6. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Các chỉ dẫn lập luận
Chỉ dẫn lập luận (CDLL) là dấu hiệu hình thức mà nhờ chúng ta nhận ra định hướng lập luận, đặc tính lập luận của luận cứ trong một quan hệ lập luận. CDLL gồm hai loại:
1.4.2.1. Tác tử lập luận
Tác tử lập luận là các từ ngữ được đưa vào phát ngôn chứa nội dung miêu tả nào đó sẽ làm thay đổi định hướng hay tiềm năng lập luận của nó.
Các tác tử: tận, ngay, mới, đã, chỉ… khi đưa vào phát ngôn sẽ trở thành những tác tử lập luận làm thay đổi định hướng lập luận của các phát ngôn.
Ví dụ: Tớ chỉ có hai cái kẹo thôi! → Chỉ tạo định hướng là ít.
1.4.2.2. Kết tử lập luận
Kết tử lập luận là những từ ngữ (như quan hệ từ đẳng lập, quan hệ từ chính phụ), tổ hợp từ phối hợp hai hay nhiều phát ngôn tạo thành một lập luận duy nhất. Nhờ kết tử mà các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận.
+ Kết tử hai vị trí là kết tử chỉ cần hai phát ngôn là đủ làm thành một lập luận, không nhất thiết có thêm phát ngôn thứ ba. Chúng gồm: vậy, do đó, do vậy, thế, cho nên, thì, thế thì…
Ví dụ: Anh mệt thì anh đi nghỉ đi!
+ Kết tử ba vị trí là kết tử nhất thiết phải có ba phát ngôn mới đủ làm thành một lập luận. Chúng gồm: nhưng, vả lại, hơn nữa, thêm vào đó,...
Ví dụ: Tôi rất bận nhưng tôi muốn đến thăm anh ấy nên tôi vẫn đi.
Các kết tử lại có thể chia ra: Kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. Kết tử dẫn nhập luận cứ là kết tử mà khi có nó thì phát ngôn miêu tả trở thành một bộ phận cấu tạo của lập luận, đó là phần luận cứ: vì, hơn nữa, nhưng, nếu, dù, tuy, dầu… Còn kết tử dẫn nhập kết luận là kết tử khi có nó thì
biến một phát ngôn thành một bộ phận cấu tạo của lập luận, đó là phần kết luận: vậy nên, thì, vậy là, do đó, bởi vậy…. Ví dụ:
Tuy trời mưa to nhưng tôi vẫn lang thang ngoài đường phố. → Tuy: kết tử dẫn nhập luận cứ. Nhưng: kết tử dẫn nhập kết luận