B. NỘI DUNG
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong những năm qua công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
- Những hạn chế, tồn tại
Một là, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn trường trong việc giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên.
Một thực tế hiện nay ở các trường đại học cho thấy: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống nói chung và giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng cho sinh viên thường được các trường “khoán trắng” cho Khoa Lý luận chính trị, Phòng Công tác sinh viên, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, còn các bộ phận khác trong trường tỏ ra khá mờ nhạt trong nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Theo kết quả điều tra tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: thường xuyên quan tâm đến giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, lý tưởng cho sinh viên: giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị chiếm 87,2%, bộ phận khối Phòng Ban chiếm 4,6%, giảng viên giảng dạy các môn khác chiếm 8,2%. Như vậy, chỉ có các giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị mới thường xuyên quan tâm
đến công tác giáo dục chính trị, đạo đức lối sống, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trong quá trình giảng dạy, còn các Phòng Ban, giảng viên giảng dạy các môn học khác, trong quá trình làm việc chủ yếu dành thời gian vào các công việc chuyên môn của mình là chính, chỉ tập trung giảng dạy các kiến thức chuyên ngành của mình mà ít quan tâm, dành thời gian đến định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cũng như lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trong quá trình học tập ở trường.
Vì vậy, để công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống nói chung, công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng đạt được hiệu quả tích cực cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trong nhà trường, khi đó mới có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tình cảm cũng như lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên.
Hai là, hình thức và nội dung giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên còn một số bất cập.
Trong những năm qua, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cũng như lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu thông qua học tập các môn lý luận chính trị, các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, hay các buổi tọa đàm, mít tinh kỷ niệm, các hoạt động ngoại khóa do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức,... Với các hình thức này: mặt tích cực là tạo ra được sự lan tỏa đến với nhiều sinh viên, thu hút đông đảo sinh viên trong toàn trường có thể tham gia, việc tổ chức thực hiện tương đối gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó là thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống, điều này dẫn đến nhận thức, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên mờ nhạt, chưa sâu sắc.
Các môn lý luận chính trị giữ một vị trí chủ đạo trong giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên, trang bị cho sinh viên một lượng tri thức khoa học, có hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra cho
thấy có 18,2% sinh viên có ý kiến không thích học các môn lý luận chính trị, 21,8% sinh viên cho rằng đây là các môn học bình thường và 10,9% sinh viên không thấy được ý nghĩa của các môn học này.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị còn khô cứng, “kinh điển”; chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút được nhiều người học; vẫn còn tình trạng thầy đọc trò chép, giảng nặng về mặt lý luận nhưng lại nhẹ về liên hệ thực tiễn, ít xâm nhập thực tế. Kết quả điều tra cho thấy: chỉ có 62,2% sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị rất phù hợp, còn số sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy tương đối phù hợp và không phù hợp chiếm tỷ lệ còn cao (37,8%). Bên cạnh đó, sinh viên còn cho rằng: tài liệu tham khảo, phục vụ cho học tập các môn lý luận chính trị còn thiếu, còn lạc hậu và khó khăn trong việc tiếp cận.
Chính những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức cũng như trình độ giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên trong thời gian qua. Kết quả điều tra cho thấy: chỉ có 42,6% sinh viên có hiểu biết sâu sắc về tính tất yếu ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, 44% có hiểu biết mơ hồ và 13,4% không có hiểu biết gì. Khi được hỏi về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có 92% sinh viên tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, 6% phân vân, 2% có ý kiến không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có một vai trò rất to lớn trong việc giáo dục, định hướng các giá trị chân - thiện - mỹ cho sinh viên, là môi trường để sinh viên gắn lý luận với thực tiễn. Tuy nhiên, có đến 27% sinh viên không tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội đầy đủ. Các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức trong thời gian qua chưa thu hút được tất cả sinh viên trong toàn trường tham gia (dưới 50%), có 37,2% ý
kiến sinh viên cho rằng nội dung các phong trào còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả mang lại còn rất hạn chế.
Vì vậy, khắc phục các hạn chế trên là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, điều kiện tổ chức, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên còn gặp nhiều khó khăn.
Do số lượng tuyển sinh của nhà trường ngày càng tăng, trong khi đó cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chưa theo kịp và đáp ứng đủ. Do thiếu giảng viên giảng dạy và thiếu phòng học nên tình trạng học các môn lý luận chính trị có sĩ số lớp đông vẫn còn, cá biệt có lớp lên tới 300 sinh viên, trung bình khoảng 100 sinh viên một lớp. Việc xếp lớp đông như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức lớp học cũng như chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng cho sinh viên.
Bên cạnh đó, các điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy vẫn còn một số hạn chế như: một số phòng học máy chiếu mờ, âm thanh không tốt, chỗ ngồi chật, phòng học, hội trường, sân bãi,… để tổ chức các buổi tọa đàm, hoạt động ngoại khóa cho sinh viên vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các tài liệu, sách báo về lý luận chính trị, lịch sử, văn hóa ở thư viện vừa thiếu, vừa lạc hậu,… chưa đáp ứng đủ nhu cầu, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tự giáo dục của sinh viên.
