trổ, chín sữa, chín sáp, nhiệt độ trong khoảng 22-310C, ẩm độ 85-92%.

Từ những biến động phức tạp về rầy nâu tại các địa điểm nghiên cứu của tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây. Chúng tôi quyết định nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu hại lúa tại vùng để nắm rõ hơn quy luật gây hại cũng như khả năng gây hại của loài sâu hại quan trọng này trên đồng bằng tỉnh Nghệ An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 111 - 117)