Vai trò của hư từ với việc thể hiện tập quán ứng xử trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 123 - 145)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Vai trò của hư từ với việc thể hiện tập quán ứng xử trong giao tiếp

tiếp qua lời ca dao Nghệ Tĩnh

3.3.2.1. Hư từ với giọng điệu và khí chất con người xứ Nghệ

Xét các tác phẩm thơ ca Việt Nam về phương diện tổ chức câu thơ (thi pháp thơ trữ tình) có thể chia làm hai loại: Câu thơ điệu ngâm (ổn định về vần, luật, cấu trúc, nhịp điệu) và câu thơ điệu nói (vai trò câu thơ dồn vào ý

diện tổ chức câu thơ như thế này. Trước thơ Mới, các sáng tác thơ ca chủ yếu là điệu ngâm, tự tình; còn từ thơ Mới về sau tổ chức câu thơ là điệu nói, câu thơ trữ tình.

Câu thơ điệu ngâm giảm thiểu tối đa các yếu tố giọng điệu, các từ đệm, từ láy, các từ biểu thị cảm xúc hay những hư từ. Nhưng CDNT lại sử dụng một số lượng lớn các hư từ. Việc tham gia của một số lượng lớn các hư từ vào trong kết cấu lời thơ đã làm cho âm hưởng, giọng điệu lời thơ CDNT đậm chất văn xuôi, tổ chức câu thơ chuyển hẳn sang thơ ca điệu nói. Điều này không phải là một sự cố tình đi ngược lại giọng điệu của thơ ca bác học mà là cách tổ chức lời ca thể hiện quan niệm của con người xứ Nghệ. Câu ca dao đã được hiện đại hoá để phục vụ giao tiếp đời sống mà vẫn phù hợp với thể thức dân gian.

Chất văn xuôi trong câu ca xứ Nghệ đã làm nên một giọng Nghệ riêng biệt. Cái giọng Nghệ mà như chính người Nghệ từng thổ lộ “Giọng Nghệ bầy tui như một người gánh nặng đi đường xa, trời nắng, nước ráo cổ, đến chỗ nghỉ, người mệt, cái chân không buồn bước nữa đặt xuống ịch một cái” [6, tr.369]. Cái giọng nặng nề, thô mộc, không hề óng ả, mượt mà nhưng chất chứa bên trong đó là nội tâm, là cái đẹp, cái chất hồn nhiên, giản dị, trung thực đầy sức chinh phục:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Nghệ thì

(6- tr.129- T1)

Bài ca ngắt lại ở dòng lục, không có dòng bát làm âm hưởng nặng của âm tiết thì rõ nét. Quả thực rất thô, rất thật thà... và cũng rất Nghệ. Lời mời khách rõ ràng đến như vậy: vô thì vô mà không vô thì thôi.

Nét khí chất can đảm, mạnh mẽ, bộc trực, thẳng thắn của con người Nghệ Tĩnh được tô đậm trong KTCDXN:

Vợ anh anh lấy đã lâu

Đố ai lắm ruộng nhiều trâu vô giành Đố ai lấy được vợ anh

Thì anh cho một cẳng

Chân đi lủng lẳng như cẳng đánh cù

Đã thù thì anh thù cho nốt

Nhà thì anh đốt khói bay lên trời (400- tr.270- T2)

Phát ngôn trên không chỉ là một phát ngôn tường thuật- kể bình thường mà là lời tuyên bố thẳng thừng của người đàn ông xứ Nghệ. “Đã lâu” thể hiện độ đo về mặt thời gian. “Độ đo thời gian thể hiện ý thức mức độ về thời gian của nhân vật”. Người đàn ông muốn khẳng định vị thế người chồng của anh đối với vợ cho mọi người biết bằng một cụm từ thời gian mang tính chất khẳng định. “Lấy đã lâu” là một sự khẳng định rõ ràng, chắc nịch “tài sản- người vợ” thuộc về anh. Đã ở đây cho ta hiểu: hành động “lấy vợ” của người đàn ông thuộc về quá khứ, nhưng nó tạo ra kết quả là người vợ đã, đang và vẫn sẽ là “tài sản” của anh. Người đàn ông có tính cách mạnh mẽ, khẩu khí ngang tàn. Do đó, anh có thái độ dứt khoát, quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình. Giọng điệu thách thức “đố ai... vợ anh” và doạ nạt: các kết hợp đã... thì,

