Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 91)

B. NỘI DUNG

3.2.3.Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị

niên, Hội Sinh viên.

Bên cạnh đó nhà trường cần phải tạo điều kiện về thời gian, sân bãi, hội trường, phòng học, phương tiện cũng như sự quan tâm, hỗ trợ về con người, kinh phí, các chế độ chính sách ưu tiên, đãi ngộ, khen thưởng, … để động viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên tham gia công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên một cách tích cực, mang lại kết quả cao.

3.2.3. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luậnchính trị chính trị

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu

nhân dân, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ” [13; 283]. Do đó, để giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt, đòi hỏi phải kết hợp giáo dục toàn diện, có chiều sâu. Trong đó, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết sâu sắc của sinh viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trong những nội dung giữ một vị trí đặc biệt quan trọng nhất.

Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời giữa thế kỷ XIX, là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất” [30; 268], vì nó hướng đến mục tiêu, con đường, biện pháp khoa học, giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc và nhân loại khỏi xiềng xích áp bức, bóc lột. Xây dựng một xã hội mới ấm no, tự do, bình đẳng, văn minh, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Đó là học thuyết cung cấp phương pháp luận khoa học, phương pháp tư duy biện chứng để nhận thức và cải tạo thế giới vì con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” [12; 83].

Giáo dục cho sinh viên biết được Đảng ta, nhân dân ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, chính là giáo dục sinh viên lòng trung thành, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, không máy móc, giáo điều. Sinh viên lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để tiếp thu tinh hoa trí tuệ

của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước, trên cơ sở đó có cách suy nghĩ và hành động đúng đắn.

Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động giáo dục tuyên truyền là phải làm cho nhận thức biến thành niềm tin. Niềm tin ấy được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức khoa học, từ đó hình thành thế giới quan một cách khoa học. Để làm được điều đó, đòi hỏi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị phải có phương pháp hữu hiệu nhất để truyền đến cho sinh viên những tri thức lý luận chính trị một cách khoa học, đúng đắn; giúp sinh viên thấu hiểu được bản chất cách mạng, khoa học những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì thế tạo niềm tin khoa học ở sinh viên về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự thay thế của chủ nghĩa xã hội cũng như tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là vấn đề cơ bản nhất, cốt lõi nhất để xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho mỗi sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Để làm được điều đó, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị. Trước hết, nhà trường phải quan tâm đến đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị, Nghị quyết Trung ương 2

(khóa VIII) của Đảng đã khẳng định “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” [10; 38]. Vì vậy, Đảng bộ, Ban Giám hiệu phải quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, đủ về số lượng và đạt chuẩn về chất lượng. Khắc phục những bất cập đang tồn tại trong giảng dạy các môn lý luận chính trị hiện nay như: giảng viên phải giảng dạy nhiều tiết trong năm, giảng dạy lớp học có sĩ số đông, phòng học thiếu ánh sáng, nóng nực, máy chiếu mờ, âm thanh không rõ,…Bên cạnh đó, các giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị phải không ngừng nâng cao trình độ, cập nhật những tri thức mới, tích cực, sáng tạo đổi mới phương pháp trong giảng dạy, từ phương

pháp truyền thống: sinh viên thụ động tiếp nhận tri thức, ghi nhớ một cách máy móc, một chiều, mang nặng tính áp đặt, nhồi nhét sang phương pháp dạy học hiện đại: “thay ngôn ngữ của người giáo huấn bằng ngôn ngữ của người đối thoại” [21; 109].

Kinh nghiệm cho thấy khi giảng dạy các môn lý luận chính trị không có một kiểu phương pháp dạy học duy nhất mà đó là sự vận dụng, phối hợp một cách hợp lý nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề - nghiên cứu, phương pháp vấn đáp, phương pháp sử dụng tài liệu và giáo trình,… Trong đó, phương pháp nêu vấn đề chúng tôi cho rằng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong giảng dạy các môn lý luận chính trị. Phương pháp này, thông qua việc thuyết trình bài giảng, giảng viên tạo ra các mâu thuẫn, đưa sinh viên vào các tình huống phải nhận thức, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Với sự nỗ lực của bản thân mình, sinh viên mới chiếm lĩnh những kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào trong thực tiễn để khẳng định tính đúng đắn của lý luận.

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta rằng: “Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta” [34; 505]. Vì vậy, bên cạnh việc học tập lý luận chính trị ở trên lớp, cần có sự kết hợp các hoạt động thực tiễn như: đưa sinh viên đi tham quan các bảo tàng, khu di tích, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, đến các nhà máy, khu công nghiệp,… Hình thức giáo dục này sẽ làm cho sinh viên hứng thú, sáng tạo, giúp sinh viên khắc sâu hơn những kiến thức đã học, thu hẹp khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 91)