Đặc điểm về hình thái và tập tính của rầy nâu hại lúa Nilaparvatalugens

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 118 - 122)

Stal.

Rầy nâu thuộc họ muội bay (Delphacidae), bộ cánh đều (Homoptera). Chúng có biến thái không hoàn toàn quá trình sinh trưởng trải qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Tập tính của thiếu trùng và trưởng thành giống hệt nhau, sống theo hình thức bầy đàn và chích hút nhựa trên thân cây lúa, lá lúa làm cho cây lúa khô héo và chết gây ra những thiệt hại về năng suất cho cây trồng.

* Pha Trứng

Quan sát mỗi ổ trứng trung bình có từ 3- 46 quả trứng. Trứng được đẻ thành từng nhóm tập trung, có màu trắng sữa giống hình quả chuối, được đính thẳng vào bề mặt của vật thể, tuy nhiên trứng cũng được đẻ rải rác trên bề mặt vật thể và khi diện tích quá nhỏ thì trứng lại được đẻ chồng chất lên nhau. kích thước của trứng rất đều nhau khoảng từ 0,7-1mm. Lúc mới đẻ ra trứng có màu trong suốt, sau 2, 3 ngày trứng chuyển màu đục sang ngày thứ 3, 4 thì trên đầu quả trứng xuất hiện các điểm mắt màu nâu đỏ cho tới khi nở.

* Pha thiếu trùng

Rầy non trải qua 5 tuổi và qua 4 lần lột xác, sau mỗi lần lột xác rầy non các tuổi đều có màu trắng bạch và khoảng 30 phút sau thì cơ thể chuyển sang màu đặc trưng tại các tuổi. Thời gian lột xác khá dài khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Rầy non tuổi 1 sau khi nở đã có hình dạng giống hệt trưởng thành và ở mỗi tuổi chỉ khác nhau về kích thước

Ngay sau khi nở ra tuổi 1, rầy non có mầu trắng nhạt giống màu của của trứng lúc mới đẻ sau đó rầy chuyển màu xám đen.Cơ thể chia làm 3 phần đầu, ngực và bụng rõ ràng. Phần ngực mang 3 đôi chân, bụng được chia làm nhiều đốt, chiều dài cơ thể khoảng 0,9-1 mm . Ngay sau khi nở ra rầy có thể di chuyển được luôn bằng cách bò khắp vị trí thân cây lúa và có xu hướng bò lên trên phần ngọn nhiều hơn. Ở tuổi này chúng hoạt động chậm và khả năng chích hút kém, tuy nhiên đã có phản ứng chạy chốn kẻ thù. Lúc gần lột xác rầy chích hút tại một vị trí cố định để lột xác.

Thiếu trùng tuổi 2

Khi mới lột xác rầy có màu trắng nhạt như rầy tuổi 1 khi mới nở sau đó chuyển dần sang màu nâu nhạt, ở tuổi này kích thước cơ thể tăng lên, và mọi hoạt động như tìm vị trí chích hút và phản ứng lẩn trốn kẻ thù đã nhanh hơn. Trên mình cơ thể màu

nâu nhạt đã thể hiện khá rõ, kích thước chiều dài trung bình của rầy non khoảng 1,2-1,5 mm.

Thiếu trùng tuổi 3

Sau khi lột xác sang tuổi tuổi 3 cơ thể có màu vàng nâu, mầm cánh đã xuất hiện rõ, kích thước cơ thể tăng nhanh hơn khoảng 1,5-1,7mm. Ở tuổi này rầy non di chuyển rất nhanh, khả năng gây hại cũng lớn hơn và phản ứng chạy chốn kẻ thù rõ ràng. Rầy non tuổi này có xu hướng chích hút tại vị trí dưới thân cây lúa đoạn cách vị trí tai lá khoảng 1cm.

Thiếu trùng tuổi 4 và tuổi 5

Cơ thể có chiều dài khoảng 1,7mm-3.0mm rầy non tuổi 4 và tuổi 5 đều có khả năng nhảy, các hoạt động như bò và chích hút đều rất nhanh. Tuổi này rầy chích hút và gây hại mạnh nhất nên cơ thể cũng phát triển mạnh và kích thước có mức tăng là lớn nhất so với các tuổi.