thì... được đưa ra liên tiếp để dẫn nhập các hành vi mà anh sẽ làm nếu như ai

đó dám đương đầu với lời thách thức, tuyên chiến. Mới nghe thì tưởng là bướng bỉnh, liều lĩnh, thù dai, “gàn”: “đã thù thì... nốt” nhưng thực tế rất chân thật và tỉnh táo “nhà thì anh đốt khói bay lên trời”. Đến đây ta càng hiểu thêm về con người xứ Nghệ “Con người xứ Nghệ không ồn ào dữ dội mà điềm tĩnh trung thực và rất kiên quyết. Cái trung thực thật thà và thông minh, tỉnh táo. Thoáng qua trong giao tiếp và ứng xử người nghe như cảm nhận có vẻ

ngay rằng qua giao tiếp bằng khẩu ngữ hoặc qua văn bản dân gian, người ngoài, đặc biệt đối với người dân Bắc Hà, nhận thấy ngôn từ ấy đượm và sâu lắng tình người quá.”[6, tr.370].

Từ như với số lượt dùng chiếm hàng đầu trong các hư từ xuất hiện ở KTCDXN (480 lượt dùng), có khi được dùng để giới thiệu các địa danh Nghệ Tĩnh, hay các nét đặc sắc về làng nghề, về lễ hội, về những của ngon vật lạ... Có lúc nó được đưa ra làm vật chứng, có lúc ví von, có lúc lạnh lùng, có khi lại vang lên như một lời ru... Phần lớn trong số đó là để thề nguyền hay nhắc lại một sự thề nguyền “em như, anh như, anh nói như, đôi ta như...”. Có lúc nó là lời cật vấn của chàng trai theo kiểu “thẳng ruột ngựa”:

Anh nói với em như rìu chém đá

Như rạ chém đất, như mật rót vô lỗ tai (58- tr.225- T1)

Nói thẳng, nói thật, không che dấu tình cảm dù điều được nói tới có cay đắng, đường đột, khó nghe, dễ làm mếch lòng người nghe cũng là một đặc điểm riêng của con người xứ Nghệ. Đặc điểm đó thể hiện rõ với việc sử dụng hư từ trong kết cấu lời thơ. Những lời thơ có đích ở lời tường minh:

Anh không lấy được em Anh về đóng cửa cài rèm đi tu

(53- tr.224- T1)

và hành vi trực tiếp (do việc sử dụng hư từ đưa lại: đã... chưa, có... không, ơi,

đừng, dù...cũng...v.v):

Xuống biển rồi lại lên rừng Đôi ta gắn bó xin đừng có xa Xa nhau thảm lắm anh nờ

Đêm năm canh lậ đận lờ đờ cả năm Xa nhau thảm lắm anh ơi

Đêm nằm nửa chiếu lệ rơi nửa hàng (451- tr.506- T1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được sử dụng trong thơ ca dân gian xứ Nghệ nói chung và CDXN nói riêng “thường xuyên hơn so với thơ ca dân gian xứ Bắc”.[10, tr.190]

Tình yêu là đề tài được CDNT đề cập đến nhiều nhất với 1894 bài. Trong tình yêu trai gái xứ Nghệ, ta bắt gặp vô số những cung bậc tình cảm, những giận hờn, yêu, ghét, nhớ thương, oán trách của những cuộc gặp gỡ, những cuộc chia tay... Đó là lý do giải thích vì sao phó từ tương hỗ nhau xuất hiện tới 249 lần trong hai tập ca dao và 163 lần trong chương nói về tình yêu nam nữ: yêu nhau, xa nhau, gặp nhau, rủ nhau, thương nhau, có nhau...

