Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ rầy nầu Nilaparvatalugens Stal.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 44)

Lứa rầy Năm 1981 Năm 1982 Ngày đỉnh cao rầy non Mật độ rầy(con/kh óm)

Giai đoạn sinh trưởng cây lúa

Ngày đỉnh cao

rầy non

Mật độ rầy (con/khóm)

Giai đoạn sinh trưởng cây lúa

1 25/2 1,5 Lúa xuân

đẻ nhánh 15/1 Mạ xuân

2 6/4 7,6 Đứng cái 31/3 0,14 Lúa con gái

3 6/5 46,5 Trỗ 30/4 1,2 Đứng cái đòng

4 6/6 5,4 Chắc hạt 26/5 6,1 Trỗ -chín

5 6/7 1,9 Mạ mùa, lúa chét 1/8 0,1 Mạ mùa lúa

chét

6 6/8 4,2 Lúa mùa con gái 6/8 0,8 Lúa mùa con

gái

7 1/9 25,5 Đứng cái 6/9 2,2 Đứng cái -

đòng

8 1/10 298,7 Đòng – trỗ 6/10 3,8 Trỗ

Việc bảo vệ cây trồng phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp mới đạt hiệu quả cao. Nhìn chung qua nhiều năm nghiên cứu người ta đã coi phương pháp phòng trừ tổng hợp là giải pháp sinh học phù hợp để quản lý dịch hại trong sản xuất nông nghiệp. Hội nghị Quốc Tế về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCED) họp tại Rio-de-janeiro (Brazil) năm 1992 đã chú ý đến phòng trừ tổng hợp [12].

Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp, Mô hình phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa tại Thủ thừa, Mộc Hóa (Long An), Ba Tri ( Bến Tre ), Tiểu Cần (Trà Vinh) trong vụ lúa đông xuân 2007- 2008, vụ hè thu 2008 với diện tích là 2145 ha đã áp dụng “quy trình phòng chống bệnh virus lúa vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới truyền bệnh tại các tỉnh phía Nam” do Viện đề xuất, kết quả tỷ lệ bệnh trong mô hình giảm đáng kể, năng suất lúa đều tăng 20% so với đối chứng.

03 mô hình quản lý rầy nâu bền vững tại Nam Định, Nghệ An và Phú Yên, đạt hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với sản xuất đại trà và giảm từ 1-2 lần phun thuốc

04 mô hình phòng trừ tổng hợp sâu đục thân và rầy nâu hại cói tại xã Nga Thái, Nga Liên Thanh Hoá (5 mô hình x 5 ha = 15 ha), Công ty Bình Minh tại tỉnh Ninh Bình với 1 mô hình 5 ha. Mô hình làm giảm thiệt hại do sâu đục thân, rầy nâu, vòi voi từ 30-50% so với sản xuất đại trà, do đó năng suất tăng từ 20-30% so với sản xuất đại trà [10].

* Dự tính dự báo

Phát hiện và dự tính dự báo sâu bệnh giữ một vị trí quan trọng đặc biệt vì chỉ có phát hiện và dự tính dự báo chính xác kịp thời thì việc phòng trừ mới đạt hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất.

Thực hiện dự tính dự báo là cơ sở quan trọng trong công tác phòng chống sâu bệnh hại cây trồng. Dự tính dự báo qua điều tra trực tiếp ngoài đồng ruộng, dự báo sớm sự phát sinh và tỷ lệ nhiễm bệnh là một trong những nội dung quan trọng của qui trình phòng trừ tổng hợp rầy nâu và bệnh vi rút hại lúa (Viện BVTV, 2006).

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Ðĩnh, Ks.Trần Thị Liên (2006) thì cần nghiên cứu lai tạo để có một bộ giống kháng rầy và sử dụng bộ giống này một cách phù hợp, kết hợp với chương trình IPM để bảo vệ tốt thiên địch của rầy nâu, cứ như vậy mới có thể hại chế được sự bùng phát dịch rầy nâu trong tương lai [22].

