Kết quả thống kê trợ từ

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 84)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Kết quả thống kê trợ từ

Thống kê hai tập kho tàng ca dao xứ Nghệ (tập 1 và tập 2) do Ninh Viết Giao chủ biên, chúng tôi thu được kết quả sau:

Trợ từ trong ca dao Nghệ Tĩnh TT Trợ từ Số lượt dùng Nhóm trợ từ Số lượt dùng 1 2 3 4 5 6 Tận Cả Những Đã Với Nữa là 18 43 23 17 5 3 Trợ từ thể hiện thái độ đánh giá khác nhau 109 7 8 9 10 11 12 13 14 Thì Mà Cho Là Mới (thật) Đi rồi Mà thôi Chỉ 295 41 14 5 1 21 10 27 Trợ từ thể hiện sự nhấn mạnh 414 15 16 17 18 19 Thôi Chính Cũng Rồi Chính thực 2 1 91 4 4 Trợ từ thể hiện thái độ khẳng định 102 T.số 19 trợ từ 625 lượt dùng 3 nhóm 625 lượt dùng 2.3.2. Ngữ nghĩa của trợ từ

+ Tận

Chỉ về một vùng xa xôi, rất xa:

Em về bán ruộng đi buôn

Vắt cơm lên tận Lạng Lường theo anh (172- tr.168- T1)

Có khi lại chỉ một vị trí rất gần đối tượng:

Có tình đứng ngái cũng mời

Không tình đứng tận chỗ ngồi cũng không (230- tr.248- T1)

Chỉ một nơi cao xa, rất cao (ý nói sang trọng) mà ít ai với tới:

Thang đâu dám bắc tận trời

Lưới đâu dám bủa những nơi cá thần (1538- tr.401- T1)

+Cả

Biểu thị mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc:

Hai bên hai dãy mê chê

Vua quan qua lại mẩn mê cả người (104- tr.154- T1)

Nhấn mạnh tính không hợp lý của hành động. trạng thái:

Em lấy chồng không cân đối chi cả

Nỏ vừa đôi chi cả

(667- tr.299- T1)

+Những

Biểu thị tính chất của một tâm lý, tình cảm tựa như xâm chiếm cả tâm hồn:

Chiều chiều ra đứng đường quan

Ý nói là nhiều:

Xung quanh những họ cùng hàng Coi nhau như bạc như vàng mới nên

(450- tr.506- T1)

Những có khi lại chỉ có mỗi một việc mà mất rất nhiều thời gian: Tóc trơn những bối (búi) mà trưa

Ham chi người đẹp mà sưa công làm (334- tr.72- T2)

+ Đã

Đã nằm trong tổ hợp đã đành biểu thị một điều được coi là dĩ nhiên,

nhằm bổ sung một điều khác quan trọng hơn:

Phận em cuốc cỏ đãđành

Thấy anh lên thác xuống gành em thương (92- tr.229-T1)

Ý nói là lâu, nhiều về thời gian hoặc tuổi tác:

Một ngày không thấy cũng buồn Huống chi là đã mấy hôm ni rôi (1064- tr.347- T1)

Biểu thị ý nghĩa phủ định:

Khó khăn đắp đổi lần hồi

Giàu người đã dễ đứng ngồi mà ăn (43- tr.448- T1)

+Với (nào)

Biểu thị ý yêu cầu thân mật, tha thiết một việc gì đó cho mình:

Ơi loan đợi phượng với nào Sông sâu ta lội núi cao ta trèo

+ Nữa là

Nữa là nghĩa là: huống chi là. Ở đây ý nhấn mạnh sức mạnh của tình

yêu, có tình yêu mọi thứ đều trở nên đẹp:

Yêu nhau quán cũng như nhà

Điếm canh cũng lịch nữa là lầu son (1873- tr.441- T1)

Nhóm 2: Trợ từ thể hiện sự nhấn mạnh

+ Thì

Thì xuất hiện rất nhiều trong ca dao Nghệ Tĩnh, làm nên đặc trưng riêng

trong lối nói của vùng miền Nghệ Tĩnh.