Xa nhau trăm nhớ ngàn thương Gần nhau một phút lên đường sao an

(1845- tr.438- T1)

Dù có mọi nỗi giận hờn, lo lắng đau xót nhưng lúc nào cũng ấm áp tình đời, dạt dào sức sống. Khi đã thề bồi cùng nhau thì họ kiên quyết đợi chờ:

Đã say lời hẹn khi chiều

Mưa sa gió thổi cũng liều đi (449- tr.273- T1) Bấy lâu cách trở nước non

Ai ngờ lòng đó vẫn còn thương đây (137- tr.236- T1)

Các cấu trúc: đã... cũng, đã... thì, các phó từ tiếp diễn còn, mãi, vẫn khẳng định chân xác sự quyết tâm, thuỷ chung đợi chờ nhau trong tình yêu.

Cái mạnh mẽ trong tình yêu là động lực để họ quyết tâm đợi chờ, có khi quyết liệt đến mức liều lĩnh:

- Có sư thì mặc có sư

Thì mặc quả là liều lĩnh, táo bạo. Công thức danh từ + thì mặc, động từ + thì mặc trở đi trở lại trong rất nhiều bài ca dao thể hiện cái mạnh mẽ, quyết

liệt, dám chấp nhận hoàn cảnh của con người xứ Nghệ cả trong những tình huống éo le buộc phải lựa chọn không hề suy giảm:

Dao phay kề cổ, súng nổ bên tai

Chết thì mặc chết chứ tay không buông chàng (392- tr.267- T1)

Dẫu cho thầy mẹ có đan giỏ bỏ trôi

Thả thì mặc thả thiếp không thôi nghĩa chàng (727- tr.307- T1)

Có khi cái mạnh mẽ, can trường đó lên tới mức cực đoan trong tình yêu. Người nghe, người đọc có thể nhận ra qua những cấu trúc giả định: dầu, dù, dẫu, dầu mà... và kết quả của nó:

Dầu mà bụng sát tận lưng

Chân đi lắt lẻo cũng thương ơi chàng (398- tr. 267- T2)

Dẫu ai khoét mặt chặt tay

Cũng lần hơi hướng đường này với anh (412- tr.269- T2)

Với những lời ca dao phản ánh đề tài quan hệ xã hội, tinh thần dân tộc, kinh nghiệm lao động và cuộc sống tính chất mềm mại uyển chuyển của câu thơ lục bát bị hạn chế tối đa. Giọng điệu câu thơ gần với giọng điệu nói do sự gia tăng của các hư từ:

Ăn cơm với nhà có phúc

Ăn cơm với mắm nục chúa tiên Ăn cơm với chả nem đồ thất đức

Công ta cấy, công ta cầy

Chẳng được đơm đầy là bởi tại ai (87- tr.211- T2)

Các câu ca dao ở những đề tài này thường được tổ chức theo điệu nói, gần gũi với văn xuôi bởi sự gia tăng của các hư từ. Chất văn xuôi, khẩu ngữ trở thành phương tiện biểu đạt có hiệu quả nội dung, chủ đề của văn bản và tình cảm chủ quan của nhân vật trữ tình.

