sinh viên và năng lực tự quản của tập thể học sinh, sinh viên nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Trong hoạt động thực tiễn của con người, nhờ có tính tích cực, tự giác, có ý thức con người có thể đạt được nhiều tiến bộ trong đời sống, lao động, học tập. Vì vậy, việc hình thành, phát triển tính tích cực, năng động, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo và góp phần phát triển xã hội.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của học sinh, sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi chúng ta đang đòi hỏi phải đào tạo cho được một lực lượng lao động vừa có trình độ kỹ thuật cao, vừa có tác phong và văn hoá ứng xử công
nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế, có ý thức trách nhiệm công dân cao… thì việc phát huy tính năng động sáng tạo trong học tập, rèn luyện ở học sinh, sinh viên là một nguyên tắc cần được quán triệt trong mọi hoạt động. Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này cần sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và bản thân HSSV.
Trong quá trình giáo dục nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của học sinh, sinh viên cần đấu tranh chống tư tưởng khoán trắng, thả nổi để học sinh, sinh viên tự do hoạt động theo sở thích, hứng thú riêng của các cá nhân, vì khi đó chúng ta đánh mất vai trò của giáo dục.
Đối với HSSV tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập phải được biểu hiện ở tính tích cực của nhận thức, ở khát vọng hiểu biết, sự cố gắng và nghị lực cao trong việc chiếm lĩnh tri thức. Trong hoạt động học tập nó diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau như: tri giác tài liệu, thông hiểu tài liệu, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng...và được thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng như có xúc cảm học tập thể hiện ở niềm vui, sự sốt sắng thực hiện yêu cầu của giáo viên, hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ; có sự nỗ lực của ý chí thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại vượt khó khăn khi giải quyết vấn đề của nhận thức; có quyết tâm và ý chí vươn lên trong học tập; có tính tự giác cao, tính độc lập tư duy, tính chủ động và sáng tạo.
Tổ chức tự quản của tập thể học sinh, sinh viên, xây dựng tập thể học sinh, sinh viên như lớp học, trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội học sinh, sinh viên thành môi trường giáo dục là một yêu cầu, một nguyên tắc giáo dục của nhà trường, có như vậy mới rèn luyện được đạo đức cho các em. Cần xây dựng tập thể đáp ứng 5 đặc điểm sau:
- Có mục tiêu hoạt động thống nhất.
- Có chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể. - Có đội ngũ tự quản đủ năng lực.
- Có dư luận tập thể lành mạnh.
Trong Luật giáo dục cũng qui định rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên” [31;3].