6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Kết quả thống kê quan hệ từ
Thống kê trong hai tập kho tàng ca dao xứ Nghệ (tập 1 và tập 2) do Ninh Viết Giao chủ biên, chúng tôi thu được kết quả sau:
QHT trong ca dao Nghệ Tĩnh TT QHT bình đẳng Số lượt dùng Nhóm QHT Số lượt dùng 1 2 3 Và Với Cùng 1 275 54 QHT liên hợp 330 4 5 Hay Hay là 34 38 QHT chỉ sự lựa chọn 72 6 7 8 Nhưng Còn Chứ 15 1 2 QHT đối lập 18 9 Rồi 71 QHT chỉ quan hệ thời gian, nối tiếp
71 10 11 12 13 14 Như Như là Như thể Giống như Cũng như 480 4 14 2 9 QHT so sánh 509 QHT phụ thuộc 15 16 17 18 19 20 21 22 Nỏ thà Chẳng thà Thà rằng Tuy Mặc dầu Dù Dù cho Cho dù 5 1 7 4 1 54 6 1 QHT chỉ sự nhượng bộ 129
23 24 25 26 Dầu Dẫu Dẫu cho Dẫu rằng 26 22 1 1 27 28 29 Nếu Giá như Ví dù 2 4 6 QHT chỉ điều kiện- giả thiết
12 30 31 32 33 34 Nên Cho nên Vậy nên Thì Để rồi 20 20 3 490 2 QHT chỉ hệ quả, kết quả 535 35 36 Từ Đến 56 18 QHT định vị không- thời gian
74 37 38 39 Cho Để Để cho 787 129 36 QHT chỉ mục đích 952 40 41 42 43 44 45 46 47 48 Do Bởi Tại Vì Vì chưng Bởi vì Bởi tại Tại vì Bởi chưng 3 7 12 111 11 8 2 1 1 QHT chỉ nguyên nhân 156 49 50 Giữa Trên 58 121 QHT định vị không gian 448
52 53 54 55 56 57 Trong Ngoài Trước Sau Bên Ở 94 36 19 15 17 47 58 Bằng 11 QHT chỉ phương tiện - cách thức 11 59 Của 20 QHT sở hữu, sở thuộc 20 60 Rằng 55 QHT thuyết minh 55 61 Mà 694 QHT diễn đạt nhiều quan hệ 694 QHT chủ vị 62 Là 310 QHT chủ vị 310 T.Số 62 QHT 4396 lượt dùng 17 nhóm 4396 lượt dùng 2.2.2. Ngữ nghĩa của QHT 2.2.2.1. QHT bình đẳng Nhóm 1: QHT liên hợp + Và
Biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng, quá trình:
Đã thật rứa răng, đã hẳn rứa răng
(140- tr.464- T1)
+ Với
Biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng kết thành đôi có những quan hệ qua lại chặt chẽ:
Mướp đắng sánh với mạt cưa Anh ni khéo lừa lại gặp ả tê
(200- tr.179- T2)
+ Cùng
Biểu thị mối quan hệ đồng nhất về hành động, tính chất hay chức năng giữa người hay sự vật sắp nêu với người hay sự vật được nói đến:
Ai ơi xin hãy dạo qua
Những sông cùng núi biết là bao nhiêu (14- tr.130 T1)
Biểu thị người hay sự vật sắp nêu ra có mối quan hệ đồng nhất về hoạt động với người hay sự vật được nói đến:
Ai về Kỵ Sụm cùng tôi
Co khu thổi lửa đun vôi xây nhà (55- tr.143- T1)
Nhóm 2: QHT chỉ sự lựa chọn
+ Hay, hay là
Biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai sự kiện, khả năng được nói đến, có khả năng này thì không có khả năng kia và ngược lại:
Thuyền ngược hay là thuyền xuôi Thuyền ai về Nghệ cho tôi về cùng
(13- tr.130- T1) Anh đã có vợ hay chưa
Xin về Vân Tập gái tơ đang nhiều (87- tr.150- T1)
Biểu thị điều sắp nêu ra là một khả năng mà người nói thấy chưa thể khẳng định, đang còn hồ nghi:
Lời nguyền dặn rứa nghe không