Thì nhấn mạnh điều sắp nêu ra là hành động ở tự ý khách thể, khách thể

có thể tiến hành hành động hay không là tuỳ, bản thân chủ thể phát ngôn không quan tâm:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Ai vô xứ Nghệ thì

(6- tr.129- T1) Thì nhấn mạnh về hành động đã thực hiện:

Chuối thì anh đã trồng rồi

Để anh sang Hiệu Thượng kiếm người bằm nham (75- tr.146- T1)

Thì nhấn mạnh tính chất, trạng thái của sự vật, sự việc nói đến: Em về Hậu Luật làm chi

Nước uống thì đục đường đi thì lầy (83- tr.149- T1)

Mừng đây phong cảnh Tự Trì Ao chùa cực lạc vui thì thậm vui

(257- tr.184- T1)

Thì nhấn mạnh sự dứt khoát, táo bạo (đôi khi liều lĩnh) tiến hành hành

động bất chấp mọi điều kiện xấu có thể xảy ra:

Chồng chê thì mặc chồng chê Cái nghề đi cấy là nghề dạng chân

(100- tr.24- T2)

+

Đứng cuối câu nhấn mạnh đặc điểm, tính chất đã được đề cập đến nhằm thuyết phục người nghe tin lời mình:

Đi ra thiên hạ mà coi

Không đâu bằng đất Quỳnh Đôi nữa

(25- tr.134- T1)

Mà kết hợp với QHT dầu nhằm nhấn mạnh về một giả thiết xấu có thể

xảy ra nhưng vẫn kiên quyết tiến hành hành động:

Dầucha mẹ không thương

Đôi ta chung vốn ngược lưòng đi buôn (170- tr167- T1)

Mà trong kết hợp để mà nhằm nhấn mạnh mục đích hành động: Hai bên cha mẹ thuận hoà

Cho anh đi học để mà cậy trông (19- tr.9- T2)

+ Cho

Trong CDNT, cho khi là quan hệ từ, khi là phụ từ, khi là trợ từ. Là trợ từ, cho chỉ phạm vi bao quát, không loại trừ của sự vật, sự việc:

Bánh đúc cho chí kẹo đàng (đường) Củ khoai đôi mía lại hàng cháo kê

(94- tr.160- T2)

Nhấn mạnh về một trạng thái tâm lý không hay phải chịu đựng:

Đã tức cho chưa đã giận cho chưa

Bốn phương trời chuyển động có thấy hột mưa đâu nào? (121- tr.29- T2)

Nhấn mạnh về một trạng thái tâm lý, tình cảm không bao giờ thay đổi:

Cha mẹ nuôi con từ trứng nước ngây thơ Công cha đức mẹ biết bao giờ cho quên

(89- tr.455- T1)

Nhấn mạnh mức độ của hành động, trạng thái cho là có thể như thế:

Đi về mà ngủ kẻo khuya

Xấu chuôm cá nỏ vào đìa cho (138- tr.34- T2)

+

Tổ hợp với hình thức lặp của một tính từ nhằm nhấn mạnh về một mức độ, một trạng thái tình cảm, tâm lý tác động đến người nói:

Ngồi buồn đi họp chợ Dinh Gặp mặt bạn tình vui thậm vui

(158- tr.164- T1)

Hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc tác động đến chủ thể:

Tình hỡi tình

Tình thương chi lắm cho phiền lòng ta (1511- tr.398- t1)

+ Mới (thật)

Nhấn mạnh về mức độ, làm ngạc nhiên như vừa nhận thấy:

(1702- tr.421- T1)

+ Đi (rồi)

Nhấn mạnh về mức độ cao, chính xác không thể sai của hành động đã xảy ra, thường kèm sắc thái tiếc nuối, đã hờn, than vãn,...:

Tiếc thay cái hoa bông bụt nở non Tiếc người bạn cũ có con đi rồi

(1489- tr.396- T1)

+ Mà thôi

Nhấn mạnh về tính duy nhất của hành động hướng tới đối tượng. Ví dụ ở câu sau ý nói chỉ lấy mình mà không lấy người khác:

Thuyền không đậu bến Giang Đình Tay không ta quyết lấy mình mà thôi

(357- tr.204- T1)

+ Chỉ

Nhấn mạnh về một trạng thái tình cảm xâm chiếm cả tâm hồn:

Anh về em cũng xin đi

Chỉ thương với nhớ quản chi ăn làm (74- tr.227- T1)

Thể hiện tính duy nhất của đối tượng, sự vật; là sự vật này mà không phải là sự vật khác:

Ba thương em răng đen má phấn Bốn thương nàng chỉ tấm lòng son

(1069- tr.347- T1)

Nhóm 3: Trợ từ biểu thị thái độ khẳng định

+ Thôi

Biểu thị ý khẳng định nhằm thuyết phục, chứng minh cho người nghe về điều vừa đề cập đến:

Đường về Thiện Kỵ gần thôi

(29- tr.136- T1)

+ Chính

Khẳng định tính đích xác của sự vật, sự việc, không phải ai khác, không phải vị trí khác, không phải cái gì khác:

Bốn bề bốn giếng đá xây

Gò Ba chính giữa có cây đa chín chồi (40- tr.139- T1)

+ Cũng

Khẳng định tính chất, trạng thái mà theo chủ quan người nói là như vậy:

Làng Đông nghĩ cũng lắm điều

Hay buôn hay bán lại hay theo phường trò (102- tr.153- T1)

Khẳng định sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái, tính chất:

Cơn (cây) bù lu, lá cũng bù lu Em về Hiến Lạng đánh bù nứt nang

(286- tr.190- T1)

Chỉ sự tương đồng về tính chất để khẳng định sự không thua kém:

Đó ngọc thì đây cũng ngà Đó hoa thiên lý đây là mẫu đơn

(544- tr.284- T1)

+ Rồi

Biểu thị về điều coi như đã có thể khẳng định dứt khoát:

Thương nhau chẳng quản khó khăn Đùm nhau gìn giữ có ăn được rồi

(387- tr.210- T1)

Chợ Rạng thì phải qua đò (387- tr.210- T1)

+ Chính thực

Trợ từ khẳng định tính đích xác của sự vật, sự việc; là sự vật, sự việc này chứ không phải sự vật, sự việc khác:

Duyên ta chính thực duyên trời

Xui người hữu ý xáp (gặp) người tri âm (422- tr.270- T1)

2.4. Sự phân bố của tình thái từ trong ca dao Nghệ Tĩnh

2.4.1. Kết quả thống kê tình thái từ

Thống kê hai tập kho tàng ca dao xứ Nghệ (tập 1 và tập 2) do Ninh Viết Giao chủ biên, chúng tôi thu được kết quả sau:

TTT trong ca dao Nghệ Tĩnh

TT Tình thái từ Số lượt dùng Nhóm TTT Số lượt dùng 1 2 3 4 5 6 7 Ơi Hỡi Hời Ới Ơ Ớ Ơ là 226 73 1 2 10 1 1 TTT biểu thị sự hô gọi 314 8 9 10 11 12 Nờ Ô hô Ôi Chao ôi Thay 1 2 2 1 18 TTT biểu thị sự ngạc nhiên, mỉa mai, xúc động, than thở... 24 13 14 Nha Nghe 3 1

TTT tạo câu cầu khiến thân mật

15 16 17 18 Thôi Thôi thôi Đi Đi thôi 1 6 25 1 TTT bộc lộ ý can ngăn, khuyên nhủ 33 19 Chăng 22 TTT biểu thị sự nghi ngờ 22 20 Mà lề 1 TTT biểu thị sự khẳng định 1 T.số 20 TTT 398 lượt dùng 6 nhóm 398 lượt dùng

2.4.2. Ngữ nghĩa của tình thái từ

Nhóm 1: TTT biểu thị sự hô gọi

+ Ơi

Tiếng gọi bày tỏ sự xúc động trước cảnh đẹp đất nước:

Vui thật là vui

Đất Nhân Sơn rày đẹp lắm ai ơi

(49- tr.142- T1)

Ơi là tiếng gọi thiết tha, thân mật đối với người bạn, người em, người anh: Em ơi, mắt sắc hơn dao

Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời (608- tr.291- T1)

Tổ hợp “trời ơi”là tiếng kêu than vãn trước hiện thực đáng buồn:

Anh đi Tây bỏ bầy con dại

Tay dắt tay bồng thảm hại trời ơi

(24- tr.201- T2)

