Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thành

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 56)

B. NỘI DUNG

2.1.1.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Công nghiệp Thành

là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HồChí Minh Chí Minh

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Công nghiệpThành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh University of Industry - HUI) tiền thân là Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco, được thành lập từ năm 1957. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975, trường được đổi tên là Trường Công nhân Kỹ thuật IV trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim. Đến năm 1994 trường hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2, đóng tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp IV, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương). Tháng 3 năm 1999, trường được Chính phủ cho phép thành lập Trường Cao Đẳng Công nghiệp IV. Ngày 24 tháng 12 năm 2004, trường được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 6 cơ sở: cơ sở chính của trường đặt tại số 12 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; cơ sở 2 tọa lạc tại số 39 Cách mạng Tháng Tám, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cơ sở 3 có trụ sở tại xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình; cơ sở 4 có địa chỉ ở số 38 Nguyễn Du, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi và số 938 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; cơ sở 5 đóng tại xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; cơ sở 6 ở số 26 Nguyễn Thái Học, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Tổ chức bộ máy của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Đảng bộ, Ban Giám hiệu, Phòng Ban, Khoa - Viện - Trung tâm và các tổ chức đoàn thể.

- Đảng bộ: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 345 đảng viên, gồm 16 Chi bộ, 05 Đảng bộ bộ phận và một Chi bộ trực thuộc, trong đó đảng viên chính thức là 302, đảng viên dự bị là 43. Số lượng đảng viên nữ là 105, đảng viên sinh viên là 46. “100% đảng viên trong Đảng bộ đã thực hiện và làm theo Nghị quyết của Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc dân chủ trong sinh hoạt Đảng,… Qua các kỳ phân loại đảng viên hàng năm, 100% đảng viên trong Đảng bộ được phân loại A theo tiêu chí của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, trong Đảng bộ không có đảng viên yếu kém, công tác quản lý đảng viên được thực hiện tốt ở các Chi bộ thông qua việc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng, duy trì nề nếp sinh hoạt Đảng trong từng đảng viên” [45; 9].

- Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là những nhà trí thức có uy tín trong chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết và cộng sự trong công tác, đứng đầu là Hiệu trưởng Trần Tuấn Anh - người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp

quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật và 07 Phó Hiệu trưởng.

- Các Phòng Ban: Với chức năng là đơn vị “tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao” [43; 17]. Hiện tại cơ sở chính Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 11 Phòng Ban chức năng, gồm có: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý học sinh, sinh viên; Phòng Khoa học - Công nghệ, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Khảo thí, Phòng Học liệu, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Kế hoạch - Vật tư, Phòng Quản lý ký túc xá.

- Các Khoa, Viện, Trung tâm: Là đơn vị trực thuộc trường, có nhiệm vụ “Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;… Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa;” [43; 15-16]. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 20 khoa chuyên ngành và không chuyên ngành, có 02 Viện và 05 Trung tâm.

Các Khoa gồm có: Khoa Lý luận chính trị, Khoa Điện, Khoa Điện tử, Khoa Cơ khí, Khoa Nhiệt lạnh, Khoa Động lực, Khoa Hóa, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Thương mại - Du lịch, Khoa Công nghệ may thời trang, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Quốc tế, Khoa Liên thông và vừa học vừa làm, Khoa Sau đại học, Khoa Giáo dục thường xuyên, Khoa Giáo dục Quốc phòng và Thể chất.

Các Viện và Trung tâm gồm có: Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường. Trung tâm Công nghệ phần mềm, Trung tâm Công nghệ hàn, Trung tâm Thư viện, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển - Máy công nghiệp, Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý.

- Các tổ chức đoàn thể gồm có: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh. Công đoàn Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 06 công đoàn bộ phận với trên 2.000 đoàn viên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức gồm 01 đoàn trường, 24 liên Chi đoàn, 60.000 đoàn viên, 95,8% đoàn viên là học sinh, sinh viên, số còn lại là giảng viên. Hội Cựu chiến binh của trường gồm những người đã từng tham gia quân đội qua nhiều thời kỳ hiện đang đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau trong trường.

