6. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Các toán tử tình thái và các phương tiện biểu thị tình thái
1.5.2.1. Toán tử tình thái
Toán tử tình thái (TTTT) là những phương tiện ngôn ngữ mà khi tác động đến các đơn vị ngôn ngữ thuộc cùng một cấp độ nào đó thì cho ta những đơn vị ngôn ngữ mới (thường là cùng cấp độ). Có thể nói rằng có toán tử ở tất cả các cấp độ.
TTTT là tên gọi chung để chỉ các phương tiện biểu thị tình thái. Tác dụng của TTTT:
a) TTTT có khả năng thể hiện mọi cung bậc tình cảm một cách sâu sắc tinh tế. Phát ngôn có TTTT hàm chứa một nội dung mới hơn. Đây là cơ sở để tạo hàm ngôn. Ví dụ:
Đã đành máu chảy về tim
Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung
Tổ hợp từ tình thái đã đành cho thấy một sự nhượng bộ, một sự chấp nhận. Qua đó ta thấy có một sự chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi kí ức từ trong sâu thẳm trái tim người chị khi bước chân đi lấy chồng trong “lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính.
Ví dụ: - Có sư thì mặc có sư
Giơ tay anh bẻ có hư anh đền (168- tr.240- T2)
Trợ từ thì trong phát ngôn của chàng trai là một TTTT thể hiện sự liêu lĩnh, có vẻ “gàn” trong tính cách của chàng trai.
c) TTTT có khả năng kiệm lời mà đầy đủ ý nghĩa mà nếu thay vào đó một tổ hợp từ khác hoặc một vài phát ngôn mà chưa chắc đã chính xác tinh tế bằng chính TTTT đó.
Ví dụ: Nó đã chết rồi ư ?
Sẽ được giải thích bằng phát ngôn: Sao nhanh thế, tội nghiệp nó quá. Tuy vậy cả phát ngôn này chưa hẳn đã chuyển tải nội dung chính xác như TTTT ư.
1.5.2.2. Các phương tiện biểu thị tình thái
* Cấp độ ngữ âm: thanh điệu là TTTT.
* Cấp độ từ vựng: Phương tiện biểu thị tình thái ở cấp độ từ vựng gồm: các từ tình thái hoặc các tổ hợp từ tình thái, các phụ từ, đại từ, quan hệ từ, các động từ tình thái ; thủ pháp iếc hóa, thủ pháp thêm thành tố với chả iếc, thủ pháp lặp lại âm tiết gốc và thêm yếu tố là, hoặc ơi là, trật tự từ, ngữ điệu...
+ TTTT đứng ở đầu vị trí phát ngôn thể hiện thái độ cảm xúc chủ quan của người nói như vui mừng, ngạc nhiên, than phiền: ôi, chao ôi, ái chà...
Ví dụ: Chao ôi ! đau qua đi mất.
+ TTTT đứng ở giữa phát ngôn (gắn với khung vị từ) tiêu biểu là các phụ từ biểu thị ý nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng.
Ví dụ: Tôi không thích cô ấy tí nào.
Nhóm các phụ từ cầu khiến-thúc dục đi trước động từ tính từ. Các TTTT đi với động từ tính từ thể hiện các tình thái của hành động phát ngôn:
Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong
(Thăm lúa-Trần Hữu Thung)
Nhóm động từ tình thái: mang nghĩa tình thái thể hiện các hành vi thuộc về dự định ý chí: toan, định, cần, muốn, có thể, đành, dám... Ví dụ:
Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng- Xuân Diệu)
+ Các TTTT đứng ở cuối phát ngôn:
Các TTTT thể hiện thái độ nghi vấn: à, ư, nhỉ, nhé, nhá, hả...Ví dụ:
Vợ tôi hỏi:“mấy cân gạo hả chú?” (Tướng về hưu- Nguyễn Huy Thiệp)
Các từ tình thái thể hiện tình thái thúc dục mệnh lệnh cầu khiến:đi, lên,
đã, nào, thôi, nhé…
Ví dụ: Con ở nhà một mình nhé !
Từ tình thái đứng cuối phát ngôn thể hiện thái độ giả trình, giải thích nhằm làm rõ một điều gì đó: thôi mà, mà thôi, cơ mà, đấy thôi…
Ví dụ: Tao chỉ nợ có hai nghìn thôi mà.
Từ tình thái đứng cuối phát ngôn trong câu tường thuật thể hiện thái độ khẳng định, bác bỏ:mà lại, mà lị, cơ mà, kia mà…
Ví dụ: Tớ đã bảo là tớ làm được bài mà lị.
Dùng tổ hợp từ tình thái: phương tiện thể hiện TTTT thường do một số từ kết hợp với nhau khá chặt chẽ, thành thói quen cố định, gần với quán ngữ như: quả thật, theo ý tôi, quả là, cứ như ý tôi, xin lỗi đi, là cái chắc...
Ví dụ: Tao thắng ván này là cái chắc.
Dùng các TTTT kết hợp trong các phát ngôn nhằm tạo nghĩa tình thái khác nhau thể hiện các sắc thái tình cảm đa dạng của lời.