Chớ thấy đói rách cười

Biết giàu mẹ đã kế đời con chưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(112- tr.215- T2)

Lời khuyên của chủ thể phát ngôn được xây dựng bởi một hành vi ngôn ngữ trực tiếp,dẫn nhập bởi chớ... mà. Ỏ câu sau, sự tham gia của 3 hư từ: là,

đã, chưa, đặc biệt là cặp phụ từ đã... chưa mà câu thơ kéo dài ra tới 9 âm tiết

biểu hiện tính khả nghi cũng như dự báo mang tính chủ quan từ phía chủ thể. Trong những bài ca dao thuộc đề tài này, cái can đảm mạnh mẽ của con người xứ Nghệ không hề giảm sút mà nó còn có những biến thái riêng. Tự tin, ngang tàng là hệ quả của lòng can đảm:

Đã đi đến quán thì nằm

Beo kêu không sợ hùm gầm nỏ kinh (125-tr218- T2)

Và có khi biểu hiện bên ngoài là sự cực đoan:

Đã chơi chơi chốn mỹ miều

Trăm gươm kề cổ cũng liều chơi (17- tr.218- T2)

Đã... cũng, đã... cho là những kết hợp phản ánh rõ nét những tính cách đó của con người xứ Nghệ.

Có thể nói những tính cách, phẩm chất trên hợp thành khí chất riêng của con người xứ Nghệ được phản ánh qua giọng điệu, hình thức lời thơ có sự

3.2.2.2. Hư từ với chất trí tuệ và trữ tình qua lời ca dao Nghệ Tĩnh

Ca dao xứ Nghệ, ngoài những bài ngôn từ giản dị, tươi rói như đất mới cày, cũng không ít bài mang tính chất trí tuệ, chữ nghĩa do có sự tham gia của đội ngũ các nhà Nho. Tính chất trí tuệ bộc lộ ở việc sử dụng điển cố, điển tích, cách chơi chữ... và quan trọng hơn do chính cấu trúc lời thơ đem lại. Chính việc sử dụng hư từ một cách đặc biệt trong những vị trí nhất định mà không thể thay thế được bằng các từ ngữ khác đã đem lại cho không ít bài CDXN sức hấp dẫn riêng, thể hiện thói quen tạo lời, một nét đặc trưng vể ngôn ngữ- văn hoá vùng miền Nghệ Tĩnh.

Theo Trần Đình Sử “hình thức mang tính quan niệm là hình thức thể hiện một giới hạn nhất định trong cảm nhận về đời sống, gắn liền với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng”. Không phải ngẫu nhiên mà CDNT sử dụng nhiều hư từ. Nhu cầu trực tiếp cắt nghĩa, phát biểu nhận thức quan niệm của người Nghệ đòi hỏi phải có hình thức kết cấu thích hợp:

Có khó mới có miếng ăn

Có nhọc có nhằn mới có phong lưu (54- tr.102- T2)

Đói ngốc ngếch ngu si

Giàu biết cậu biết dì còn hơn (166- tr.224- T2)

Bàn về vấn đề vua và đất nước, chủ và nhà, người Nghệ có câu:

Một nhà hai chủ không hoà

Hai vua một nước ắt là không yên (239- tr.239- T2)

Qua sự đối lập giữa hai sự việc tồn tại do định từ chỉ số ít một và số từ chỉ số nhiều hai dẫn nhập, ta nhận ra sự bất hợp lý: một nhà nhưng hai chủ, hai vua chỉ trong một nước. Do đó không, ắt là không phủ định dứt khoát sự

tồn tại của cái gọi là hoà thuận, bình yên khi những điều đó xảy ra. Nhờ vậy tính quy luật, giá trị chân lý trong lập luận được khẳng định chắc chắn, bền vững, không thể đảo ngược.

Đúc rút ra những giá trị chân lý nhưng bao giờ cũng đi từ cái tình, cái tâm của người viết. Bởi thế cho nên chất trữ tình và trí tuệ luôn hoà quyện vào nhau.

Soi gương mới biết mặt mình

Nuôi con mới biết công trình mẹ cha (358- tr.495- T1)

Hai dòng lục bát điệp cú pháp với nhau. Mỗi dòng là một lẽ thường đã được đúc kết qua kinh ghiệm dân gian: Soi gương mới nhìn rõ mặt mình, có nuôi con mới hiểu tấm lòng cha mẹ. Các hư từ mới- mới khẳng định thấm thía các kết luận trong lập luận. Một cách sống, một lối ứng xử đề cao chữ hiếu trong gia đình, dòng tộc được người Nghệ lựa chọn là cái đích và cũng là cái tình của người viết trong câu ca.