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy rầy nâu của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng chuyển đổi tính độc, thể hiện ở sự chuyển đổi mức độ kháng nhiễm trên các giống chỉ thị. Đặc biệt một số giống mang gen kháng Bph1, bph2 đã và đang sản xuất phổ biến như C70, CR84-1 hiện đã nhiễm - nhiễm nặng với rầy nâu, ví dụ nhiễm cấp 7 với nguồn rầy ở Nghệ An [10].

Khả năng sống sót của rầy được coi như tính thích ứng của rầy khi sống trên các giống lúa khác nhau. Khi tính thích ứng cao thì khả năng sống sót trên các giống càng lớn và có thể kéo theo sự gây hại ngày một tăng trên dòng, giống đó [21, tr.294].

* Phòng chống rầy bằng biện pháp canh tác

Dịch rầy nâu bùng phát trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng bắt nguồn bởi việc canh tác quá nhiều vụ trong một năm tạo điều kiện cho sự phát triển của rầy nâu

Theo sổ tay phòng trừ rầy nâu của Bộ Nông NN và PTNT Việt Nam khuyến cáo việc gieo sạ giữa 2 vụ cũng phải cách nhau từ 20-30 ngày, nên chọn thời điểm gieo sạ ngay sau khi đỉnh điểm rầy vào đèn. Không gieo sạ quá dầy vì khi gieo dầy cần phải cung cấp nhiều lượng phân đạm dẫn đến độ ẩm trong ruộng cao tạo điều kiện cho rầy phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp tưới tiêu kết hợp với bón phân làm tăng tính chống chịu sâu hại của cây trồng và làm phục hồi nhanh những cây bị sâu hại. Phương pháp tưới tiêu còn là kỹ thuật hàng đầu trong nông nghiệp, chính vì vậy phương pháp này được lợi dụng trong công tác BVTV làm thay đổi tiểu khí hậu đồng ruộng nhằm gây điều kiện sống bất lợi đối với Sâu hại trong đó có rầy nâu [12].

Tiêu diệt lúa chét là nơi cư trú và nguồn thức ăn của nhiều loài sâu hại lúa như sâu năn, rầy nâu, sâu cuốn lá lúa ,..(P.V.Lầm, 1998, 2005) [19, tr.78].

* Phòng chống rầy bằng biện pháp sinh học

Phương pháp sinh học được đặc biệt chú ý khi phương pháp hóa học sau khoảng thời gian dài nắm vai trò chủ đạo trong công tác BVTV đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Lợi dụng vào lực lượng thiên địch rất phong phú, đa dạng có sẵn trong tự nhiên, người ta sử dụng các loại thiên địch này để kiềm hãm sự phát triển của côn trùng gây hại.

Các kết quả nghiên cứu về thành phần và diễn biến số lượng quần thể rầy thiên địch rầy nâu cho tới nay cũng khá nhiều.

Cho đến nay ở nước ta đã phát hiện 84 loài thiên địch của rầy nâu và rầy lưng trắng gồm 65 loài bắt mồi như: bọ xít mù xanh Cytorhinus lividipennis, nhện sói

pardosa pseudoannulata. Thí nghiệm trong phòng tại Viện BVTV cho thấy mỗi bọ xít mù xanh trưởng thành tiêu diệt trung bình từ 8,9-24,9 trứng rầy nâu. Các loài ký sinh gồm14 loài trong đó có loài Anagrus là những loài ký sinh trứng rầy nâu phổ biến nhất, các loài sinh vật gây bệnh và tuyến trùng gồm có 5 loài (P.V.Lầm, 2001) [19, tr.191].

Theo Nguyễn Hồng Thủy (1995), khi nghiên cứu các loài côn trùng ký sinh gồm 2 loại ong : Ong ký sinh trứng rầy Anagrus optabilis, Gonatocerus sp và côn trùng bắt mồi như: bọ xít mù xanh, bọ xít nước, bọ rùa đỏ, bọ ba khoang, bọ cánh cuộc, bọ xít gọng vó...ở Hải Phòng năm 1994-1995 đã phát hiện một con bọ xít mù xanh có thể ăn 1,59 rầy non/ ngày và 12,81 trứng rầy/ ngày, còn ong ký sinh có thể tiêu diệt từ 10- 15% trứng rầy [4].

