Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm và ý thức thực hiện nội quy, quy chế sinh hoạt học tập của HSSV trong việc rèn luyện hành vi đạo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 84)

quy, quy chế sinh hoạt học tập của HSSV trong việc rèn luyện hành vi đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên

Với đặc trưng của lứa tuổi HSSV là tâm sinh lý, ý thức, năng lực hành vi chưa hoàn thiện, đặc biệt trong xu thế HNQT học sinh, sinh viên luôn có xu

hướng thích tự khám phá, tìm tòi, tiếp cận cái mới mà không biết chọn lọc do không được định hướng đúng đắn vì thế các em luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Điều đó ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh, sinh viên đặc biệt quan trọng là làm lệch lạc đi nhân cách của HSSV. Xuất phát từ tình hình thực tế ấy thì việc nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm và ý thức thực hiện nội quy, quy chế sinh hoạt trong nhà trường của HSSV là rất cần thiết và cấp bách.

Giáo viên chủ nhiệm là người lĩnh hội và truyền đạt đầy đủ những nghị quyết và tư tưởng chỉ đạo của nhà trường tới học sinh, sinh viên lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lí, nhà sư phạm thay mặt hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, sinh viên bằng một phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi HSSV và tập thể lớp ý thức được một cách đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm cần đưa ra gợi ý cho lớp về phương hướng, giải pháp để thực hiện những yêu cầu giáo dục của nhà trường. Với vị trí chức năng quan trọng của mình, giáo viên chủ nhiệm là lực lượng then chốt trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên trong phạm vi của lớp.

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên, trước tiên giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng tập thể lớp học sinh, sinh viên thành tập thể tự quản tốt, đoàn kết nhất trí, điều khiển hành vi của các cá nhân thông qua dư luận tập thể. Có như vậy tập thể lớp mới kích thích, khuyến khích những hành vi thói quen đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội. Qua đó từng thành viên trong tập thể có cơ hội tu dưỡng các phẩm chất tốt đẹp như: Tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết thân ái, tình yêu thương bè bạn, tinh thần hợp tác giúp đỡ, tính trung thực…

Thực tiễn cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt đã lôi kéo cả những HSSV của chúng ta. Bên cạnh đó là có nhiều em đi học xa nhà phải sống cuộc sống tự lập…Có

thể nói trong giai đoạn này các em rất cần đến bàn tay chỉ đường, định hướng cho những bước đi của mình. Và người đó sẽ không phải là ai khác mà chính là những người thầy, người cô (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) vì đây là những người gần gũi, tiếp xúc với các em nhiều nhất trong thời gian học tập. Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, có các phẩm chất nhiệt tình sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ tự quản cán bộ HSSV.

Thực hiện chức năng cầu nối, giáo viên chủ nhiệm là người có nhiệm vụ tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội để thống nhất quá trình tác động giáo dục theo một chương trình hành động chung. Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần liên kết, phối hợp với lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa, phối hợp với các giáo viên bộ môn, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên, với phòng công tác học sinh, sinh viên, ban quản lí kí túc xá HSSV.

Ngoài các mối liên hệ, sự phối hợp chủ yếu nêu trên, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng khác trong trường ở những tình huống khác nhau nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên nói riêng.

Để công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu HNQT cho HSSV đạt hiệu quả cao thì cùng với việc nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm cần thiết phải nâng cao cả ý thức của HSSV trong việc thực hiện nội quy, quy chế sinh hoạt học tập trong nhà trường.

Nội quy, quy chế là công cụ điều khiển sự vận hành của nhà trường, mà trước hết là cho mỗi cá nhân. Nội quy, quy chế phải thực sự phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, và cũng phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.

Trước hết, cần thường xuyên rèn luyện cho các em tính tự giác trong việc chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường và ý thức đó cần phải được rèn luyện từ những thói quen nhỏ nhất trong học tập như: đi học đúng giờ, nghiêm túc trong giờ học và đặc biệt hơn nữa là tính tự học phải trở thành bản chất trong mỗi học sinh, sinh viên.

Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh, sinh viên, Đoàn thanh niên, các khoa tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng chuẩn đạo đức học sinh, sinh viên ở trường dạy nghề.

Xây dựng nội quy để học sinh, sinh viên thực hiện bao gồm nội quy trong phòng ở, phòng ăn, phòng đọc sách… Xây dựng hệ thống bản tin để sinh viên có thể theo dõi những qui định của nhà trường, của kí túc xá, hoặc các đoàn thể.

Đoàn thanh niên kết hợp với Ban quản lí kí túc xá tổ chức đội cờ đỏ có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc học sinh, sinh viên thực hiện nội quy phòng ở, đảm bảo chỗ ở của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, tiện lợi, sạch đẹp.

Mỗi phòng ở tập thể phải được tổ chức như một đơn vị cơ sở có trưởng phòng, phó phòng, có trách nhiệm thay mặt mọi người kí cam kết với ban quản lí kí túc xá thực hiện nội quy của nhà trường về những vấn đề cơ bản như: thời gian sinh hoạt tập thể, giữ vệ sinh bảo vệ môi trường, thời gian học tập sinh hoạt cá nhân, lịch luân phiên nhau trực nhật.

Phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các khoá học, các phòng ở, các khoa về việc thực hiện nội quy, quy chế về một số mặt hoạt động: lên lớp đúng giờ, tiếp khách đúng giờ, giữ vệ sinh môi trường kí túc xá…

Trong sự nghiệp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân trước đây, Bác Hồ thường sử dụng gương "người tốt việc tốt", một phong trào có tính quần chúng và tác động sâu rộng trong nhân dân. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên cũng rất cần hình thức nêu gương. Các cán bộ Đảng viên, thầy cô giáo, bằng lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng, bằng sự công minh có tình có lý

trong đối xử với học sinh, sinh viên, sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho học sinh, sinh viên. Công tác thi đua khen thưởng phải kịp thời nhằm khuyến khích những học sinh, sinh viên có thành tích trong các phong trào học tập, rèn luyện đạo đức về nhiều mặt cũng là một hình thức nêu gương. Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bản tin phát thanh của trường, của khoa.

Để giúp họ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội quy, quy chế thì nhất thiết phải có sự đôn đốc, kiểm tra của nhà trường giúp cho sinh viên biến việc thực hiện nội quy, quy chế thành thói quen đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w