Hay là vui thú đào sông quên rồi (251- tr.183- T1)
Nhóm 3: QHT đối lập
+ Nhưng
Biểu thị quan hệ đối lập, phủ định lẫn nhau giữa các đối tượng được so sánh, đối chiếu với nhau:
Dâu cỏ nhỏ lá mà xinh
Dâu Tàu to lá nhưng mình không ưng (395- tr.267- T1)
+ Còn
Biểu thị sự khác biệt của hành động được đề cập so với các hành động được đối chiếu với nó:
Mẹ nằm kéo vải, cha nằm đọc thơ
Miếng trầu gói sẵn đợi chờ anh sang (1738- tr.426- T1)
+ Chứ
Biểu thị hành động, trạng thái sắp nêu ra phủ định ngược lại hành động, trạng thái được nói đến để bổ sung khẳng định thêm điều muốn nói:
Anh không nhớ khi xuống hốc Động Chùa Say vì duyên vì ngãi chứ thuốc bùa không say
(333- tr.199- T1)
Nhóm 4: QHT diễn đạt quan hệ thời gian, nối tiếp
+ Rồi
Biểu thị một loại quan hệ kéo theo, hành động, trạng thái vừa nói tới có thể sẽ dẫn đến hành động, trạng thái sắp nêu ra:
Chỉ nghe Trang hót, Hội bom
Rồi ra có lúc bồng con một mình (211- tr.175- T1)
Biểu thị hành động sắp nêu ra có khả năng xảy ra trong tương lai gần:
Anh về dạo cảnh vườn hoa Kíp chầy rồi sẽ mai qua đây liền
(80- tr.227- T1)
Chỉ sự nối tiếp của hành động theo thời gian:
O mô có chồng rồi thì tránh cho xa
O mô cưa có chồng hắn rứt rồi hắn lại rựt hắn na cả mồi. (215- tr.246-T1)
Nhóm 5: QHT so sánh
+ Như
Đương vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
(6- tr.129- T1)
Biểu thị quan hệ tương đồng giữa các sự vật được so sánh với nhau về một phương diện nào đó:
Làng ta khoa bảng thật nhiều
Như cây trên núi như diều trên không (37- tr.138- T1)
+ Như là, như thể, giống như, cũng như
Diễn đạt quan hệ so sánh logic:
Hắn coi như thể con hầu
Nửa đêm còn phải thái rau đâm bèo (348- tr.260- T2)
Diễn đạt quan hệ so sánh tu từ:
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể Bắc, đi tìm bể Đông (522- tr.282- T1)
2.2.2.2. QHT phụ thuộc
Nhóm 1: QHT chỉ sự nhượng bộ
+ Nỏ thà, chẳng thà, thà rằng
Nỏ thà, thà rằng biểu thị điều sắp nêu ra là không may nhưng sẵn sàng
chấp nhận để tránh một điều khác:
Nỏ thà ăn cháo nằm mê
Hơn đi đập đá chết lê bên đường (16- tr.130- T1)
Thà rằng ăn bắp chà vôi
Còn hơn giàu có lẻ loi một mình (388- tr.498- T1)
Nỏ thà còn biểu thị điều sắp nêu ra là không tốt nhưng sẵn sàng chấp
nhận để được một kết quả nào đó (thiên về giá trị tinh thần):
Nỏ thà ăn rau với khoai
Được thương nhau mãi không ai quấy rầy (18- tr.200- T2)
Chẳng thà còn diễn đạt một sự nhượng bộ như là một mơ ước giá như
đã không xảy ra một sự việc nào đó để dẫn đến những kết quả đáng buồn:
Đắng cay như bát nước gừng
Chẳng thà không biết thì đừng quen nhau (1724- tr.424- T1)
+ Tuy, mặc dầu
Biểu thị quan hệ nghịch giữa các sự vật, hiện tượng được nói tới:
Nước trong mà giếng hôi rều
Tuy mà anh lịch nhưng nhiều điều anh quê (1172- tr.360- T1)
