Hư từ với tiền giả định và hàm ý trong ca dao Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 102 - 109)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Hư từ với tiền giả định và hàm ý trong ca dao Nghệ Tĩnh

3.1.2.1. Hư từ với tiền giả định

Tiền giả định (TGĐ) là nhũng tri thức, sự hiểu biết về từ ngữ hay về những phát ngôn cụ thể mà đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, bất tất bàn cãi và họ dựa vào đó để nói lên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. [52, tr.238]

Có thể phân loại TGĐ thành nhiều nhóm khác nhau, tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến TGĐ từ hư và TGĐ phát ngôn liên quan trực tiếp đến việc sử dụng hư từ trong ca dao Nghệ Tĩnh.

TGĐ từ hư là TGĐ do sự xuất hiện các hư từ trong phát ngôn. Chúng tạo cho phát ngôn có TGĐ khác với khi không có hư từ đó.

Ngọc nhìn lâu sẽ trông thấy vết Hoa để gần sẽ hết mùi hương

(169- tr.122- T2)

Phụ từ sẽ ở hai câu này chứa TGĐ là ở cả quá khứ và hiện tại đều không nhận thấy ngọc có vết và hoa hết mùi hương.

Bấy lâu cách trở nước non

Ai ngờ lòng đó vẫn còn thương đây (137- tr.236- T1)

Tổ hợp phụ từ vẫn còn chứa TGĐ “đó đã thương đây” từ trước đó.

Bà già đã tám mươi tư

Ngồi trên miệng lỗ gửi thư lấy chồng (16- tr.143- T1)

Trợ từ tình thái đã trong câu trên chứa TGĐ về thái độ đánh giá của người nói là nhiều tuổi, là già rồi. Nếu bỏ đã thì câu trên trở thành một phát ngôn miêu tả bình thường, không hàm chứa thái độ đánh giá của người nói về một thói hư tật xấu, một sự hủ hoá đạo đức.

TGĐ phát ngôn là TGĐ luôn gắn với cả phát ngôn hay do tổ chức của phát ngôn đưa lại.

Ở phát ngôn có mục đích hỏi, chúng tôi quan tâm đến phát ngôn hỏi tổng quát và phát ngôn hỏi chuyên biệt.

Đối với phát ngôn hỏi tổng quát, ta thấy CDNT xuất hiện rất nhiều những văn bản ca dao chứa phát ngôn hỏi tổng quát, với phương tiện hình thức là cặp phụ từ hô ứng: có... không, đã... chưa.

- Cặp có... không: chứa TGĐ về sự tồn tại một sự kiện, chủ đề gì đó không chú ý đến tính thời gian.

Bạn ơi nhớ ta không

Ta thì nhớ bạn như rồng nhớ mưa (122- tr.234- T1)

Có... không chứa TGĐ: có sự nhớ thương. Bởi thế cho nên nếu ở câu

một là sự nghi vấn tình cảm của người nói đối với bên kia thì câu hai ngay lập tức khẳng định sự tồn tại của “nhớ” ngay trong lòng mình.

Biết là đẹp duyên không

Hay là đến lúc vợ chồng kết đôi Về nhà anh đánh anh lôi

Anh quăng vại mắm anh nhồi rổ rau (152- tr.239- T1)

Có... không chứa TGĐ: có một mối duyên tồn tại giữa anh và em. Vấn

đề là mối duyên đó sau này sẽ ra sao, đẹp hay không đẹp? Do đó các câu sau là sự âu lo của “em” về duyên phận hẩm hiu và lời nhắn nhủ cho mối duyên đó “trăm năm anh chớ quên câu hẹn hò”

- Cặp đã... chưa: chứa TGĐ về tính thời gian, sự việc đã tồn tại hay chưa tồn tại vào thời điểm phát ngôn.

Anh đà thương thật em chưa

Hay là thương lửng thương lơ đỡ buồn (93- tr229- T1)

Đà... chưa chứa TGĐ: việc “anh thương thật” chưa thể khẳng định đã

gái Nghệ về một khả năng thứ hai đối với sự thương của chàng trai: thương lửng thương lơ mà thôi.

