B. NỘI DUNG
1.1.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh
của sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, sự biến đổi sâu sắc tình hình chính trị thế giới
Những biến cố dồn dập đầy kịch tính của thế giới trong thời gian qua đã tác động rất lớn đến tâm trí và nhận thức, tình cảm và ý chí của xã hội loài người nói chung và lực lượng sinh viên nói riêng. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4 - 1989 đến tháng 9 - 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
“Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự kiện bi thảm nhất ở thế kỷ XX là một tổn thất lớn chưa từng có đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập dân tộc tự do trên toàn thế giới. Nó làm thay đổi
hẳn so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên toàn cầu, có lợi cho chủ nghĩa đế quốc, bất lợi cho các lực lượng cách mạng” [2; 14]. Từ đó, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng, thoái trào. Lực lượng cách mạng, các dân tộc yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt và gặp nhiều bất lợi.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới giảm đi nghiêm trọng. Các thế lực phản động quốc tế đang dùng trăm phương, nghìn kế bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn, luận điệu khác nhau để phá hoại sự nghiệp xây dựng của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhằm xác lập sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Bên cạnh đó, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc về tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi, vấn đề dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị suy thoái, các dịch bệnh hiểm nghèo, nan y, phân hóa giàu nghèo, xung đột biên giới, lãnh thổ,… đã trở thành những vấn đề cấp bách, nóng bỏng, luôn được đặt ra gay gắt trong các chương trình nghị sự của các Hội nghị thượng đỉnh quốc tế.
Những biến cố sâu sắc của tình hình chính trị thế giới đã tác động mạnh mẽ đến cán bộ, đảng viên cộng sản, nhân dân lao động và tầng lớp sinh viên. Đã có không ít cán bộ, đảng viên cộng sản, người dân lao động và cả sinh viên tỏ ra hoang mang, hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản, từ đó lập trường giai cấp bị dao động, lý tưởng, ý chí chiến đấu để bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa bị suy giảm nghiêm trọng.
Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi sinh viên phải luôn tích cực tu dưỡng, rèn luyện để có một tri thức khoa học, một nhãn quan chính trị toàn
diện; có sự nhạy bén và sâu sắc trong xem xét, phân tích, nhận định, đánh giá diễn biến tình hình; có hành động kiên quyết, kịp thời, tích cực, sáng tạo, linh hoạt. Từ đó có niềm tin tưởng vững chắc vào thắng lợi tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa; có thái độ tích cực, chủ động trong cuộc sống, đóng góp sức lực và trí tuệ của mình đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Thứ hai, tác động của mặt trái kinh tế thị trường
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 - 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta coi đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm để tạo điều kiện phát triển sản xuất, phát huy nội lực của quốc gia, khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước. Đổi mới kinh tế là cơ sở để từng bước đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Để phát triển kinh tế, chúng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải đơn giản là sự trở về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, mà điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền kinh tế hiện đại, văn minh nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại, đó còn là sự tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn minh của nhân loại phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, một mặt nó thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, cải thiện đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người được cống hiến, được sáng tạo, bình đẳng, dân chủ…
Mặt khác, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường vẫn còn những tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội.
Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng, có khuynh hướng làm cho con người coi giá trị thị trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác. Họ định giá trị của con người căn cứ vào của cải vật chất, từ đó tìm các quan hệ trong sự đem lại lợi ích cho cá nhân mình. Từ đây, các quan hệ tình cảm cao đẹp, đầy tính nhân văn, nhân nghĩa của truyền thống dân tộc có nguy cơ bị băng giá trong sự tính toán vị kỷ. Kinh tế thị trường có khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, dẫn đến nguy cơ "thương mại hóa".
Hơn thế nữa, khi chạy theo đồng tiền có thể sẽ bất chấp đạo lý, những hủ tục, mê tín dị đoan có thể tăng nhanh, các sản phẩm phản văn hóa, làm băng hoại con người có thể tràn lan, các bậc giá trị có thể bị nhận thức sai lệch. Mặt trái của kinh tế thị trường cũng đã kéo theo lối sống "tiền trao cháo múc, không tình không nghĩa", lạnh lùng, tàn nhẫn làm băng hoại đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục, tấn công vào từng gia đình, từng nhà trường, từng sinh viên. Đã có không ít hiện tượng: từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị, xã hội sang tuyệt đối hóa các giá trị vật chất kinh tế. Từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực, là đạo đức cao nhất sang tuyệt đối hóa con người cá nhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu mực chuyển sang coi thường lý tưởng, đạo đức, phẩm giá; có lối sống thực dụng, tôn sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người. Đồng tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít sinh viên.
Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, nhằm đấu tranh, phòng chống,
ngăn chặn. Song hiện tại nó vẫn đang diễn ra rất phức tạp, trở thành nỗi lo lớn của các gia đình, nhà trường và xã hội.
