KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 105)

1. Kết luận

Giáo dục là nhiệm vụ cách mạng và là nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp phát triển đất nước. Cùng với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Có thể nói đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, là tài sản quý giá của người lao động . Người lao động có nhận thức đầy đủ về nghề thì mới có thể thực hiện được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ngược lại, có tuân thủ tốt đạo đức nghề nghiệp người lao động mới được công nhận là người lao động có văn hóa.

Vì thế giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề là hết sức quan trọng. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi sản phẩm của công tác đào tạo nghề là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Để giáo dục những nét phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề nhằm giúp học sinh, sinh viên có ý thức về phẩm chất đó, có thái độ tích cực và có thói quen hành vi tương ứng.

Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi học sinh, sinh viên không những biết và thừa nhận sự cần thiết, tính tất yếu của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, mà còn phải thực hiện hành vi đạo đức đó, làm mọi việc theo sự hiểu biết của mình cùng với động cơ và tình cảm tích cực.

Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận thông qua các khái niệm cơ bản: đạo đức, nghề, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, hội nhập quốc tế; hệ thống những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những đặc điểm chung của học sinh, sinh viên trong các trường nghề từ đó chỉ ra tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề

nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên và làm rõ những nội dung cần giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đề tài đã khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An. Từ đó tác giả nhìn nhận khách quan về những thành tựu và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An.

Từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nhà trường, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp về giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An.

Sau quá trình nghiên cứu thấy rằng: kết quả nghiên cứu thu được là phù hợp với mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Các giải pháp đã trình bày đều được đánh giá với tỷ lệ cao về mức độ cần thiết và tính khả thi trong thực hiện. Các giải pháp đó cần phải được giải quyết một cách đồng bộ, phối hợp xen kẽ nhau trong xu thế vận động và phát triển. Giải pháp này là tiền đề, là cơ sở để thực hiện giải pháp kia và ngược lại.

Do thời gian hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và một số lý do chủ quan, khách quan khác nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài tiếp tục được hoàn thiện, triển khai có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An.

2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An, tác giả xin có một số kiến nghị sau:

2.1. Với cơ quan chức năng quản lý cấp trên

- Các cấp các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách dạy nghề và có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với giáo viên và học sinh học nghề.

- Chương trình khung của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề cần dành nhiều thời gian bồi dưỡng những vấn đề thuộc về đạo đức nghề nghiệp hơn nữa.

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên thành lập trung tâm văn hóa nghề để khảo sát, nghiên cứu, từ đó sẽ cụ thể hóa việc giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với hệ thống các trường nghề để hình thành bộ môn văn hóa nghề.

- Tổ chức kiểm định chất lượng tay nghề, trong đó cần chú trọng tới ý thức nghề nghiệp trên tất cả các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước.

- Nhà nước nên phân luồng và định huớng cho các trường đại học, cao đẳng và cho học sinh phổ thông ngay trước khi dự thi tốt nghiệp phổ thông và cân đối một tỉ lệ chỉ tiêu cho đại học thích hợp chứ không như hiện nay để tránh tình trạng "thừa thầy thiếu thợ".

- Có cơ chế khuyến khích các trường dạy nghề trong nước hợp tác với các trường đào tạo nghề của các nước phát triển.

- Cần thiết lập và ban hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp, giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp vì vấn đề này nên thuộc về nghề nghiệp chứ không phải là vấn đề của pháp luật.

- Có quy định cụ thể về vai trò của các doanh nghiệp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động.

2.2. Đối với Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, tỉnhNghệ An Nghệ An

- Nhà trường cần quán triệt hơn nữa mục tiêu đào tạo, chú trọng đến nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt động, mọi lực lượng, tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Phải có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể, thống nhất từ Ban giám hiệu, Đảng uỷ đến các phòng, ban, khoa trong nhà trường tạo thành sự thống nhất đồng bộ trong các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên nói riêng.

- Tăng cường sự chỉ đạo và đầu tư kinh phí hoạt động cho tổ chức Đoàn thanh niên, đây là hoạt động của tổ chức nòng cốt thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia, vì vậy rất có ưu thế cho công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Để hoạt động của các tổ chức Đoàn phát huy hiệu quả hơn nữa, nhà trường cần bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ hoạt động cho các cán bộ Đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở trong toàn trường.

- Nhà trường cùng với cấp khoa chỉ đạo cụ thể và chặt chẽ hơn nữa hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để lực lượng này thực hiện hết chức năng giáo dục của mình, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Theo chúng tôi, nhà trường nên có tiêu chuẩn đánh giá công tác chủ nhiệm lớp cho các giáo viên chủ nhiệm, gắn kết quả rèn luyện của lớp chủ nhiệm với kết quả xếp loại hàng năm của các giáo viên đó.

- Về phía các giáo viên chuyên môn, cần nâng cao ý thức tự giác, tích cực kết hợp nội dung giáo dục đạo đức với nội dung bài giảng chuyên môn, coi đây là nhiệm vụ không thể thiếu trong mỗi bài giảng. Đặc biệt coi trọng vị trí của

một số bộ môn đặc trưng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho sinh viên như môn chính trị, pháp luật...

- Tổ chức các hoạt động thực tập, thực tế một cách đa dạng nhằm giúp sinh viên được rèn luyện một cách thường xuyên, đảm bảo được từ lí thuyết đến thực tế, từ thực tế trở lại bổ sung và hoàn thiện lí thuyết. Cần đảm bảo tính toàn diện cân đối giữa nội dung chính khoá với ngoại khoá bởi những nội dung này đóng góp một phần rất quan trọng vào việc giáo dục lí tưởng và tình yêu nghề nghiệp cho sinh viên, đồng thời là những biện pháp giáo dục nghề nghiệp rất tự nhiên, sinh viên sẽ cảm nhận một cách thoải mái nhẹ nhàng mà không bị sự gò bó.

- Tổ chức hợp lí các hoạt động chính trị xã hội, giao lưu văn hoá, văn nghệ hội thảo khoa học, ngoại khoá góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên trong việc rèn luyện đạo đức.

- Nhà trường và khoa cần quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Cần chú trọng tới việc phát huy vai trò giữa giáo dục với tự giáo dục, vai trò chủ thể cũng như năng lực tự quản của sinh viên nhằm góp phần giáo dục đạo đức cho các em ngày càng sâu sắc hơn.

- Hoàn thiện nội quy, quy chế, trong các hoạt động của nhà trường nhằm đưa hoạt động của sinh viên vào nền nếp tạo điều kiện rèn luyện hành vi thói quen đạo đức cho học sinh, sinh viên. Đồng thời với việc xây dựng chuẩn đánh giá xếp loại đạo đức định kì và xét tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên, nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nhằm có những căn cứ xếp loại, đánh giá một cách chính xác nhất thúc đẩy học sinh, sinh viên tích cực rèn luyện tu dưỡng.

Trên đây là một số kiến nghị của chúng tôi với mong muốn hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề nói riêng ngày càng đổi mới mang lại kết quả, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w