Mặc dầu anh ở nhà anh
Hồn anh vẫn ở xung quanh nhà nàng (913- tr.328- T1)
+ Dù, dầu, dẫu, dù cho, cho dù, dẫu cho, dẫu rằng
Dẫn nhập nội dung ở vế phụ ngược chiều với kết luận ở vế chính, nhằm khẳng định ưu thế của vế chính:
Dù ai cho bạc cho vàng
Không bằng con gái họ Dương đến nhà (22- tr.133- T1)
Trông em như thị chợ Chùa
Dù ăn không được cũng mua đem về (139- tr.161- T1)
Dầu mà cha mẹ không thương
Đôi ta chung vốn ngược lường đi buôn (170- tr.167- T1)
Nhóm 2: QHT chỉ điều kiện, giả thiết
+ Ví dù
Ví dù nêu ra một giả thiết về trường hợp không hay, không bình thường
để khẳng định một điều nào đó:
Ví dù ai gánh chẳng xong
Chữ tình đành đổ xuống sông cho rồi (336- tr.26- T1)
+ Nếu, giá như
Nếu nêu giả thiết, điều kiện dẫn tới kết quả:
Nếu mà bớt gạo bớt công Thì ta cấy rộng hàng sông ta về
(362- tr.262- T2)
Giá như nêu ra một giả thiết trái với thực tế, gần như một mong ước
không có thật ở hiện tại của người nói mà nếu như điều đó xảy ra thì sự việc ở hiện tại sẽ khác đi, không như bây giờ:
Giá như đang lúc xuân thì
Yêu nhau cưới lắc (quách) nhau đi cho rồi (248- tr.189- T2)
Nhóm 3: QHT chỉ kết quả, hệ quả
+ Nên, cho nên, vậy nên
QHT nêu lên kết quả, hệ quả tốt hay xấu do nguyên nhân được nói đến dẫn đến:
Vì ham dưa hấu dưa hồng
Cho nên em muốn lấy chồng Đông Sim
(272- tr.187- T1) Nghe tin anh đã vội mừng
Vậy nên chẳng quản suối rừng sang đây (920- tr.329- T1)
Chờ em như bướm chờ hoa
Chờ duyên chờ phận nên giang ca đến giờ (363- tr.264- T1)
+ Thì
Nét nghĩa chính của thì trong CDNT biểu thị hành động sắp nêu ra là điều sẽ thực hiện với giả thiết trước đó:
Ai mà tấm áo quần manh
Thì về Đồng Bạch theo anh ngày rày (17- tr.130- T1)
Biểu thị quan hệ tương ứng giữa hai sự việc có thật, có việc này thì cũng có việc kia:
Vợ dại thì đã có chồng
Chau kêu bóng nước chớ gồng má (mạ) ra (399- tr.270- T1)
+ Để rồi
Để rồi nêu lên kết quả, hệ quả của một sự việc không may mắn: Thương nhau chẳng lấy được nhau
Trở về đắp bãi trồng dâu nuôi tằm
Để rồi anh hoá ra tằm
Nhóm 4: QHT định vị không- thời gian
+ Từ
Biểu thị không gian, thời gian sắp nói ra là điểm xuất phát, khởi đầu hay nguồn gốc của sự vật, sự việc được nói đến:
Bến Trúc có từ ngàn xưa
Chim cò săn bắn sớm trưa đi về (39- tr.139- T1)
Kết hợp Từ... đến biểu thị tính chất toàn bộ của sự vật, sự việc, không trừ một ai, không trừ một vấn đề gì:
Mẹ dặn con từ mít đến gai
Từ hồng đến bưởi của ai mặc người (171- tr.174- T1)
+ Đến
Nét nghĩa chính của đến trong CDNT là biểu thị giới hạn thời gian của sự việc vừa nói đến:
Ai mà đội đá vá trời
Mười ba mẫu ruộng tiếng cười đến nay (29- tr.221- T1)
Đến còn chỉ quan hệ hướng tới đối tượng: Đêm năm canh con dế kêu sầu
Đường gia trung nội trợ, anh khẩn cầu đến em (477- tr.276- T1)