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh “hiện có 2.002 cán bộ công chức, viên chức, trong đó cơ sở chính có 1.310 người, có 1.375 nhà giáo, 69 nhà giáo có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ (chiếm 3,5%); số nhà giáo có trình độ thạc sĩ là 562 người (chiếm 28%); cử nhân chiếm 34,8% và dưới đại học chiếm 20,8%; số người đang đi học sau đại học là 155 người” [44; 5].

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 1.500 phòng học lý thuyết và giảng đường, có 300 xưởng thực hành, 800 phòng thí nghiệm. Tất cả các cơ sở đào tạo của trường đều có thư viện với trên 500.000 đầu sách và gần một triệu bản sách điện tử. Nhà trường đã tin học hóa toàn bộ và sâu rộng mọi hoạt động của trường, sinh viên có thể truy cập, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, phục vụ công việc học tập.

Hệ thống ký túc xá có sức chứa gần 20.000 chỗ, đảm bảo chỗ ở ổn định cho học sinh, sinh viên nhất là học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.

Với cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, viên chức, số lượng sinh viên hiện có, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo dục và đào tạo lớn nhất nước ta hiện nay, là trường đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học cho hàng chục ngàn sinh viên từ khắp mọi miền trong cả nước. Hàng năm, nhà trường cung cấp hàng chục ngàn nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.

2.1.2. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Là một bộ phận được tuyển chọn trong thanh niên, do đó sinh viên cũng có những ưu điểm của thanh niên như: hăng hái, giàu tinh thần xung phong, nhạy cảm với cái mới, năng động, sáng tạo, dễ thích nghi với hoàn cảnh và muốn được thể nghiệm mình trong cuộc sống.

Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập và có tính chất nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình. Hệ thống tri thức khoa học mà sinh viên tiếp cận là những tri thức về khoa học lý luận chính trị, khoa học cơ bản, tri thức về khoa học chuyên ngành cùng với các kỹ năng, nghiệp vụ tương ứng với chuyên ngành đào tạo nhất định. Quá trình học tập của sinh viên là quá trình tự vận động, là sự lớn lên về nhiều mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là năng lực trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa được nâng cao, khối lượng ghi nhớ thông tin tăng lên theo từng kỳ học, năm học.

Sinh viên năm thứ nhất, từ chỗ là một học sinh phổ thông trung học, điều kiện sống, tình cảm phần lớn phụ thuộc và gia đình. Khi trở thành sinh viên, đa phần họ phải xa gia đình, bắt đầu một cuộc sống tự lập. Không chỉ môi trường sống, điều kiện sinh hoạt thay đổi, mà cách thức học tập cũng thay đồi nhiều so với thời kỳ học phổ thông. Thời gian đầu, sinh viên còn rất bỡ ngỡ cả về cách dạy và cách học, đòi hỏi tính độc lập trí tuệ cao. Vì vậy, đa phần sinh viên năm thứ nhất phải mất một thời gian nhất định mới thích nghi được phương pháp học mới, tìm được cho mình một cách thức học phù hợp.

Sinh viên năm thứ hai, nhìn chung đã quen dần với môi trường sinh sống, học tập mới. Họ đã biết cách nghe giảng, biết cách ghi chép, biết đọc, tìm hiểu các tài liệu tham khảo, biết xây dựng các đề cương để thảo luận, nghiên cứu khoa học. Hầu hết các sinh viên đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng về chuyên ngành của mình.

Sinh viên năm thứ ba, đối với hệ cao đẳng, các sinh viên hệ này sẽ hoàn tất chương trình đào tạo, đi thực tập, thực tế, tiếp xúc làm quen với nghề nghiệp tương lai của mình, báo cáo thực tập và chuẩn bị tốt nghiệp. Đối với sinh viên hệ đại học, họ bắt đầu đi sâu học các môn chuyên ngành, họ hiểu biết về nghề nghiệp của mình hơn, tính năng động, thích nghi nhanh hơn so với hai năm trước.

Sinh viên năm thứ tư, cùng với việc tăng dần khối lượng tri thức khoa học đã thu nhận được trong cả khóa học, năng lực tư duy cũng không ngừng phát triển. Qua thực tập, thực tế, trình độ tay nghề và tình cảm đạo đức nghề nghiệp được nâng lên, khi ra trường sinh viên thực sự trở thành những chuyên gia lành nghề trong lĩnh vực được đào tạo.

