Hư từ biểu thị tình thái khách quan và chủ quan

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 116 - 118)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Hư từ biểu thị tình thái khách quan và chủ quan

Tình thái khách quan là tình thái thể hiện mối quan hệ giữa thông báo với hiện thực khách quan là thuộc về khả năng, hy vọng, cần yếu, mong muốn, bắt buộc, điều kiện, nhượng bộ...

Đồng thời với việc biểu đạt tình thái liên cá nhân, các hư từ đồng thời bộc lộ các tình thái khách quan, chủ quan cũng nằm trong mục đích và hành vi giao tiếp của các nhân vật tham gia giao tiếp. Với 10916 lần xuất hiện trong CDNT, các hư từ hầu như diễn đạt mọi mối quan hệ giữa thông báo với hiện thực khách quan, làm nên tính đa dạng của tình thái.

ham dưa hấu dưa hồng

Cho nên em muốn lấy chồng Đông Sim

(2272- tr.187- T1))

Lẽ thường: Đông Sim nhiều dưa hấu, dưa hồng. Do đó vì- cho nên diễn đạt quan hệ nguyên nhân- kết quả của việc “em muốn lấy chồng Đông Sim”. Cặp QHT vì- cho nên góp phần tạo nên tình thái khẳng định trong câu trả lời của cô gái.

Kim vàng rơi xuống biển đông

Nếu chàng lặn được thiếp theo không với chàng (787- tr.314- T1)

Ở phát ngôn trên, người ta không quan tâm đến tính đúng sai của câu nói mà quan tâm đến điều kiện của câu nói do QHT nếu dẫn nhập.

Ai về làng Dị thì về

Bứt tranh hái củi nghề ăn chơi (18- tr.131- T1))

Ở câu thứ hai, là là QHT thuyết minh diễn dạt tình thái khẳng định về sự tồn tại của nghề bứt tranh hái củi ở làng Dị.

Không không chưa có chi đâu

Con tằm đang đợi nương dâu nhà người (1551- tr.403- T1)

Tình thái phủ định bác bỏ được tập trung thể hiện bởi bốn phụ từ phủ định. Hiếm có câu ca dao nào mà dòng lục có tới bốn từ hư mang ý nghĩa phủ định như thế.

Tình thái chủ quan thể hiện thái độ của người nói đối với điều mình nói ra.

Có thể nhận định rằng, khó có thể tách bạch rõ ràng tình thái khách quan và tình thái chủ quan trong các bài CDNT. Đành rằng, CDNT có rất nhiều bài cắt nghĩa, lý giải về mọi vấn đề của đời sống (mối quan hệ giữa thông báo với hiện thực khách quan) nhưng hầu như bao giờ cũng kèm theo thái độ của mình đối với những vấn đề nói ra.

Đã dở lời hẹn lang quân

Mấy thu cũng đợi mấy xuân cũng chờ (452- tr.273- T1)

Phụ từ cũng đối chiếu hành động xảy ra sau đó với hiện thực trước đó. Hiện thực trước là nguyên nhân nhưng cũng là động lực để tiến hành hành động sau. Hành động xảy ra sau cũng trở thành tiêu điểm thông báo được tình thái hoá. Hành động “cũng đợi, cũng chờ” là kết quả của hiện thực đã được đề cập đến. Cũng thể hiện tình thái chủ quan, là dấu hiệu bền chí, bền lòng của

Đã chơi chơi chốn cho cao

Đã ăn ăn quả hồng đào cho ngon (439- tr.272- T1)

Hai phụ từ đã dẫn nhập hai hành động “chơi” và “ăn”. Đã chơi và đã

ăn không phải là những hành động thuộc về quá khứ do nét nghĩa chính của

từ đã mang lại mà có thể xem chúng như những “cấu trúc giả định”. Hai quan hệ từ cho dẫn nhập hai mục đích, yêu cầu, mức độ cần đạt tới cho những giả định trên. Trọng lượng thông báo rơi vào cả hai vế mỗi câu. Cho cao, cho ngon thể hiện tình thái chủ quan, mang khí chất, giọng điệu của con người

Nghệ Tĩnh. Đã... cho biểu hiện hàm ý của chủ ngôn: đã làm là làm tới nơi và phải đạt được mục đích, yêu cầu mình đặt ra, có thể dám hi sinh tất cả, dám chấp nhận tất cả. Nghe thì có vẻ kiêu căng, hơi cực đoan nhưng đó là ý chí, nghị lực của người nói:

Đã chơi chơi chốn cho thanh

Chơi người cho lịch, chơi anh cho giòn (438- tr.212- T1)

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w