Nhóm 5: QHT chỉ mục đích
+ Cho
Nét nghĩa chính của cho là là biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến hoặc đối tượng phục vụ của hoạt động, của cái vừa nói đến:
Trao duyên cho bạn từ khi lên mười (151- tr.239- T1)
Biểu thị hành động, tính chất sắp nêu ra là mục đích, yêu cầu, mức độ nhằm đạt tới của hành động vừa nói đến:
Gỗ lim chở về Làm đình cho tốt
(26- tr.134- T1)
Biểu thị sự việc sắp nêu ra là hệ quả, kết quả mà tính chất, trạng thái vừa nói tới mang lại cho chủ thể:
Hoa hỡi là hoa
Hoa thơm chi lắm cho ta miết mà (27- tr.135- T1)
+ Để, để cho
Biểu thị hành động sắp nêu là mục đích của hành động vừa nói tới:
Rủ nhau đi bứt bồng bồng
Để ăn bánh chợ Tảo với lòng nấu thuôn (131- tr.159- T1)
Cầm tiền mua nón lưu ly
Để cho chồng đội chồng đi xem bài (51- tr.15- T2)
Biểu thị hành động sắp nêu ra là hệ quả của hành động vừa nói đến:
Một đêm là năm trống canh
Em têm trầu đi Diệm để anh nằm tơ hơ (192- tr.178- T2)
Nhóm 6: QHT chỉ nguyên nhân
+ Vì, do, bởi, tại
Yêu nhau chẳng phải bỏ bùa
Yêu nhau vì buổi chợ Chùa mà yêu (143- tr.162- T1) Cày mía trở lại cày khoai
Áo ngắn áo dài cũng tại công trâu (223- tr.131- T2)
+ Vì chưng, bởi chưng, bởi vì, bởi tại, tại vì
Đây là các tổ hợp QHT chỉ nguyên nhân của hành động, trạng thái được đề cập đến. Ví dụ:
Chuông vàng kêu tiếng thất thanh
Bởi vì ai pha chì lộn kẽm kêu không rành tiếng chuông. (72- tr.106- T2)
Vì chưng them điếu thuốc lào Cho nên anh mới tìm vào quê em
(140- tr.161- T1)
Nhóm 7: QHT định vị không gian
+ Giữa
Trong CDNT, nét nghĩa chính của giữa là định vị không gian cách đều những điểm xung quanh:
Mua hoa mới nở giữa vườn
Mua trăng mới mọc trên sườn non cao (2- tr.128- T1)
+ Trên
Trên chỉ những vị trí cao hơn so với điểm nhìn từ vị trí người nói: Mua hoa mới nở giữa vườn
Mua trăng mới mọc trên sườn non cao (2- tr.128- T1)
Chỉ vị trí cao hơn trong không gian so với dưới:
Xanh xanh dòng nước êm đềm
Dưới thuyền xuôi ngược trên chợ Chiền vui thay (51- tr.142- T1)
Biểu thị không gian phía trên là đích hướng tới của hành động theo hướng từ thấp lên cao:
Dưới đồng: dệt vải cầm cân Em lên trên rú hốt phân đời đời
(238- tr.180- T1)
+ Dưới
Chỉ phía những vị trí thấp hơn trong không gian so với trên:
Xanh xanh dòng nước êm đềm
Dưới thuyền xuôi ngược trên chợ Chiền vui thay (51- tr.142- T1)
Biểu thị không gian sắp nêu ra là đích nhằm tới của một hoạt động theo hướng từ cao đến thấp:
Trông xuống dưới hói Sóng đập rung rung
(26- tr.134- T1)
+ Trong
Trong chỉ phía những vị trí xác định nào đó, trái với ngoài: Con trai đi học
Trong làng khoa mục
(18- tr.132- T1) Trong giới hạn thời gian hành động:
Đôi ta như chỉ xe năm
+ Ngoài
Phía trước so với phía sau, hoặc phía những vị trí ở xa trung tâm so với phía những vị trí ở gần trung tâm (trái với trong):
