B. NỘI DUNG
2.2. Thực trạng giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường
Báo cáo Tổng kết năm học 2011-2012)
Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên luôn được đẩy mạnh, thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Trong hai năm 2009 - 2011 đã có 2.175 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, có 435 đề tài, sáng kiến khoa học được thực hiện, công bố; có 45 hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học được tổ chức trong giai đoạn 2010 - 2011. Bên cạnh đó, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn tham gia tích cực các hoạt động xã hội như: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Ngày chủ nhật tình nguyện, Hiến máu nhân đạo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giữ gìn trận tự an toàn giao thông,
… qua các hoạt động tình nguyện đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên với cộng đồng, với xã hội.
2.2. Thực trạng giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viênTrường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Lý tưởng xã hội chủ nghĩa là một thành tố cơ bản, rất quan trọng cấu thành phẩm chất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống cách mạng và năng lực công tác của sinh viên. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên là sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức khoa học, nhất là nhận thức về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là mục tiêu, lý tưởng cách mạng của sinh viên với tình cảm, ý chí của họ, là động lực tinh thần to lớn giúp sinh viên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức phấn đấu trong học tập và nghiên cứu khoa học,
rèn luyện, tu dưỡng, xung kích hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà tổ chức cần, xã hội giao phó.
Có ý kiến cho rằng: sinh viên hiện nay hư hỏng nhiều, sống buông lỏng, thực dụng, đề cao các giá trị vật chất, chạy theo đồng tiền, có lối sống ích kỷ cá nhân, lý tưởng mờ nhạt, khó có thể kế tục được sự nghiệp cách mạng của cha ông để lại. Ý kiến khác lại cho rằng: sinh viên hiện nay có sự phát triển toàn diện, trưởng thành sớm hơn thế hệ cha anh trước đó. Bây giờ tri thức, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm… của sinh viên cao hơn so với trước. Họ đủ sức khỏe và trí tuệ, bản lĩnh và trách nhiệm gánh vác sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó.
Qua hai cách đánh giá, nhận xét trên chúng ta thấy có mặt đúng, song nó vẫn chưa phản ánh đầy đủ thực trạng, bản chất, khả năng cũng như trình độ giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên. Vì vậy, để đánh giá, nhận xét đúng thực chất tình hình sinh viên cần phải có quan điểm khách quan, toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể với một thái độ bình tĩnh, thận trọng. Chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới có giải pháp khoa học, tính khả thi cao để giáo dục, rèn luyện và xây dựng một thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa
“chuyên” đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong đó giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên là một trong những việc làm rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định.