+ Hỡi, hời

Tiếng gọi đối với sự vật (thường là vô tri) để bộc lộ cảm xúc:

(27- tr.135- T1)

Hỡi dùng để gọi người ngang hàng trở xuống một cách thân mật:

Hỡi bạn tri âm

Hỡi bạn xa gần

(45- tr.141- T1)

Biểu thị tiếng kêu than thở một cách thảm thiết:

Bất công chi lắm hỡi trời

Đứa ăn phệ bụng đứa ngồi dơ xương (340- tr.257- T2)

+ Ới

Dùng trong kết hợp với danh từ chỉ đối tượng (người) được gọi và

“ơi”, trở thành tổ hợp từ dùng để gọi với ý nhắn nhủ, giải thích:

Ớianh ơi! Đừng trao thư mà hư tờ giấy Em có chồng rồi nỏ lấy anh mô

(250- tr.479- T1)

+ Ơ

Ơ dùng để gọi người ngang hàng với sắc thái thân mật, gần gũi: Trăng lên đến đó rồi tề

Mang te mang vó ta về ơ em (1181- tr.361- T1)

Hoặc thể hiện sự ngạc nhiên:

Người ta bắt cáy đầy oi (giỏ)

Sao em bắt nạm (nắm) cáy ròi (ruồi) ơ em (176- tr.123- T2)

+

Ớ chỉ xuất hiện một lần, đứng đầu câu, là tiếng gọi dùng để gọi người

đứng ở khoảng cách xa mình, thường không quen biết:

Sao cô bứt (cắt) cỏ một mình dưới khe (300- tr.65- T2)

+ Ơ là

Dùng để gọi, thường là hô gọi một tập thể người:

Ơ là các bạn đàn ông

Chạy lên đê mà hộ kẻo nước xông vô nhà (396- tr.86- T2)

Nhóm 2: TTT biểu thị sự ngạc nhiên, mỉa mai, xúc động, than thở...

+ Ô hô

Tiếng thốt ra bộc lộ sự ngạc nhiên, hàm ý giễu cợt:

Tai nghe em nói, dạ anh những lừ đừ

Ô hô núi lở răng chừ rứa em (961- tr.334- T1)

+ Chao ôi

Tổ hợp từ tình thái đứng đầu câu, là sự thốt ra thành lời trong nỗi xúc động mạnh để than thở về duyên nợ trăm năm:

Chao ôi duyên nợ vợ chồng

Gieo mình mà lấy cho xong một đời (246- tr.479- T1)

+ Ôi

Tiếng thốt ra bộc lộ ý than thở:

Trông ra mà ngán em ôi

Hương tàn tửu lạt em còn ngồi mần chi (làm gì) (319- tr.489- T1)

+Thay

Biểu thị sự tác động mạnh mẽ đến tình cảm người nói của một điều đạt đến mức rất cao, ở đây là những trạng thái tình cảm mang tính tiêu cực: cực

Công anh vun vén cây hồng

Phải cây hồng đực cực lòng lắm thay

(259- tr.251- T1)

+ Nờ

Là từ địa phương Nghệ Tĩnh, chỉ xuất hiện có một lần, nghĩa giống à, thường biểu thị sự than thở hay một trạng thái cảm xúc nào đó:

Xa nhau thảm lắm anh nờ

Đêm năm canh lận đận lờ đờ cả năm (451- tr.506- T1)

Nhóm 3: TTT tạo câu mệnh lệnh, cầu khiến một cách thân mật

+ Nha (nhé)

Nha là từ địa phương Nghệ Tĩnh, tương ứng với từ toàn dân là nhé.