Đối với nấm ký sinh côn trùng thì bước đầu cũng đã có những nghiên cứu ứng dụng. Những thí nghiệm tại nhà lưới của viện BVTV trong năm 1991- 1992 cho thấy chế phẩm nấm BeauveriaMetarhizum với nồng độ dưới 200 triệu bào tử/ml cho hiệu quả thấp đối với rầy non tuổi 3 của rầy nâu. Ở nồng độ 500 triệu bào tử/ml, các

nấm thí nghiệm cho hiệu quả đối với rầy non tuổi 3 của rầy nâu đạt 72- 75%. Ở nồng độ 600- 650 triệu bào tử/ml cho hiệu lực 65- 80% đối với cả 2 loại nấm.

Trên cơ sở kết quả thí nghiệm trong nhà lưới, đã tiến hành thí nghiệm ngoài đồng dùng nấm để trừ rầy thí nghiệm được tiến hành ở Viện BVTV, tỉnh Tiền Giang, Hà Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích của các thí nghiệm thay đổi từ 100 m2 đến 5000 m2.kết quả cho thấy sau 10 ngày phun chế phẩm, ở các thí nghiệm, hiệu lực đối với rầy nâu của nấm Beauveria, Metarhizum đạt 47,5 - 69,9% và 20,6 - 79,5% (tương ứng). Hiệu lực kéo dài đến ngày thứ 15 sau phun nấm (P.T.Thùy và nnk, 1996) [19, tr.195].

Theo báo cáo của Nguyễn Thị Phương Thảo - Viện phòng trừ mối và bảo vệ công trình ở Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 7, (2011) về hiệu quả phòng trừ của chế phẩm Metavina 90DP (hoạt chất chính là bào tử nấm Metarhizium anisopliae) ở nồng độ 2,5% cho hiệu lực phòng trừ rầy nâu là 75,71% sau 21 ngày phun [11, tr.676-680].

Biện pháp sinh học là biện pháp đạt hiệu quả rất lớn, ít tốn kém trong việc phòng trừ sâu hại mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng, cũng không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm

* Phòng chống rầy bằng biện pháp hóa học

Tại Việt Nam hầu hết các công trình nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại lúa đều quan tâm đến biện pháp sử dụng thuốc hóa học hợp lý cụ thể rầy nâu thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC, Applaud 15W phun khi rầy tuổi 1-2 rộ

Việc sử dụng biện pháp hóa học cũng giống như bất kỳ biện pháp BVTV nào khác cũng có những ưu và khuyết điểm. Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua biện pháp hóa học vẫn được coi là biện pháp chủ lực vì đã phát huy vai trò tích cực như: hiệu quả cao, nhanh đơn giản và dễ sử dụng. Vào thập kỷ 50-60 của thể kỷ 20 biện pháp hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vụ dịch

hại lớn trên thế giới, góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất cây trồng (Phạm Văn Lầm, 1994) [7].

Như vậy Nông Nghiệp Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đã thu được nhiều thành tựu, thành tựu nổi bật nhất là về sản xuất lúa gạo, để có được những thành tựu đó phải kể đến công lao đóng góp của các công trình nghiên cứu. Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về rầy nâu hại lúa, nhưng thiệt hại do rầy nâu gây ra cho các vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian gần đây vẫn rất lớn và chưa có biện pháp phòng chống hiệu quả, người sản xuất vẫn chủ yếu lệ thuộc vào thuốc trừ sâu để phòng trừ chúng, môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

Suy cho cùng công tác dự tính dự báo vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên chưa thấy rõ được tầm quan trọng của biện pháp này. Vì chỉ có dự tính dự báo mới phát hiện kịp thời sự gây hại của các đối tượng dịch hại và làm cơ sở giúp các phương pháp phòng trừ khác đạt hiệu quả. Do vậy chúng tôi chọn đối tượng rầy nâu hại lúa tại 3 địa phương khác nhau trong tỉnh Nghệ An gồm: Nam Đàn, Nghi Lộc và Qùy Châu đặc trưng cho 3 vùng sinh thái để làm đối tượng nghiên cứu chuyên sâu, nhằm tăng thêm hiểu biết và có thể ứng dụng cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Dự tính, dự báo và thử nghiệm phòng trừ rầy nâu hại lúa (nilaparvata lugens stal ) ở nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 44)