Phát ngôn hỏi chuyên biệt là phát ngôn được đưa ra hướng đến người nghe, không đòi hỏi ở họ bao quát hết mọi khả năng trả lời mà chỉ hướng vào một hoặc một số trọng điểm trả lời nhất định.

Ở CDNT, ta thấy cả TTT, QHT đều tham gia vào những phát ngôn hỏi chuyên biệt.

Ớ này cô ả xinh xinh

Sao cô bứt cỏ một mình dưới khe Lại đây anh bứt với nghe

Cho mau đầy sọt ta về cho vui (300- tr.65- T2)

Nghe là tình thái từ chứa TGĐ về một khả năng tương lai gần để thực

hiện việc cắt cỏ với cô gái nhưng phải được cô gái đồng ý thì chàng trai mới dám cắt cỏ chung. Và như vậy, đây vừa là một lời yêu cầu, đề nghị, vừa là một lời “đưa đẩy” dễ thương của chàng trai trong cuộc sống lao động nông nghiệp tuy nhiều vất vả nhưng lại nặng tình yêu thương, cộng đồng.

CDNT có rất nhiều bài xuất hiện phát ngôn hỏi chuyên biệt dùng QHT

hay, hay là. Trong 38 QHT hay là thì có 20 từ, 34 từ hay thì có tới 32 từ nằm

trong các phát ngôn chứa TGĐ về sự tồn tại cả hai khả năng đều là hiện thực.

Thuyền ngược hay là thuyền xuôi Thuyền ai về Nghệ cho tôi về cùng

(13- tr.130 - T1) Theo anh cho rõ ngọn ngành

Trầm anh thật giả còn xanh hay vàng (172- tr.168- T1)

Hay và hay là trong hai bài ca dao trên đều chứa TGĐ về sự tồn tại

cả hai khả năng đều là hiện thực; do đó người nghe khi nghe câu hỏi xong có thể trả lời một trong hai khả năng “thuyền ngược hay thuyền xuôi, xanh hay vàng”.

Trong TGĐ phát ngôn, bên cạnh các phát ngôn hỏi, hư từ còn tham gia vào các phát ngôn tường thuật với mục đích khẳng định hoặc phủ định.

- Phát ngôn có mục đích khẳng định:

Bến Trúc có từ ngàn xưa

Chim cò săn bắn sớm trưa đi về (39- tr.139- T1)

Từ làm cho phát ngôn có TGĐ về sự tồn tại lâu đời của bến Trúc. Đàn bà con gái khôn ngoan

Làm dâu chợ Dàn chỉ ngửi cũng no (76- tr.147- T1)

Chỉ... cũng có TGĐ: cố gắng tối thiểu mà hiệu quả tối đa.

- Phát ngôn có mục đích phủ định gồm phủ định tường thuật và phủ định bác bỏ.

Phủ định tường thuật: thường sử dụng các phụ từ không, chưa, chẳng chứa TGĐ về sự không tồn tại hay chưa tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ai về Đông Vực làm chi

Ruộng nương không có lấy chi mà cày (5- tr.6- T2)

Không giúp ta nhận ra phát ngôn chứa TGĐ về sự không tồn tại ruộng

nương ở Đông Vực.

Đói lòng nên phải ra đi

Núi cao đèo thẳm nỏ muốn chi chuyện trèo (142- tr.34- T2)

Nỏ làm cho câu 2 có TGĐ về sự chưa tồn tại hành động trèo núi ở chủ

thể phát ngôn.

Phủ định bác bỏ:

Tiền mô mua đỗ mua khoai Tiềm mô dạm dì hai cha mồ?

(374- tr497- T1)

Mà ở phát ngôn này có TGĐ: không có tiền để dạm dì hai cho cha. Anh quen em năm ngoái lại giừ

Cơi trầu anh mang đến, em chối từ không ăn - phải anh, rứa anh

Năm qua bé nhỏ chưa dám ăn trầu người (41- tr222- T1)

Có... mô có TGĐ: ai đó hoặc “anh” bảo em chối từ không ăn trầu anh

đưa đến.

3.1.2.2. Hư từ với hàm ý

Hàm ý là những hiểu biết có thể suy ra từ nghĩa tường minh và TGĐ, đây là ý nghĩa đích thực mà người nói hướng đến người nghe.

