Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục lý tưởng xã

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 85)

B. NỘI DUNG

3.1.3.Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục lý tưởng xã

dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên chỉ nắm chắc lý luận thôi thì chưa đủ mà còn cần phải thông qua các hoạt động thực tiễn, thông qua các phong trào cách mạng, đó chính là môi trường giáo dục, tự giáo dục của sinh viên. Tự giáo dục là một quá trình “tự thân vận động” đòi hỏi sinh viên phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm trong suy nghĩ, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong hành động.

Sinh viên là những người trẻ, khỏe, đầy nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, đưa sinh viên vào các hoạt động thực tiễn là để nâng cao vai trò, hiệu quả của quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện từ chính bản thân sinh viên. Đây là một yêu cầu không chỉ về nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn mà còn là môi trường, điều kiện để sinh viên tự giáo dục, tự rèn luyện lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Qua các hình thức hoạt động thực tiễn, những phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, lý tưởng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, phong phú hơn. Đồng thời đây cũng là môi trường tốt nhất để sinh viên thể nghiệm mình, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội.

3.1.3. Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục lýtưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi môi trường đều là nơi diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người với các phương pháp đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, mối liên hệ này có lúc, có nơi vẫn còn một số hạn chế bất cập, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác giáo dục cho sinh viên. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII kết luận “gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy” [8; 51]. Do đó đã dẫn đến “một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa của dân tộc,… tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp” [14; 21]. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ, kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên, “đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội” [20; 122], là “mạch nguồn, là chiếc nôi ban đầu nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người Việt Nam, theo những chuẩn mực truyền thống của giống nòi” [41; 122]. “Nói chung, giáo dục gia đình giữ một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, nhất là giáo dục tình người, tình người từ tuổi ấu thơ” [50; 40].

Hiện nay, chúng ta thấy rằng một trong những vấn đề nảy sinh đó là sự “xung đột”, “khác biệt” giữa các thế hệ trong quan niệm về chuẩn mực đạo đức, lý tưởng. Trong khi kinh tế - xã hội của đất nước đang ngày càng biến đổi sâu sắc và toàn diện, những quan niệm về giá trị đạo đức, lý tưởng đang có sự dịch chuyển theo điều kiện, hoàn cảnh mới thì nhiều bậc phụ

huynh vẫn cứ muốn định hướng cho con em mình sống, hành động theo những khuôn mẫu của các thế hệ cha anh đi trước, muốn con cái họ phải sống như thời trước mình sống, từ sở thích, quan niệm, lý tưởng sống đến việc chọn ngành nghề, chọn bạn đời,… Một thực tế nữa là do thiếu các thông tin, hiểu không đầy đủ về nội dung và hình thức giáo dục của nhà trường nên một số gia đình đã cản trở con em họ tham gia một số phong trào có tính chất thực hành chính trị - xã hội do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức,…

Để khắc phục sự “xung đột”, “lạc lỏng” này đòi hỏi các gia đình phải thay đổi tư duy, nắm bắt kịp thời các yêu cầu của thực tiễn xã hội để từ đó định hướng, giáo dục con em một cách đúng đắn, phù hợp. Bên cạnh đó gia đình cần phải chủ động tìm hiểu nội dung, hình thức giáo dục trong nhà trường để từ đó tạo ra sự liên hệ hai chiều giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục chuyên môn nghề nghiệp cũng như đạo đức, lối sống, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên.

Cần phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhà trường. Thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo những năm gần đây cho chúng ta thấy rằng mọi thành tựu hay khuyết điểm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo và hoạt động của tổ chức Đảng, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Viện, Phòng Ban và của các tổ chức đoàn thể. Ở đâu, khi nào trong trường học, Đảng bộ, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Khoa, Viện, Phòng Ban và các tổ chức đoàn thể nâng cao ý thức, trách nhiệm, thường xuyên phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng, quyền lợi chính đáng của sinh viên thì khi đó sinh viên ít vi phạm pháp luật, chính trị, tư tưởng của sinh viên vững vàng, phong trào học tập, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, mọi hoạt động của sinh viên đi vào nề nếp, ổn định. Ngược lại, nếu như nhà trường, gia đình và xã hội không quan tâm, theo dõi, giáo dục sẽ dẫn sinh viên đến sự chệch hướng, lạc lỏng, xa rời lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Khác với học sinh ở bậc phổ thông, đại bộ phận sinh viên là những người sống xa nhà, không chịu sự quản lý trực tiếp từ gia đình, một bộ phận nhỏ sinh viên được ở ký túc xá, còn đại đa số sinh viên phải thuê mướn nhà trọ để ở trong môi trường kinh tế - xã hội rất phức tạp. Do đó, bên cạnh nhà trường, gia đình, thì xã hội cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên. Xã hội ở đây được hiểu là môi trường bên ngoài cuộc sống gia đình và nhà trường, nếu như có một xã hội lành mạnh sẽ là điều kiện rất thuận lợi để cùng với gia đình, nhà trường tác động cùng chiều trong quá trình giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trường với vị trí trung tâm trong việc giáo dục và đào tạo phải luôn chủ động liên hệ, phối hợp với gia đình của sinh viên, các cơ quan, chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở, nơi có sinh viên ngoại trú để giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên.

Tóm lại, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên vừa là nhiệm vụ chiến lược vừa là nhiệm vụ sách lược của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội mà trực tiếp là tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, đây là một quá trình xuyên suốt, lâu dài, nhưng rất cần thiết. Do vậy, trong quá trình giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên đòi hỏi phải đi sâu, đi sát, kiên trì, tỷ mỷ, nhạy bén trước những biến động, thay đổi của sinh viên từ đó chủ động, tích cực tạo ra các điều kiện thận lợi, tốt nhất, khắc phục những hạn chế, khó khăn, đồng thời biết cách phát huy các nhân tố tích cực trong mỗi cá nhân sinh viên, kết hợp nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để giáo dục sinh viên nâng cao sự giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, luôn phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và xã hội. Song song với các yêu cầu đó thì nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất của sinh viên là phải không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, luôn tu dưỡng đạo đức, lối sống, lý tưởng để trở

thành những người con ngoan, sinh viên ưu tú, công dân tốt, góp sức lực và trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước vững bước đi theo con đường

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 85)