Hư từ với việc thực hiện các quy tắc và phương châm hội thoạ

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 118 - 123)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Hư từ với việc thực hiện các quy tắc và phương châm hội thoạ

Xét về phương diện kết cấu lời thơ, CDNT có hai hình thức: kết cấu một chiều của ca dao và kết cấu trao đáp. Kết cấu trao đáp chỉ chiếm một số lượng nhỏ nhưng những lời trao đáp này cho chúng ta nhận ra được rất nhiều những mặt, những vấn đề ứng xử của người Nghệ Tĩnh biểu hiện qua giao tiếp hội thoại.

Trong những vận động trao đáp, hư từ bên cạnh việc chuyển tải những nhận thức, tình cảm của người Nghệ Tĩnh còn là phương tiện để người trao- đáp thể hiện những quy tắc và phương châm hội thoại khác nhau, làm nổi bật tình

thái của lời và phản ánh sinh động tính cách của nhân vật tham gia giao tiếp hội thoại. Không chỉ với đề tài tình yêu nam nữ - một đề tài phổ biến và thường thấy trong nhiều bài ca dao, các hư từ còn tham gia vào trong các kết cấu trao đáp ở nhiều đề tài khác nhau, thuộc những nội dung hội thoại khác nhau.

Hầu hết các bài trao đáp trong CDNT đều tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời. Cứ hai tham thoại lập thành một lượt lời của người trao và đáp. Khi cả người trao và đáp đều hướng về một đề tài nhất định, điều đó có nghĩa là đôi bên trao đáp đều tuân thủ quy tắc liên kết và phương châm quan yếu về đề tài.Vấn đề đặt ra là hướng liên kết. Hướng liên kết tuỳ sự lựa chọn của đôi bên giao tiếp và tuân theo quy luật tình cảm, quy luật hội thoại diễn tiến ngay trong lòng kết cấu trao đáp.

Ở mảng đề tài thiên nhiên:

Em đừng khoe sắc khoe tài

Khoe cao Bàn Độ, khoe dài Hoành Sơn - Chữ rằng nhân kiệt địa linh

Có Hoành Sơn, Bàn Độ mới đỉnh sinh anh tài (412- tr.215- T1)

Đừng trong phát ngôn của người trao dẫn nhập hành vi ngăn cản. Cách

sử dụng phụ từ mệnh lệnh theo nghĩa âm tính đó xác lập một phương châm về cách thức giao tiếp của chàng trai: nói một cách rõ ràng, trực tiếp để người nghe nhận ra ngay ý định của mình. Rằng trong lời người đáp là một phương tiện liên kết hình thức, liên kết chặt chẽ nội dung lời đáp với lời trao. Sử dụng quan hệ từ rằng, người đáp nhằm thuyết minh cho người nghe về giá trị chân lý “nhân kiệt địa linh” và thể hiện thái độ không đồng tình với người trao:

Có Hoành Sơn, Bàn Độ mới đỉnh sinh anh tài

nhân kiệt Hoành Sơn, Bàn Độ- nơi nuôi dưỡng những anh tài. Có... mới thể hiện rõ phương châm quan yếu (về lập luận) trong lời người đáp.

Ở mảng đề tài quan hệ xã hội:

Ba vuông sánh với bảy tròn

Đời cha vinh hiển đời con sang giàu - thật thế chăng, phải thế chăng

Đời cha vinh hiển đời con ăn mày (34- tr.203- T2)

Trong mỗi lượt lời trao đáp đều có hai tham thoại. Trong lời trao, tham thoại thứ nhất là hành vi so sánh quan hệ, tham thoại thứ hai là một nhận định, đánh giá. Trong lời đáp, tham thoại thứ nhất là hành vi phủ định, tham thoại thứ hai cũng nêu lên một nhận định, đánh giá. Các tham thoại này liên kết chéo với nhau. Ở tham thoại thứ nhất của lời người trao, với được đưa ra để chỉ sự tương đồng về quan hệ, tính chất, tạo ra luận cứ để để trực tiếp đưa ra kết luận, nhận định ở tham thoại thứ hai. Có... chăng điệp lại tới hai lần,

hình thức là một câu hỏi mang tính chất vấn, chất vấn lại lời người trao, làm thay đổi hướng liên kết: phủ định lại lời người trao. Cuộc thoại không diễn ra hài hoà, sự bất cộng tác đã xảy ra với hình thức điệp lại hai lần có... chăng, người đáp chất vấn lại lời người trao, đưa người trao vào thế vi phạm phương châm về chất: liệu đời cha vinh hiển đời con sang giàu đã đúng hay chưa?

CDNT còn có rất nhiều bài trao đáp về các đề tài khác như dân tộc, đặc điểm địa bàn cư trú, tuy nhiên đề tài về tình yêu nam nữ vẫn chiếm số lượng bài nhiều nhất. Ở đó cả người nam và người nữ đều sử dụng các phương tiện liên kết là các hư từ để đưa ra những nhận định, ướm hỏi, lời chào, lời trao gửi, dặn dò, tiễn biệt... để đối đáp và trao đáp với nhau. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1894 bài ca dao về tình yêu nam nữ thì có 127 bài mang hình thức vận động trao đáp. Trong 127 bài đó chỉ có 6 bài không xuất hiện hư từ ở lời người đáp, 4 bài không sử dụng hư từ ở lời người trao.

Các cuộc trao đáp nam nữ cũng không tuân thủ một quy tắc chặt chẽ nào, chúng là những cuộc trao đáp tình yêu nam nữ của ca dao.

