6. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Ngữ nghĩa của tình thái từ
Nhóm 1: TTT biểu thị sự hô gọi
+ Ơi
Tiếng gọi bày tỏ sự xúc động trước cảnh đẹp đất nước:
Vui thật là vui
Đất Nhân Sơn rày đẹp lắm ai ơi
(49- tr.142- T1)
Ơi là tiếng gọi thiết tha, thân mật đối với người bạn, người em, người anh: Em ơi, mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời (608- tr.291- T1)
Tổ hợp “trời ơi”là tiếng kêu than vãn trước hiện thực đáng buồn:
Anh đi Tây bỏ bầy con dại
Tay dắt tay bồng thảm hại trời ơi
(24- tr.201- T2)
+ Hỡi, hời
Tiếng gọi đối với sự vật (thường là vô tri) để bộc lộ cảm xúc:
(27- tr.135- T1)
Hỡi dùng để gọi người ngang hàng trở xuống một cách thân mật:
Hỡi bạn tri âm
Hỡi bạn xa gần
(45- tr.141- T1)
Biểu thị tiếng kêu than thở một cách thảm thiết:
Bất công chi lắm hỡi trời
Đứa ăn phệ bụng đứa ngồi dơ xương (340- tr.257- T2)
+ Ới
Dùng trong kết hợp với danh từ chỉ đối tượng (người) được gọi và
“ơi”, trở thành tổ hợp từ dùng để gọi với ý nhắn nhủ, giải thích:
Ớianh ơi! Đừng trao thư mà hư tờ giấy Em có chồng rồi nỏ lấy anh mô
(250- tr.479- T1)
+ Ơ
Ơ dùng để gọi người ngang hàng với sắc thái thân mật, gần gũi: Trăng lên đến đó rồi tề
Mang te mang vó ta về ơ em (1181- tr.361- T1)
Hoặc thể hiện sự ngạc nhiên:
Người ta bắt cáy đầy oi (giỏ)
Sao em bắt nạm (nắm) cáy ròi (ruồi) ơ em (176- tr.123- T2)
+ Ớ
Ớ chỉ xuất hiện một lần, đứng đầu câu, là tiếng gọi dùng để gọi người
đứng ở khoảng cách xa mình, thường không quen biết:
Sao cô bứt (cắt) cỏ một mình dưới khe (300- tr.65- T2)
+ Ơ là
Dùng để gọi, thường là hô gọi một tập thể người:
Ơ là các bạn đàn ông
Chạy lên đê mà hộ kẻo nước xông vô nhà (396- tr.86- T2)
Nhóm 2: TTT biểu thị sự ngạc nhiên, mỉa mai, xúc động, than thở...
+ Ô hô
Tiếng thốt ra bộc lộ sự ngạc nhiên, hàm ý giễu cợt:
Tai nghe em nói, dạ anh những lừ đừ
Ô hô núi lở răng chừ rứa em (961- tr.334- T1)
+ Chao ôi
Tổ hợp từ tình thái đứng đầu câu, là sự thốt ra thành lời trong nỗi xúc động mạnh để than thở về duyên nợ trăm năm:
Chao ôi duyên nợ vợ chồng
Gieo mình mà lấy cho xong một đời (246- tr.479- T1)
+ Ôi
Tiếng thốt ra bộc lộ ý than thở:
Trông ra mà ngán em ôi
Hương tàn tửu lạt em còn ngồi mần chi (làm gì) (319- tr.489- T1)
+Thay
Biểu thị sự tác động mạnh mẽ đến tình cảm người nói của một điều đạt đến mức rất cao, ở đây là những trạng thái tình cảm mang tính tiêu cực: cực
Công anh vun vén cây hồng
Phải cây hồng đực cực lòng lắm thay
(259- tr.251- T1)
+ Nờ
Là từ địa phương Nghệ Tĩnh, chỉ xuất hiện có một lần, nghĩa giống à, thường biểu thị sự than thở hay một trạng thái cảm xúc nào đó:
Xa nhau thảm lắm anh nờ
Đêm năm canh lận đận lờ đờ cả năm (451- tr.506- T1)
Nhóm 3: TTT tạo câu mệnh lệnh, cầu khiến một cách thân mật
+ Nha (nhé)
Nha là từ địa phương Nghệ Tĩnh, tương ứng với từ toàn dân là nhé.
Dùng nha trong những trường hợp này tạo câu mệnh lệnh cầu khiến thân mật như nhé, vừa tạo được sắc thái địa phương riêng của vùng miền Nghệ Tĩnh về cả ngữ âm và ngữ nghĩa (tạo sắc thái nhẹ nhàng hiếm thấy trong lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh):
Anh về dặn thiệt nhớ nha
Tối mai răng cũng lại nhà em chơi (85- tr.228- T1)
+ Nghe
Tương đương như nhé, nha; là từ tình thái tạo câu cầu khiến một cách thân mật:
Lại đây anh bứt với nghe
Cho mau đây sọt ta về cho vui (300- tr.65- T2)
+ Thôi thôi, thôi
TTT đứng đầu câu biểu thị ý can ngăn, không muốn để cho một hành động nào đó xảy ra hoặc tiếp diễn:
Thôi thôi đừng chối đừng thề Vợ anh là bạn anh đừng về với em
(575- tr.288- T1)
Thôi đừng trách nữa em ơi Bây giờ thì sự đã rồi còn chi
(248- tr.189- T1)
+ Đi thôi
Tổ hợp từ tình thái đứng cuối câu biểu thị ý khuyên nhủ, khuyên bảo đối tượng nên tiến hành hoạt động nào đó:
Em về đồng nội đi thôi
Kiếm anh hàng xóm đẹp đôi cấy cày (406- tr.89- T2)
+ Đi
Đi biểu thị ý đề nghị một cách thân mật: Cơm trưa em cứ ăn đi
Còn lưa cơm túi (tối) em thì đợi anh (63- tr.225- T1)
Đi còn là lời dọa dẫm của chàng trai xứ Nghệ mang sắc thái liều lĩnh: Bà già ơi hỡi bà già
Có con không gả đốt nhà bà đi ! (35- tr.203- T2)
Nhóm 5: TTT biểu thị sự nghi ngờ
+ Chăng
xuất hiện cuối câu với tư cách là tiểu từ tình thái, làm cho câu có hình thức một câu hỏi tu từ biểu thị sự nghi ngờ, một câu nghi vấn mục đích để bày tỏ tình cảm, suy tư...:
Anh về nước mắt nhỏ dòng
Thấu thiên thấu địa, thấu lòng anh chăng
(60- tr.225- T1)
Nhóm 6: TTT biểu thị sự khẳng định
+ Mà lề
Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, đây là cảm từ thường đứng cuối câu để biểu thị sự khẳng định: đẹp ri mà lề, xinh ri mà lề.... Cảm từ này chỉ tồn tại ở Nho Lâm, Diễn Châu, Nghệ An.
Nho Lâm than quánh nặng nề Tiếng nói đi trước, mà lề theo sau
(120- tr.157- T1)