Như vậy điều kiện để xét hàm ngôn là ta phải đặt văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Có không gian, thời gian và nhân vật tham gia giao tiếp. Ở KTCDXN với sự có mặt của một số lượng lớn các bài ca dao, hàm ý rất phong phú. Ở những văn bản hội thoại trao đáp, người trao sử dụng hàm ý, người đáp sử dụng hàm ý và cả người trao, đáp cùng sử dụng hàm ý. Những văn bản một chiều cũng chứa đựng hàm ý. Người Nghệ Tĩnh sử dụng hàm ý để đưa ra một cách kín đáo những nhận định, nhận xét chủ quan của bản thân mình trước những vấn đề phức tạp của đời sống.Việc sử dụng hư từ đã trực tiếp tham gia kiến tạo hàm ý trong văn bản ca dao.

đêm không được gặp nhau Sáng ra nên đã bạc đầu em ơi

(1802- tr.433- T1)

Cặp quan hệ từ vì - nên dẫn nhập hàm ý của chủ ngôn: hình ảnh của em đã trở thành nỗi nhớ, niềm thương của anh; anh đã yêu em mất rồi. Bởi thế cho nên “đã bạc đầu” là kết quả chỉ sau một đêm không được gặp em.

Cây khô thì lá cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô cũng ngèo (61- tr.207- T2)

Cũng- cũng khẳng định sự ràng buộc của số phận đối với cuộc đời của

mỗi người, con người không thể thoát khỏi được số phận. Sử dụng hư từ với hàm ý phủ định, phản bác:

Tiền mô mua đỗ mua khoai Tiền mô dạm dì hai cha mồ

(374- tr.497- T1)

Mà nối thành phần “dạm dì hai” đối lập với “mua đỗ nua khoai”. Hai

mục đích trái ngược nhau đối chiếu với nhau làm xuất hiện ý nghĩa tình thái phủ định đối với mục đích “dạm dì hai” của cha. Mà có hàm ý không đồng tình của chủ ngôn.

Sử dụng hư từ với hàm ý ngợi ca:

Nước sông La vừa trong vừa mát Đường Thọ Tường lắm cát dễ đi

(375- tr.207- T1)

Hai phụ từ vừa đi đôi với nhau chỉ sự song hành của hai tính chất đồng nhất với nhau làm xuất hiện hàm ý ngợi ca. Cấu trúc này ta thường bắt gặp trong nhiều bài ca dao về địa phương xứ Nghệ hàm ý ngợi ca những miền quê, làng quê cụ thể (gắn với những địa danh khác nhau) làm ta hiểu, ta yêu, gắn bó với quê hương đất nước mình.

Sử dụng hư từ với hàm ý chê trách, trách móc:

Khi em chưa có chồng thì anh nỏ dốc lòng gắn bó Nay em có chồng rồi thì anh đón ngõ trao thư

(250- tr.479- T1)

Nỏ là từ địa phương Nghệ Tĩnh, đồng nghĩa với không nhưng trong

trường hợp này nó hàm ý oán trách sự vô tâm, hờ hững của chàng trai khi xưa. Sử dụng hư từ với hàm ý mỉa mai, phê phán:

Hoa thơm mất nhuỵ đi rồi

Về tô màn thuốc lại, bán cho người đường xa (142- tr.169- T2)

Lại nối thành phần “tô màn thuốc” đối lập với “hoa thơm mất nhuỵ” ở

trên. Sự đối lập giữa cái đã xảy ra không thể nào thay đổi “... đi rồi” và hành động giả dối, che lấp cái xấu xa “tô lại” làm xuất hiện hàm ý: phê phán, mỉa mai những người con gái đã trở thành “đàn bà” rồi mà vẫn còn lừa lọc tình duyên với những người xa xôi, không biết, không hề hay hấn gì.

Hàm ý trong CDNT rất phong phú đa dạng, đằng sau những câu chữ, những lẽ thường được tường minh trong lập luận là những ý nghĩa đích thực mà chủ ngôn hướng đến người nghe, người đọc. Với dung lượng phần viết có hạn, người viết chỉ xin đề cập đến một số loại hàm ý cơ bản thường thấy nói trên, nhằm làm rõ thêm giá trị nhận thức của hư từ trong CDNT.

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w