6. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Lập luận, thuyết phục trong ca dao Nghệ Tĩnh và vai trò của hư từ
từ
Theo nhận định của Ninh Viết Giao, một nét riêng biệt của ca dao xứ Nghệ là tính chất trí tuệ, chữ nghĩa do có sự tham gia sáng tác của đội ngũ các nhà Nho. Theo chúng tôi tính chất trí tuệ còn phụ thuộc vào logíc diễn đạt, kết cấu lời thơ, ở hiệu lực lập luận và thuyết phục của văn bản ngôn từ trong hoạt động hội thoại. Ví dụ:
Đá có rêu bởi vì nước đứng Núi bạc đầu là tại sương sa
(Tr.81-T1)
tâm đến điều đó, lý giải vì sao lại có những tồn tại như vậy. Các nhà Nho xứ Nghệ đã suy nghĩ, tìm tòi, cắt nghĩa lý giải vấn đề đó. Hai câu ca dao được tổ chức thành hai lập luận có sức thuyết phục một phần quan trọng nhờ vai trò của các hư từ. Bởi vì, tại là những kết tử lập luận mà nhờ chúng người ta nhận ra rằng: “nước đứng, sương sa” là những kết luận hiển nhiên rút ra từ luận cứ “đá có rêu” hay “núi bạc đầu”. Ta thấy ở đây quả có tiết tấu, nhịp điệu nổi bật của thể thơ bảy chữ (3/2/2, trắc bằng), có cả cấu trúc song song (đá có rêu- núi bạc đầu; bởi vì- là tại; nước đứng- sương sa) nhưng trên hết vẫn là cấu trúc cú pháp giải thích bởi vì- tại mà nhờ đó người ta phát hiện ra một chân lý vĩnh hằng của đời sống. Chính khám phá ra những điều bình thường giản dị như những tồn tại muôn thuở của đời sống đã tạo nên tính trí tuệ cho bài ca dao. Nó không chỉ là cảm xúc của người viết mà còn là sự chiêm nghiệm cuộc sống, đúc rút từ những kinh nghiệm bản thân, từ sự trải nghiệm cuộc sống. Từ những quy luật về tự nhiên như vậy mà con người liên hệ, suy ngẫm về quy luật cuộc đời.
Như vậy chính hư từ đã tạo nên hiệu lực lập luận, làm nên sức thuyết phục của lập luận trong ca dao Nghệ Tĩnh.
Cùng với vai trò tổ chức lập luận, hư từ đồng thời nhấn mạnh sắc thái biểu cảm. Hai chức năng này không tồn tại biệt lập mà hòa kết vào nhau:
Khi vui ngó núi cũng vui
Khi buồn nhặt trái sim rơi cũng buồn (Tr.81- T 1)
Hai phụ từ cũng xuất hiện ở hai vị trí tương đồng nhau ở hai câu cho thấy một sự suy nghiệm của bản thân như chắt lọc bao hiểu biết cuộc sống về một quy luật cảm xúc “buồn- vui” của con người. Nhờ đó ta nhận ra một lẽ thường, một quy luật lây lan và tương đồng cảm xúc giữa con người và cảnh vật.
Như vậy, hư từ bên cạnh vai trò tổ chức lập luận còn biểu đạt ý nghĩa tình thái, đem lại giá trị biểu cảm làm tăng tính chất suy luận và thuyết phục của câu ca dao xứ Nghệ.