Mặt trái của kinh tế thị trường đã làm cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên không những không được cũng cố, tăng cường, có điều kiện thuận lợi để phát triển, hiện thực cụ thể trong đời sống xã hội, mà còn là tác nhân dẫn sinh viên đến các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức,… Vì vậy, hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có sự phối hợp định hướng, giáo dục các giá trị cao đẹp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên.
Thứ ba, tác động của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa
Toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống xã hội trong cộng đồng thế giới ngày nay là buộc các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau phải thực hiện chính sách mở cửa, phải vừa quan hệ phụ thuộc, vừa hợp tác, đấu tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Quá trình đó sẽ nảy sinh một vấn đề có tính quy luật là trong quá trình xâm nhập, tác động, thẩm thấu về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội… nếu quốc gia nào không giữ được bản sắc và định hướng phát triển xã hội của mình thì họ sẽ bị chuyển hóa về chất theo đối tác vượt trội hơn.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, của lực lượng sản xuất, của giao thông vận tải và đặc biệt là mạng thông tin lan tỏa toàn cầu, vì vậy mà toàn cầu hóa hiện nay diễn ra với tốc độ nhanh hơn, cường độ lớn hơn và phạm vi rộng hơn. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang lôi cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới vào dòng chảy của nó và có tác động đến từng cá nhân trên mọi phương diện đời sống của con người từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo đến lý tưởng,…
“Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính chất hai mặt, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó các nước đang phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn” [37; 45]. Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Atta Annan đã nhận xét: Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, hàng triệu người vẫn đang phải sống bên ngoài lề nền kinh tế thế giới, hàng triệu người đang cảm thấy toàn cầu hóa không phải như là một cơ hội mà là một lực lượng gây tàn phá, nó tiến công vào các tiêu chuẩn sống vật chất hoặc vào lối sống truyền thống của họ. Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội cho sự phát triển, nhất là về kinh tế - kỹ thuật, tạo khả năng giao lưu văn hóa, trí tuệ, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển văn minh vật chất, tạo môi trường thuận lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa còn tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ của quốc gia. Toàn cầu hóa cũng tạo ra khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như các tệ nạn xã hội, chủ nghĩa khủng bố,… Hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế để thực hiện quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Các thế lực đế quốc do Mỹ đứng đầu nuôi tham vọng đặt hệ giá trị riêng của mình cho toàn cầu, áp đặt một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ, thông qua toàn cầu hóa buộc các nước phải lệ thuộc vào mình, xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ các nước thông qua chiêu bài “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, “chống khủng bố”, “chống vũ khí hạt nhân”,…
Sinh viên là tầng lớp trẻ trung, nhanh nhạy với cái mới. Quá trình toàn cầu hóa một mặt giúp sinh viên tiếp thu, kế thừa được những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, tinh hoa văn hóa của nhân loại… mặt khác quá trình toàn cầu hóa tác động không nhỏ tới đạo đức, lối sống cũng như lý tưởng của sinh viên. Các giá trị truyền thống của dân tộc được coi nhẹ, bản sắc văn hóa dân tộc bị phai nhạt; một bộ phận sinh viên chỉ quan tâm nhiều
đến hiện tại nhưng hiểu biết về lịch sử dân tộc lại rất hạn chế; lối sống đề cao các giá trị vật chất, “sống gấp”, “sống thoáng”, “lối sống hưởng thụ”,… đang hình thành ở một số sinh viên hiện nay.
Trong bối cảnh đó, đòi hỏi mỗi sinh viên phải tự trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng, một lý tưởng chính trị đúng đắn để chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới. Trong quá trình hội nhập với thế giới, sinh viên phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ các hủ tục, lạc hậu cản trở sự phát triển của dân tộc, tiếp thu một cách có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm giàu đẹp, phong phú văn hóa dân tộc, đồng thời quảng bá các giá trị truyền thống của dân tộc ra với các bạn bè trên thế giới. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên phải bình tĩnh, vững vàng trước sự tác động tiêu cực của tình hình chính trị thế giới, các thế lực phản cách mạng, biết vượt qua những khó khăn, thử thách, nhanh nhạy và mạnh dạn nắm bắt những cơ hội để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Thứ tư, tác động của các thế lực thù địch phản cách mạng
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Các thế lực đế quốc phản động không những không từ bỏ âm mưu can thiệp vào Việt Nam mà còn tăng cường bằng mọi cách biến tham vọng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”. Âm mưu cơ bản của các thế lực thù địch là tập trung tán dương sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ tính hợp quy luật, tiến bộ lịch sử của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Chúng ra sức tuyên truyền, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung này được các thế lực thù địch, phản động thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và ngày càng đi vào chiều sâu. Chúng đả kích trực diện vào những vấn đề cơ bản, cốt lõi của nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Chúng ra sức phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua xuyên tạc, vu khống, hạ bệ thần tượng nhằm làm tổn hại đến tình cảm của nhân dân ta đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh; chúng tạo ra đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với học thuyết Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chúng truyền bá tư tưởng chính trị phản