Đến đây đầu lạ sau quen
Đầu đứng ngoài ngõ sau len vô nhà (90- tr.109- T2)
+ Trước
Trước chỉ phía chính diện của sự vật, ngược với sau:
Trước đinh Thuỷ Kiều Nom về Cồn Hác
(18- tr. 132- T1)
+ Sau
Chỉ phía sau sự vật, đối lập với phía trước mặt:
Quê em trước biển sau sông
Trông trời đổi gió mà mong thuyền về (46- tr. 141- T1)
+ Bên
Chỉ phạm vi không gian nơi diễn ra hành động:
Ai kêu vòi vọi bên giang
Có phải đạo ngãi mời sang ăn trầu (14- tr.219- T1)
Nơi sát cạnh, gần kề:
Một năm ba trăm sáu mươi ngày Ước gì được sống một ngày bên em
(1063- tr.347- T1)
+ Ở
Biểu thị nơi, chỗ, khoảng không gian mà sự vật hay sự việc được nói đến tồn tại hay diễn ra:
Quê anh ở đất Phương Cần
Có dừa xanh mọc quanh sân khắp làng (45- tr. 141- T1)
Nhóm 8: QHT chỉ phương tiện, cách thức
+ Bằng
Biểu thị điều sắp nêu ra là phương pháp của hành động nói đến:
Biết là chắc chắn chi chưa
Để em kêu bằng mẹ, để em thưa bằng thầy (146- tr. 238- T1)
Biểu thị sự vật sắp nêu ra là chất liệu cấu tạo nên sự vật nói đến:
Nhà anh cột sắt kèo đồng
Rui ganh tranh kẽm đòn dông bằng vàng (761- tr. 310- T1)
Nhóm 9: QHT chỉ sự sở hữu, sở thuộc
+ Của
Biểu thị quan hệ sở thuộc đối với các đối tượng được nói tới:
Đến ta mới biết của ta
Trăm ngàn năm trước biết là của ai (92- tr. 109- T2)
Nhóm 10: QHT thuyết minh
+ Rằng
Chỉ sự việc sắp nêu ra là nội dung thuyết minh cho hành động, trạng thái vừa nói tới:
Ai đi qua núi Hoàng Mai
Nhóm 11: QHT diễn đạt nhiều quan hệ
+ Mà
Mà chỉ hệ quả, kết quả của hành động, trạng thái vừa nói đến: Non Hồng ai đắp mà cao
Sông Lam ai bới ai đào mà sâu (12- tr.130- T1) Mà thuyết minh cho một danh từ:
Thoáng trông về áng làng ta Trai thời thi lễ gái mà cửi canh
(30- tr.136- T1) Mà thuyết minh cho một động từ:
Mưa to gió nổi đùng
Gánh lúa mà lội qua thung về nhà (267- tr.58 -T2) Mà chỉ mục đích của hành động:
Đi ra thiên hạ mà coi
Không đâu bằng đất Quỳnh Đôi nữa mà (25- tr.134- T1)
Mà bổ sung một tính chất, trạng thái với tính chất, trạng thái trước đó: Khuyên con cứ lấy Hoàng La
Bắt chân xe võng khoẻ mà như ru (99- tr.152- T1) Mà chỉ quan hệ tương phản, đối lập:
Hương trầm không thắp mà thơm xa Trách người đạo ngãi đi qua không chào
Mà chỉ giả thiết đưa ra:
Vô phúc mà lấy Kẻ Gay
Cơm đêm thì có cơm ngày thì không (190- tr.171- T1)
Mà biểu thị ý phủ định:
Công mô mà công, nợ mô mà nợ Anh cứ về cưới vợ cho xinh
(254- tr.251- T1) Mà chỉ quan hệ đặc trưng:
Dâu cỏ nhỏ lá mà xinh
Dâu Tàu to lá nhưng mình không ưng (395- tr. 267- T1)
2.2.2.3. QHT chủ vị
Nhóm1: QHT chủ vị
+ Là
Trong CDNT, là thường biểu thị quan hệ chủ vị- quan hệ giữa phần nêu sự việc, sự vật với phần nêu đặc trưng, nội dung nhận thức, giải thích về nó:
Ai về làng Dị thì về
Bứt tranh hái củi là nghề ăn chơi