Tính đến ngày 31 - 12 - 2011, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có 40.890 sinh viên hệ chính quy. Tại cơ sở chính có 23.734 sinh viên, trong đó có 12.553 hệ đại học và có 11.181 hệ cao đẳng.

Hệ đào tạo 2007 2009 2010 2011 Cao đẳng chính quy 11.350 16.005 20.952 22.216

Đại học chính quy 5.408 10.667 14.463 18.674 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm học 2011 - 2012)

Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có độ tuổi trung bình từ 18 đến 23 tuổi, đại đa số sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh, thành phố khác đến Thành phố Hồ Chí Minh học tập. Một số sinh viên ngoài giờ học ở trên lớp còn tích cực đi học thêm tin học, ngoại ngữ,… để nâng cao nhận thức, trang bị cho mình những kỹ năng tốt để sẵn sàng thích ứng ngay sau khi ra trường. Bên cạnh đó, một số sinh viên còn tranh thủ thời gian để đi làm thêm, nhằm có thêm thu nhập, phụ giúp với gia đình trang trải các chi phí trong học tập. Đại đa số sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chăm chỉ học tập, chịu khó rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có chí tiến thủ, luôn muốn vươn lên làm chủ những tri thức khoa học.

Trong số 23.734 sinh viên, hiện có: 102 sinh viên trình độ sơ cấp lý luận chính trị, 46 đảng viên, 16.907 đoàn viên; trong đó có 11.327 đoàn viên là nữ. 100% đoàn viên là hội viên của Hội Sinh viên Việt Nam, số sinh viên dân tộc Kinh chiếm 94%, còn lại 0,4% là sinh viên các dân tộc khác, số sinh viên có tôn giáo chiếm 11,56%.

Bảng 2.2. Số lượng sinh viên theo dân tộc, tôn giáo năm 2011

Tổng số đoàn viên dân tộc

Hoa Chăm Khơme Khác

Tổng số đoàn viên có tôn giáo Phật giáo Công giáo Tin lành Hòa hảo Khác 1.521 912 152 182 275 4.395 1.845 835 922 483 310

(Nguồn: Đoàn Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong những năm qua, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh luôn đạt kết quả cao trong học tập cũng như trong quá trình tu dưỡng rèn luyện. Báo cáo chất lượng đào tạo năm học 2010 - 2011, sinh viên hệ chính quy hệ đại học: phần lý thuyết 73,4% đạt yêu cầu, trong đó có 43,0% đạt loại khá - giỏi; phần thực hành 82,3% đạt yêu cầu, trong đó 52,1% đạt loại khá - giỏi; phần rèn luyện 98,39% sinh viên xếp loại xuất sắc - tốt - khá, 0,05% yếu kém. Hệ cao đẳng: phần lý thuyết 62,2% đạt yêu cầu, trong đó có 26,6% đạt loại khá - giỏi phần lý thuyết; phần thực hành 73,3% đạt yêu cầu, có 41,9% đạt loại khá - giỏi; phần rèn luyện 97% sinh viên xếp loại xuất sắc - tốt - khá, 0,13% yếu kém.

Bảng 2.3. Báo cáo chất lượng đào tạo tại cơ sở chính năm học 2010 - 2011

Bậc đào tạo Sĩ số Lý thuyết % Thực hành % Rèn luyện % Đạt Khá Giỏi Đạt Khá Giỏi Xuất sắc Tốt, Khá Yếu Kém Đại học 12.553 73.4 43.0 82.3 52.1 98.39 0.05 Khóa 3 1.945 69.6 39.0 83.2 60.2 98.56 0.20 Khóa 4 2.572 73.3 44.6 84.0 57.7 99.77 0.04 Khóa 5 2.450 74.0 44.7 77.8 52.9 99.56 0.04 Khóa 6 5.586 74.5 42.9 83.1 46.3 97.19 0.00

Cao đẳng 11.181 62.2 26.6 73.3 41.9 97.00 0.13

Khóa 10 3.402 60.3 29.3 77.5 51.4 97.86 0.44 Khóa 11 2.020 62.4 28.0 73.0 39.2 92.96 0.00 Khóa 12 5.759 63.3 24.6 69.3 33.8 97.90 0.00

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48 - 56)