Hư từ biểu thị tình thái của hành động nói

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 111 - 114)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Hư từ biểu thị tình thái của hành động nói

Theo PGS. Cao Xuân Hạo: “cần phân biệt hai thứ tình thái khác nhau về

bình diện: tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt các lời nói về phương diện mục tiêu và tác dụng trong giao tế, là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến” [37, tr.50]. Mỗi câu đều có một tình thái nhất

định, tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp.

Ở CDXN biện pháp thể hiện tình thái của câu bằng các hư từ hoà kết lời thuật sự với cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Hư từ thể hiện tình thái của hành động trình bày:

Đàn bà con gái khôn ngoan

Chợ dàn lắm sản vật, nhiều hàng ăn.Dâu chợ Dàn sống ở chợ chỉ ngửi cũng no. Các phụ từ chỉ, cũng thể hiện tình thái khẳng định ở mức độ cao, nhấn mạnh đặc trưng văn hoá và thế mạnh của chợ Dàn. “Chỉ A cũng B” có tiền giả định: cố gắng tối thiểu mà hiệu quả tối đa. Ý nghĩa ngợi ca, khuyên mời xuất hiện cùng với xu thế kết hợp của chỉ và cũng.

Hư từ thể hiện tình thái của hành động điều khiển (từ chối):

Cơi trầu anh mang đến, hãy chịu khó đem về

Em đang còn theo chân thầy gót mẹ cho trọn bề hiếu trung (96- tr229- T1)

Hãy là phụ từ thể hiện ý khuyên bảo người nghe tiến hành hành động

“đem trầu về” nhưng qua đó là sự từ chối của cô gái trước lời cầu hôn của chàng trai và tổ hợp đang còn tiếp theo dẫn nhập luận cứ giải thích lý do dẫn đến lời từ chối trên.

Hư từ với mục đích cảm thán, thể hiện hành động bộc lộ:

Trời ơi ngong xuống mà coi

Nước Nam cơ khổ nhiều đời đắng cay (383- tr.266- T2)

Trời ơi là tiếng gọi của nhân vật trữ tình đối với bậc “tiên tri tiên giác”,

mục đích là để “coi” hiện thực đất nước nhưng trên hết, nó là tiếng kêu ca, than vãn trước hiện thực đau xót của nước Nam một thời.

Hư từ thể hiện tình thái cầu khiến:

Kết đôi đi cho đó vợ đây chồng

Hoa trên rừng đua nở, lúa dưới đồng xanh um (782- tr.313- T1)

Trong lời CDNT, hành vi ngôn ngữ trực tiếp được dùng phổ biến hơn hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Từ tình thái đi trong bài ca dao thể hiện tình thái cầu khiến trực tiếp; bộc lộ ước mong của nhân vật trong việc giao ước kết đôi, xây dựng hạnh phúc gia đình.

Tình thái của lời phát ngôn thuộc nội dung được truyền đạt, có liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mà người nói nói ra. Đây là một bộ phận nghĩa quan trọng, tạo nên sự đa dạng, tinh tế, phong phú của lời và giữa nó với nghĩa hàm ngôn luôn có quan hệ khăng khít. Tình thái của lời phát ngôn có thể chia ra hai nhóm: tình thái của cả câu nói và tình thái của cấu trúc vị ngữ.

Hư từ trong CDNT tham gia và phát huy hiệu quả tối đa trong việc thể hiện tình thái, biểu đạt cảm xúc của cả câu nói, cả lời của chủ ngôn.

Chao ôi duyên nợ vợ chồng

Gieo mình mà lấy cho xong một đời (246- tr.479- T1)

Thán từ chao ôi biểu thị nỗi xót xa đau đớn của người con gái trước duyên phận hẩm hiu. Chao ôi còn có sắc thái mỉa mai cho thấy cảnh éo le, trớ trêu trong cuộc kết hợp này không xứng đáng, không đáng phải xảy ra đối với nhân vật trữ tình. Nỗi chán chường, phó mặc cho số phận đưa đẩy cùng nỗi thất vọng hiện rõ qua kết hợp chao ôi với “duyên nợ vợ chồng”. Duyên nợ vợ chồng vốn thiêng liêng cao đẹp nhưng đặt trong quan hệ, kết hợp trực tiếp với

chao ôi lại trở nên rẻ rúng, ngang trái, mỉa mai.

Tình thái của cấu trúc vị từ là tình thái thường gắn với bộ phận khung vị từ. CDNT với sự xuất hiện đông nhất của phụ từ, do đó phát ngôn có tình thái của cấu trúc vị từ sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn so với các phát ngôn có tình thái của cả câu nói.

Chùa cao mấy bậc cũng trèo

Đường xa mấy dặm cũng đeo em về (373- tr.265- T1)

thái hoá. Hành động “trèo”, “cũng đeo em về” là những nỗ lực vượt mức bình thường. Cũng là dấu hiệu tỏ chí tỏ lòng của chàng trai đối với người mình yêu, khẳng định tình cảm sắt son, trước sau như nhất, không hề thay đổi.

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w