Hư từ với hiệu lực lập luận và thuyết phục trong ca dao Nghệ Tĩnh

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 109 - 111)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Hư từ với hiệu lực lập luận và thuyết phục trong ca dao Nghệ Tĩnh

Nhiều ý kiến cho rằng, ca dao xứ Nghệ không mượt mà như ca dao xứ Bắc. Điều đó phụ thuộc một phần vào tâm lý sáng tạo và tiếp nhận văn chương của cộng đồng cư dân xứ Nghệ. Người Nghệ ít bày tỏ tình cảm lộ liễu, ồn ào mà kiềm chế tình cảm bằng sự phân tích lý giải tỉnh táo của lý trí. Lý càng vững thì tình càng sâu. Đặc điểm này thể hiện rõ trên phương diện

Không phải ngẫu nhiên mà CDNT sử dụng nhiều hư từ. Đây là một “hình thức mang tính quan niệm” (chữ dùng của Trần Đình Sử). Nhu cầu trực tiếp phát biểu quan niệm, tư tưởng, nhận xét của người Nghệ đòi hỏi phải có những hình thức kết cấu thích hợp.

Cỏ vàng rồi cỏ lại xanh

Hoa tàn rồi lại trên cành đầy hoa (83- tr.211- T2)

Lẽ thường: cỏ vàng sẽ tàn lụi, mọc lên cỏ mới xanh non; hoa tàn rụng xuống trên cành lại mọc nhiều hoa mới được tường minh hoá trong lập luận trên. Các hư từ vừa là phương tiện tổ chức lập luận, vừa là phương tiện biểu đạt cảm xúc. Đây là một trong những đặc điểm riêng biệt của thơ ca dân gian xứ Nghệ nói chung và CDXN nói riêng. “Để lấp kín khuôn hình các làn điệu dân ca, làm cho câu ca mượt mà, óng ả; câu ca xứ Bắc sử dụng nhiều tiếng đưa hơi, luyến láy (ơ, ơi, a, ôi...), chúng trực tiếp biểu đạt cảm xúc mà ít có giá trị nhận thức. Còn câu ca dao xứ Nghệ, khi diễn xướng, số lượng âm tiết trong từng nhịp được dồn nén, các thực từ, hư từ được huy động tối đa để lấp đầy dòng nhạc. Khi tăng âm tiết trong từng nhịp và vận dụng hư từ, sử dụng các biện pháp điệp và đối tổ chức văn bản thì tính chất suy luận sẽ nổi lên hàng đầu, hệ kết hợp được khai hác tối đa để phục vụ các thao tác trí tuệ. Cảm xúc được biểu đạt thông qua con đường lý lẽ. Lý lẽ sâu sắc làm tình cảm nảy sinh” [10, tr.195].

Nhận xét về CDXN, nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Châm cho rằng “với vốn chữ Hán khá thuần thục và tinh tế, CDXN thực sự nhuốm màu nho học... chắc chắn là có sự đóng góp tài trí của đội ngũ nho học, trí thức xứ Nghệ”. Người viết đồng tình với nhận định trên nhưng cũng bổ sung một quan điểm, một nhận định khác của Tiến sĩ Ngô Văn Cảnh “tính chất trí tuệ, bác học của CDXN nằm ngay trong hình thức kết cấu lời thơ” [10, tr.196-

197]. Có rất nhiều lời thơ không liên quan đến điển tích, điển cố mà vẫn giàu tính trí tuệ:

Tối trăng còn hơn sáng sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi

(218- tr130- T2) Cókhó mới có miếng ăn

Có nhọc có nhằn mới có phong lưu (54- tr102- t2)

Hai dòng lục bát trong mỗi bài ca dao điệp cú pháp với nhau. Mỗi dòng là một lẽ thường đã được đúc kết qua kinh nghiệm dân gian. Các hư từ: còn-

còn, mới- mới khẳng định thuyết phục, thấm thía các kết luận trong lập luận.

Như vậy, hư từ vừa là những “nút bấm” TGĐ, vừa là phương tiện kiến tạo hàm ý và là những CDLL tạo nên những lập luận thuyết phục đem lại giá trị nhận thức cho CDNT.

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w