Đọc CDNT có thể nhận thấy rằng: so với hát giặm, cảm xúc trữ tình nổi bật hơn, tuy nhiên tính lôgíc vẫn là nét nổi trội bên cạnh tính chất trữ tình. Còn so với hát phường vải, thì nhu cầu nhận thức, lý giải những vấn đề đời sống đặt ra trong KTCDXN phức tạp hơn. Sử dụng hư từ với mức độ cao trong kết cấu lời thơ là một biện pháp đắc dụng để mở ra những vấn đề nhận thức, khái quát bản chất đối tượng, đúc rút kinh nghiệm cuộc đời từ chính những trải nghiệm bản thân. Nhận thức đó có giá trị chân lý, khách quan nhưng bao giờ cũng được phát hiện ra từ cái nhìn, từ cái tâm của người viết. Trong giá trị chân lý chứa đựng cảm xúc chủ quan, cái tình của người viết. Bởi thế cho nên “lý càng vững thì tình càng sâu”, “lý lẽ sâu sắc làm tình cảm nảy sinh”. Thói quen sử dụng hư từ trong kiến tạo lời thơ làm tính trí tuệ, trữ

3.4. Tiểu kết

Hư từ xuất hiện trong CDNT với tổng số 10916 lần đã đem lại giá trị nhận thức, tính chất trí tuệ cho lời CDXN. Nhờ các hư từ đóng vai trò là các CDLL, các nút bấm TGĐ mà ta nhận ra những cách giải quyết, cắt nghĩa, đánh giá về mọi vấn đề của người Nghệ. Các hư từ đồng thời tham gia kiến tạo hàm ý. Người Nghệ sử dụng hàm ý để đưa ra một cách kín đáo những nhận định, nhận xét chủ quan của bản thân mình trước những vấn đề phức tạp của đời sống. Tính trí tuệ của câu ca xứ Nghệ nằm ngay trong hình thức kết cấu lời thơ. Các hư từ tham gia vào kết cấu lời thơ khẳng định thuyết phục, thấm thía các kết luận trong lập luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh giá trị nhận thức, các hư từ còn đem lại giá trị biểu cảm cho lời thơ. Sử dụng hư từ trong kết cấu lời thơ vừa biểu thị tình thái của hành động nói vừa là biện pháp phổ biến tường minh hoá các ý nghĩa liên cá nhân. Trong mục đích và hành vi giao tiếp, các hư từ vừa đồng thời biểu đạt tình thái liên cá nhân vừa bộc lộ các tình thái khách quan và chủ quan. Như vậy hư từ với việc biểu đạt tình thái của hành động nói, tình thái liên cá nhân, tình thái khách quan và chủ quan đã đem lại giá trị biểu cảm cho lời CDNT.

Hư từ góp phần thể hiện hành vi ngôn ngữ trực tiếp, bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhân vật. Cả trong địa hạt ca dao nói về tình yêu nam nữ, chúng ta vẫn nhận thấy lối ứng xử tình lý rạch ròi, thích nói thẳng, nói thật của người Nghệ Tĩnh. Sự xuất hiện của các hư từ trong các bài ca dao vừa là phương tiện hình thức, vừa là yếu tố biểu đạt nội dung, biểu đạt những nguyên tắc “bất thành văn” trong giao tiếp hội thoại của nguời Nghệ Tĩnh. Qua thống kê (xin xem phần phụ lục) chúng tôi thấy số lượng hư từ được dùng trong CDNT nhiều hơn hẳn so với CDVN (99 hư từ /600 câu). Tỉ lệ xuất

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 123 - 145)