Các kiểu đẻ trứng

Mổ rầy cái Trứng nở Rầy non tuổi1

Rầy lột xác Tuổi tuổi 2 Tuổi 3

Tuổi 4,5 Trưởng thành

Hình 3.31. Các pha phát triển của rầy nâu Nilaparvatalugens Stal. * Pha trưởng thành

Sau khi lột xác sang tuổi 5 thì sau khoảng 3-4 ngày rầy phát dục thành trưởng thành. Trưởng thành có 2 dạng cánh là cánh dài và cánh ngắn, cả 2 dạng cánh thì đều có màu nâu đen hoặc nâu xám. Đối với rầy nâu thì có tập tính ăn thêm để sinh sản do đó sau khi phát dục thành trưởng thành thì rầy cái phát triển bụng rất nhanh. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái, trung bình ở pha trưởng thành thì kích thước của rầy khoảng 3,5-4mm (đối với trưởng thành cánh dài). Còn trưởng thành cánh ngắn cánh không phủ kín bụng và cơ thể mập hơn dạng cánh dài kích thước khoảng 2-3,5mm. Ở cả 2 dạng cánh thì kích thước con cái bao giờ cũng lớn hơn con đực

Trưởng thành có khả năng di chuyển nhanh ở cả 3 hình thức bò, nhảy và bay. Đối với các trưởng thành cánh ngắn không có khả năng bay thì lại có khả năng nhảy rất tốt, còn đối với trưởng thành cánh dài thì dựa vào đôi cánh của mình mà khi có bất kỳ một tác động nào đó của kẻ thù chúng lập tức bò, hoặc bay.

Trưởng thành sau khi vũ hóa được một ngày chúng tiến hành tìm bạn để giao phối, chúng cặp đôi giao phối cũng có hình thức chọn lọc con đực chủ động đi tìm đối tượng cho mình. Chúng sử dụng đôi chân trước để chạm liên tục vào bụng con cái, con cái có hành động rung mình liên tục, thời gian khoảng 15-20 giây sau mỗi lần con đực tiến lại gần. Nếu đồng ý con đực tiến hành nhảy lên và nằm trên lưng của con cái. Ở giữa các trưởng thành đực với nhau có hình thức cạnh tranh nhau về bạn tình, chúng xua đuổi đối thủ bằng cách sử dụng mình húc vào bụng của đối tượng nào có ý định tiến lại gần đến bạn tình của chúng.

Trưởng thành cái trước khi đẻ thường di chuyển tìm vị trí thích hợp thường là trong nhu mô của lá. Trưởng thành cái vào giai đoạn đẻ trứng thường di chuyển lên phần trên ngọn của cây lúa, tìm vị trí thích hợp để đẻ trứng. Mỗi trưởng thành có thể đẻ nhiều ổ trứng và tập trung trong vòng 2-4 ngày. Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy trong điều kiện không gian chật hẹp thì trưởng thành cái đẻ trứng có giới hạn so với khả năng thực tế. Vì sau khi tiến hành mổ, quan sát, đếm và theo dõi cho thấy số lượng trứng được hình thành ở con cái ở khoảng 2-4 ngày sau phát dục thành trưởng

thành có từ 150-175 trứng /1 trưởng thành. Điều này khác với thực tế số trứng được đẻ ra trong quá trình nuôi.

Trưởng thành cái còn biết chọn vị trí đẻ trứng. Trong trường hợp nuôi rầy trên lúa và trồng thêm mạ vào thì rầy lại có xu hướng đẻ trứng trên mạ. Bên cạnh đó thì ngay cả cách đẻ trứng cũng bị ảnh hưởng bởi diện tích nuôi, thường trưởng thành đẻ trứng xếp thành hàng trong mô lá hoặc thân cây tuy nhiên nếu vị trí không thuận lợi thì rầy lại đẻ trứng theo kiểu xếp thành đống chồng chất lên nhau.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w