Dùng nha trong những trường hợp này tạo câu mệnh lệnh cầu khiến thân mật như nhé, vừa tạo được sắc thái địa phương riêng của vùng miền Nghệ Tĩnh về cả ngữ âm và ngữ nghĩa (tạo sắc thái nhẹ nhàng hiếm thấy trong lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh):

Anh về dặn thiệt nhớ nha

Tối mai răng cũng lại nhà em chơi (85- tr.228- T1)

+ Nghe

Tương đương như nhé, nha; là từ tình thái tạo câu cầu khiến một cách thân mật:

Lại đây anh bứt với nghe

Cho mau đây sọt ta về cho vui (300- tr.65- T2)

+ Thôi thôi, thôi

TTT đứng đầu câu biểu thị ý can ngăn, không muốn để cho một hành động nào đó xảy ra hoặc tiếp diễn:

Thôi thôi đừng chối đừng thề Vợ anh là bạn anh đừng về với em

(575- tr.288- T1)

Thôi đừng trách nữa em ơi Bây giờ thì sự đã rồi còn chi

(248- tr.189- T1)

+ Đi thôi

Tổ hợp từ tình thái đứng cuối câu biểu thị ý khuyên nhủ, khuyên bảo đối tượng nên tiến hành hoạt động nào đó:

Em về đồng nội đi thôi

Kiếm anh hàng xóm đẹp đôi cấy cày (406- tr.89- T2)

+ Đi

Đi biểu thị ý đề nghị một cách thân mật: Cơm trưa em cứ ăn đi

Còn lưa cơm túi (tối) em thì đợi anh (63- tr.225- T1)

Đi còn là lời dọa dẫm của chàng trai xứ Nghệ mang sắc thái liều lĩnh: Bà già ơi hỡi bà già

Có con không gả đốt nhà bà đi ! (35- tr.203- T2)

Nhóm 5: TTT biểu thị sự nghi ngờ

+ Chăng

xuất hiện cuối câu với tư cách là tiểu từ tình thái, làm cho câu có hình thức một câu hỏi tu từ biểu thị sự nghi ngờ, một câu nghi vấn mục đích để bày tỏ tình cảm, suy tư...:

Anh về nước mắt nhỏ dòng

Thấu thiên thấu địa, thấu lòng anh chăng

(60- tr.225- T1)

Nhóm 6: TTT biểu thị sự khẳng định

+ Mà lề

Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, đây là cảm từ thường đứng cuối câu để biểu thị sự khẳng định: đẹp ri mà lề, xinh ri mà lề.... Cảm từ này chỉ tồn tại ở Nho Lâm, Diễn Châu, Nghệ An.

Nho Lâm than quánh nặng nề Tiếng nói đi trước, mà lề theo sau

(120- tr.157- T1)

2.5. Tiểu kết

1. Có thể nói CDNT có sự xuất hiện dày đặc các hư từ, trong đó phụ từ dẫn vị trí đầu tiên với 73 phụ từ, 19 nhóm và 5497 lượt dùng. Có những nhóm từ mà các từ có số lần xuất hiện rất cao như nhóm từ phủ định, nhóm từ thời gian, nhóm từ chỉ ý nghĩa tương hỗ.

Trong nhóm từ phủ định, từ không có số lần sử dụng cao nhất (595 lần) và cũng cao nhất trong các phụ từ. Tuy nhiên nó lại chỉ có một nét nghĩa cơ bản là phủ định sự tồn tại của hành động, trạng thái. Từ nỏ là từ địa phương nhưng có số lần xuất hiện tương đối cao 132 lần. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau: nỏ có nghĩa là “không” nhưng nó lại kèm theo nhiều sắc thái khác nhau, mang những nét đặc trưng riêng trong giao tiếp ngôn ngữ của vùng miền Nghệ Tĩnh. Từ chẳng cũng có số lần xuất hiện cao với 167 lần.

Trong nhóm từ chỉ thời gian, đã chiếm vị trí cao nhất (401 lần), bởi đã trong CDNT có một cơ cấu nghĩa rất phong phú, lên tới 12 nghĩa chứ không chỉ có một nét nghĩa cơ bản là chỉ về thời quá khứ của hành động, trạng thái.

Nhóm phó từ chỉ ý nghĩa tương hỗ chỉ bao gồm một từ nhau với số lượt

sử dụng là: 249 lần. Nhau kết hợp với rất nhiều động từ, tính từ đứng trước đó: yêu nhau, xa nhau, rủ nhau, gặp nhau...

Nhóm phó từ chỉ hướng tuy các từ trong nhóm có số lần xuất hiện không cao nhưng lại hội tụ đông đảo các từ chỉ hướng khác nhau: ra, vào, lên,

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w