Hư từ biểu thái tình thái liên cá nhân

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 114 - 116)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Hư từ biểu thái tình thái liên cá nhân

Ở CDXN, việc biểu lộ tình thái liên cá nhân nằm trong mục đích và hành vi giao tiếp. Sử dụng các hư từ biểu thị tình thái là một trong những biện pháp phổ biến tường minh hoá các ý nghĩa liên cá nhân.

So với các phó từ tình thái liên nhân nằm ngoài kiến trúc thức (được, mất, phải) (trừ được), các phó từ tình thái liên nhân tham gia kiến trúc thức

(hãy, đừng, chớ) có một số lượng đông đảo hơn: hãy (24), đừng (200), chớ

(76). Các phó từ này góp một phần quan trọng, chính yếu trong việc diễn đạt tình thái liên cá nhân.

Coi chừng thương được thì thương

Đừng đem em mà bỏ giữa đường nỏ nên (217- tr.246- T1)

Cách sử dụng phụ từ đừng kết hợp với cách xưng hô “em” xác lập vị thế của người nói yếu hơn và quan hệ giao tiếp thân mật. Chính vì thế, đừng

tạo một hành động điều khiển theo lối cầu khiến vừa thân mật nhưng cũng rất thẳng thắn của cô gái. Tình cảm là một vấn đề tế nhị, kín đáo nhưng cô đã đi thẳng vào vấn đề bằng một lời yêu cầu, cầu khiến theo kiểu “thẳng ruột ngựa” hết sức bộc trực của mình.

Từ được là phó từ tình thái liên nhân nằm ngoài kiến trúc thức, có số lần xuất hiện cao nhất trong nhóm.Với 97 lượt dùng trong CDNT, nghĩa chính của được là “mong muốn, may mắn”.

Chưa lấy được anh: nỏ đành trong dạ

Chưa lấy được anh: buồn bã trong lòng

Chưa lấy được anh: đứng ngồi một chắc

Chưa lấy được anh: trông bắc trông nam Lấy được anh rồi: giàu ăn khó chịu cũng cam

(623- tr.294- T1)

Sự đối lập giữa chưa và được tạo ra giá trị biểu cảm của lời thơ. Bảy từ

chưa ở trên chỉ đối lập với một từ được ở câu dưới khiến chúng ta nhận ra vai

trò của “anh” trong đời sống tình cảm của “em” và mong muốn được sẻ chia, nhận được tình cảm của “anh” từ phía chủ ngôn “Lấy được... cũng cam”.

Không chỉ có các phụ từ, các quan hệ từ trong CDNT cũng tham gia diễn đạt tình thái liên cá nhân.

Vì chưng ăn miếng trầu anh

Cho nên má đỏ tóc xanh đến giừ (1798- tr.433- T1)

Các quan hệ từ vì chưng, cho nên làm rõ quan hệ nguyên nhân- kết quả. Vì chưng, cho nên dẫn nhập hàm ý của chủ ngôn: tình cảm của anh là nguyên do vẻ đẹp của em luôn tươi trẻ. Qua đó nhân vật trữ tình khẳng định trách nhiệm, ràng buộc quan hệ của anh. Đồng thời chấp nhận sự phụ thuộc của mình đối với “miếng trầu anh”. Dùng quan hệ từ biểu thị tình thái liên cá nhân, tác giả dân gian dễ dàng bày tỏ thái độ, tình cảm rõ ràng phân minh, có lý có tình. Các công thức dù mà, dầu mà, dẫu rằng, vì ai,... là những công thức phổ biến dùng để tạo lời thơ.

Các tình thái từ diễn đạt tình thái liên cá nhân rất hiệu quả:

Có răng nói thật đi nha

Lúc trăng đang tỏ lúc hoa đang thì (226- tr.247- T1)

cảm giữa người nói với người nghe. Nha còn hàm chỉ sự tin tưởng, hy vọng về sự hồi đáp tích cực từ phía nguời nghe của người nói. Nha bộc lộ khát vọng được yêu đương chung thuỷ, hết sức thành thật của chàng trai xứ Nghệ.

Có thể kết luận một lần nữa: Trong CDNT, việc bộc lộ tình thái liên cá nhân nằm trong mục đích và hành vi giao tiếp. Sử dụng các hư từ biểu thị tình thái là một biện pháp phổ biến để tường minh hoá các ý nghĩa liên cá nhân.

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w