B. NỘI DUNG
3.1.2. Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên phải kết hợp giữa
giữa giáo dục với tự giáo dục và các hoạt động thực tiễn
Lý tưởng xã hội chủ nghĩa với tính cách là một hệ thống gồm ba yếu tố cấu thành: tri thức khoa học, tình cảm cách mạng và niềm tin khoa học. Ba phương diện này có mối liên hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau để hình thành, phát triển, hoàn thiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa của sinh viên, trong đó tri thức khoa học là cơ sở, nền tảng của tình cảm cách mạng và niềm tin khoa học. Vì vậy, trong quá trình giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên đòi hỏi phải kết hợp giữa giáo dục toàn diện với giáo dục có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, của Đảng và chủ trương, pháp luật của Nhà nước.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối Đảng, pháp luật của Nhà nước không chỉ đến mọi sinh viên một cách có hệ thống mà còn giữ một vị trí chủ đạo, thấm nhuần trong đời sống chính trị, tư tưởng của sinh viên.
“Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người càng được hoàn thiện, năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới” [6; 112-113]. Thực tiễn có vai trò rất