Bốn là, công tác bồi dưỡng, phát triển đoàn viên, đảng viên còn một số hạn chế.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho sinh viên trong thời gian qua kết quả đạt được chưa cao: trong hai năm 2009 - 2011 chỉ có 06 cán bộ Đoàn trường, 120 cán bộ Liên chi đoàn, 1.050 cán bộ Chi đoàn được đi đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác đoàn. Trong tổng số 23.734 sinh viên trong toàn trường, chỉ có 102 đoàn viên
có trình độ sơ cấp lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 0,4%, còn đại đa số đoàn viên chưa qua đào tạo là 16.805, chiếm 99,6%. Kết quả xếp loại Chi đoàn trong hai năm vừa qua cho thấy: số Chi đoàn xếp loại vững mạnh chiếm tỷ lệ còn thấp (57,14%), số Chi đoàn xếp loại trung bình vẫn còn cao (7,14%).
Công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. Kết nạp nhiều sinh viên vào Ðảng là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên vì đoàn viên, sinh viên là nguồn nhân lực dự bị có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị tốt, sinh viên luôn được Đảng ta đánh giá là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, công tác phát triển Đảng trong sinh viên ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua chưa đạt được kết quả như mong muốn: số đảng viên là sinh viên chỉ chiếm 0,19% trên tổng số sinh viên và chiếm 0,27% trên tổng số đoàn viên hiện có. Trong hai năm 2009 - 2011 có 518 đoàn viên ưu tú, nhưng chỉ có 58 đoàn viên được đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, trong số đó chỉ có 24 đoàn viên là sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là số lượng rất thấp của công tác phát triển Đảng trong sinh viên thời gian qua ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Với những hạn chế đó, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể cần sớm khắc phục, nhằm góp phần định hướng đúng tâm lý, tình cảm, tư tưởng cho sinh viên. Từ đó củng cố thêm niềm tin, ý chí, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Những hạn chế trong công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trong thời gian qua là do các nguyên nhân sau:
Đó là, ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cùng với đó là nhiều Đảng Cộng sản và công nhân tan rã, nhiều đảng viên xin ra khỏi đảng, nhiều dân tộc định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội mất phương hướng và bị các lực lượng phản cách mạng giành lại chính quyền đưa đất nước đi theo con đường khác.
Các cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Lợi dụng quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, chủ nghĩa tư bản dựa vào ưu thế về kinh tế, khoa học – công nghệ và sức mạnh quân sự của mình, tìm mọi cách phổ biến những giá trị của phương Tây, tuyên truyền quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đặc biệt, chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm tuyên truyền các lý thuyết tư sản, tìm mọi cách phủ nhận học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,…
Ở trong nước đó là: tính chất của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội diễn ra rất lâu dài với sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu; cùng với đó là những tác động tiêu cực của mặt trái của nền kinh tế thị trường,…
Chính sự biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra trên thế giới cũng như trong nước đã làm cho một số cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có thái độ dao động, hoài nghi về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản, về con đường đi của dân tộc, từ đó dẫn đến lập trường giai cấp, ý thức chính trị, lý tưởng xã hội chủ nghĩa bị phai nhạt.
Bên cạnh đó, Đảng bộ, Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các Khoa, Viện, Phòng Ban và các tổ chức đoàn thể thời gian qua đã quan tâm chưa đúng mức, chỉ đạo chưa kịp thời và chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường cũng như tâm sinh lý lứa tuổi của sinh viên. Điều kiện tổ chức, chính sách hỗ trợ cho công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. “Do hiện nay nhà trường đào tạo theo 3 học kỳ và theo hệ tín chỉ nên gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt thông tin và huy động lực lượng khi tham gia các hoạt động” [47; 2]. Mối liên hệ, phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội còn thiếu chặt chẽ. Ý thức tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân của mỗi sinh viên còn rất hạn chế…
Chính những nguyên nhân trên, đã làm cho công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi Đảng bộ, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Viện, Phòng Ban và các tổ chức đoàn thể cần quan tâm hơn nữa, phải có những chỉ đạo kịp thời, đề ra các giải pháp khoa học, đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới.
Kết luận chương 2
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cũng như lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua được “Đảng ủy, Ban Giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi” [48; 5]. Các cách thức, biện pháp tiến hành diễn ra rất đa dạng, phong phú và thiết thực đã góp phần to lớn trong việc nâng cao nhận thức, trình độ giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của đại bộ phận sinh viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, nhân viên, giảng viên, sinh viên trong toàn trường; một số hình thức giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên còn cứng nhắc, chưa phù hợp với ngành nghề, lứa tuổi, tâm sinh lý của sinh viên; điều kiện tổ chức, thực hiện giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên còn gặp một số khó khăn, trở ngại…
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do sự tác động tiêu cực của tình hình chính trị thế giới, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, những tồn tại của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với đó là sự quan tâm, định hướng của nhà trường, gia đình, xã hội còn một số bất cập, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục của sinh viên chưa cao… đã làm cho công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi Đảng bộ, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Viện, Phòng Ban và các tổ chức đoàn thể đề xuất những định hướng đúng đắn và giải pháp phù hợp nhằm giáo dục lý tưởng xã hội chủ