Nom lên vườn trúc xanh non

Hỏi vườn trúc ấy còn măng không? - Cầm sào đợi nước lên

Cầm duyên đợi bạn cho nên đến giừ (1142- tr.357- T1)

Cái cách “nom lên” vườn trúc là một lối nói vòng thường thấy trong ca dao xứ Bắc (ví như: trèo lên cây bưởi, bước xuống vườn cà). Nó không phải là hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà người Nghệ thường dùng. Nhưng trong trường hợp này, nó thể hiện sự tôn trọng đối tượng và tạo đà cho hành vi hỏi- hành vi ngôn ngữ trực tiếp ở phía sau. Cách vào đề và hành vi hỏi trực tiếp

có... không là một bước thương lượng hội thoại mà chàng trai mong ở cô gái

một sự đồng ý. Hướng liên kết được đặt ra. Cô gái muốn đáp lại lời chàng trai bằng một lời đồng ý, bởi cô hiểu được tình cảm, thái độ của chàng trai nhưng làm sao để “gật đầu” mà vẫn giữ được thể diện? Không trả lời thẳng vào vấn đề mà cô chọn một cách giải thích ngụ ý đồng tình: “Cầm sào... đến giừ”. Quan hệ từ mà trong trường hợp này dùng để chỉ mục đích, nhưng đó là một mục đích quá sức, chưa đạt được, và kết quả là “cho nên đến giừ” em vẫn chưa yêu ai. Lý giải nguyên nhân, kết quả thông qua hai quan hệ từ mà, cho nên của cô gái là lời xác nhận đồng tình phù hợp nhất.

Có rất nhiều lời ướm hỏi, lời thương trong CDNT nhận được sự đồng tình nhưng cũng không ít trong số đó không nhận được câu trả lời may mắn. Một lời bày tỏ tình cảm của người trao có thể được đáp lại bằng một lời ca đồng tình, cổ vũ:

- Không không chưa có chi đâu

Con tằm đang đợi nương dâu nhà người (1551- tr. 403- T1)

Bằng cách sử dụng các từ phủ định không và chưa liên tiếp cô gái đã trực tiếp đi vào vấn đề, xác nhận sự tương đồng về tình cảm của mình với chàng trai. Không và chưa là những phương tiện liên kết hình thức liên kết trực tiếp lời đáp với lời trao.

Tuỳ theo quan hệ tình cảm giữa đôi bên mà nảy sinh những hướng liên kết khác nhau. Lời đáp có thể là lời bày tỏ tương đồng về nội dung:

Chờ anh năm ngoái lại giừ

ai đón ngõ trao thư không cầm - ai đón ngõ trao thư

Thì em cũng cứ chối từ đợi anh (362- tr.263- T1)

Cấu trúc giả định: dù... ở lời người trao được lặp lại ở lời người đáp:

dù... cũng tạo ra một kết cấu trùng điệp về hình thức và cả về nội dung. Kết

cấu trùng điệp này đánh dấu trình tự luân phiên lượt lời và hướng vận động hội thoại mà cả đôi bên giao tiếp chủ động để cuộc thoại diễn ra hài hòa: em khẳng định quyết tâm đợi anh và anh củng cố niềm tin và sự đợi chờ đó.

Có khi người đáp bày tỏ ý e ngại vì một lý do nào đó. Các phụ từ đừng

dẫn nhập hành vi ngăn cản, khuyên nhủ:

Bây giừ ướm hỏi người ngoan

Em về thưa với thầy mẹ anh muốn dan díu tình - Đừng bức ơi anh, đừng vội ơi anh

Để cho cơm chín thì canh cũng vừa (135- tr.236- T1)

Có thể vì một hoàn cảnh nào đó mà đôi bên không thể thương yêu nhau, lời đáp như một lời hát ly tình:

Thương mình nỏ lẽ nói ra

Nhớ mình nỏ lẽ đến nhà hỏi thăm - Thương sao được nữa mà thương Rọng bùn đã cấy mạ nương đi rồi

(1597- tr.408- T1)

Phụ từ đã và tổ hợp trợ từ đi rồi biểu thị một hoàn cảnh đã xảy ra mà không thể nào đổi khác. Thế cho nên mà ở trên là một sự phủ định, bác bỏ niềm thương nỗi nhớ của người trao (không thể tiếp tục thương yêu được nữa), thể hiện mục đích bất cộng tác về quan hệ tình cảm của người đáp, làm cho cuộc thoại không hài hoà, hướng vận động hội thoại không tốt.

Bởi các cuộc trao đáp của CDNT không tuân thủ bất cứ một quy tắc chặt chẽ nào, do đó khi tìm hiểu vai trò của hư từ trong việc thể hiện các quy tắc và phương châm hội thoại, chúng tôi không đi vào phân tích tách biệt vai trò của chúng đối với riêng một quy tắc nào mà chọn hướng phân tích tổng hợp theo những đề tài cụ thể như trên.

Các hư từ xuất hiện trên bề mặt phát ngôn của các kết cấu trao đáp vừa là phương tiện biểu hiện thái độ, cảm xúc của các vai giao tiếp, vừa là phương tiện điều hành vận động trao đáp, và quan trọng hơn chúng thể hiện những phương châm hội thoại, những quy tắc giao tiếp, thể hiện đặc trưng văn hoá- ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh qua KTCDXN.

Một phần của tài liệu Hư từ trong ca dao nghệ tĩnh (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w