Xã hội hố giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí MInh (Trang 66 - 69)

a. Ý nghĩa, nội dung của giải pháp.

Tư tưởng xã hội hố giáo dục đã được đặt ra từ văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng khố VII và tiếp tục được quán triệt sâu sắc trong Nghị quyết Trung ương 2 (khố VIII). Xã hội hố giáo dục trong Nghị quyết Trung ương 2 vừa là 1 trong 6 tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH, vừa

là một trong các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo (trong đĩ cĩ giáo dục hướng nghiệp) ở nước ta.

Thực chất của xã hội hố giáo dục là làm cho xã hội đáp ứng nhu cầu của giáo dục, địi hỏi xã hội phải huy động mọi tài lực, tiềm năng để tham gia giải quyết mọi nhiệm vụ, mọi vấn đề của giáo dục. Mục đích của xã hội hố giáo dục khơng chỉ nhằm phát triển giáo dục ở bình diện vĩ mơ, mà sâu xa hơn, để nâng cao chất lượng xã hội hố cá nhân - quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong đĩ cĩ nhân cách nghề nghiệp. Ngược lại thơng qua xã hội hĩa giáo dục thì nhà trường cũng phải đáp ứng những nhu cầu của xã hội đề ra, đĩ là nguồn nhân lực chất lượng cao, đĩ là những nhân cách phát triển tồn diện.

Như vậy, xã hội hố giáo dục là một quan điểm cơ bản, cĩ tính chiến lược trong việc xây dựng và phát triển giáo dục, vốn là hoạt động cĩ tính chuyên mơn, nghiệp vụ của một thiết chế xã hội (ngành giáo dục) trở thành một hoạt động rộng lớn, sâu sắc thâm nhập và tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học kĩ thuật, ...) thúc đẩy sự phát triển khơng ngừng của xã hội. Phải xem xã hội hố giáo dục là con đường, là biện pháp tiên quyết để thực hiện trọn vẹn, lâu dài các chức năng, nhiệm vụ của giáo dục theo đúng mục tiêu xác định.

Xã hội hố giáo dục nĩi chung, xã hội hố giáo dục hướng nghiệp nĩi riêng cần đạt được các yêu cầu sau đây:

- Tác động vào ý thức của xã hội, thay đổi nhận thức và cách làm giáo dục. Muốn phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong điều kiện mới (cơ chế thị trường, CNH, HĐH với qui mơ, tốc độ nhanh) vừa phải bảo đảm số lượng, vừa bảo đảm chất lượng, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội, cơng bằng xã hội trong giáo dục thì nhất thiết phải theo con đường xã hội hố giáo dục. Muốn xã hội hố giáo dục đúng hướng, trước hết các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm trong cơng tác giáo dục, động viên nhân dân, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia thực hiện các yêu cầu xây dựng và phát triển giáo dục. Mặt khác đối với nhân dân, các lực lượng xã hội, các tổ chức xã hội phải hiểu rõ vai trị, nhiệm vụ, trách nhiệm và lợi ích trực tiếp, gián tiếp trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Sự tham gia và đĩng gĩp của nhân dân, của xã hội về vật chất và tinh thần cho hoạt động giáo dục vừa là tiền đề vừa là điều kiện giúp cho

giáo dục gắn bĩ với mọi chuyển biến sâu sắc trong đời sống tinh thần và vật chất, tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Ở đây xét về chiều sâu (khơi dậy truyền thống hiếu học, truyền thống giáo dục tốt đẹp của quê hương, của dân tộc,...) lẫn chiều rộng (kết hợp rộng rãi huy động mọi lực lượng, mọi tổ chức xã hội cùng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục) làm cho xã hội hố giáo dục thành phong trào quần chúng mạnh mẽ, khắc phục mọi khĩ khăn đảm bảo cho giáo dục phát triển lành mạnh, đúng hướng.

- Từ chuyển biến về nhận thức tạo nên sự thay đổi hành vi của nhân dân trong quá trình xã hội hố giáo dục. Từ tự phát (xuất phát từ lợi ích riêng của gia đình, của con em mình mà tham gia) đến thái độ tự giác chủ động, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục tuỳ theo khả năng, trình độ, phù hợp với hồn cảnh, điều kiện của riêng gia đình hoặc bản thân. Quá trình tham gia vào các hoạt động này luơn luơn cĩ định hướng (quán triệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu giáo dục,...), cĩ hình thức, biện pháp đa dạng, hiệu quả là một hoạt động tự giác cĩ ý nghĩa của con người.

- Xã hội hố giáo dục hướng nghiệp khơng chỉ huy động tinh thần, vật chất để đầu tư làm hướng nghiệp mà phải hướng nghiệp hố xã hội. Tham gia giáo dục-đào tạo và tự đào tạo là nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi của mỗi người dân, mỗi tổ chức trong xã hội.

b. Tổ chức thực hiện giải pháp.

Thực hiện giải pháp xã hội hố giáo dục hướng nghiệp, chúng ta cần tiến hành các biện pháp sau:

Thứ nhất phối hợp với tổ chức Đồn – Đội: Một trong những hoạt động thường xuyên của tổ chức Đồn – Đội ở các trường THCS là tổ chức các hoạt động ngoại khĩa trong đĩ cĩ hướng nghiệp cho học sinh. Việc giáo dục hướng nghiệp được tiến hành thơng qua các hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khố, tiếp xúc với cơng nhân lành nghề, người cĩ thành tích cao trong sản xuất ...Trung tâm KTTH-HN cần phải phối hợp với tổ chức Đồn – Đội ở trường để tổ chức diễn đàn hướng nghiệp. Ví dụ: tổ chức ngày hội hướng nghiệp, nội dung chính của ngày hội hướng nghiệp là cung cấp cho học sinh những thơng tin cơ bản về hướng nghiệp; tổ chức tư vấn cá nhân, tư vấn tập thể, ...

Trung tâm KTTH-HN cần tác động với các cơ sở Đồn – Đội ở các trường ĐH, CĐ, DN, các cơ sở sản xuất để họ cĩ kế hoạch chủ động trong việc đào tạo nghề cho học sinh, cho học sinh thực tập nghề, hoạt động ngoại khố mang tính hướng nghiệp như lao động ngồi giờ, lao động cộng sản, ...

Thứ hai phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh là người quan tâm nhất đến việc hướng nghiệp cho con em mình, song thực tế đa số cha mẹ học sinh khơng hiểu hết năng lực nghề nghiệp , khơng nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của con em mình, khơng thấy hết những yêu cầu của nghề đối với người, ... nên việc định hướng cho con cái cĩ phần hạn chế. Bởi vậy, Trung tâm cần phối hợp với Hội cha mẹ học sinh trong các buổi họp phụ huynh học sinh hoặc tổ chức các buổi nĩi chuyện chuyên đề để phổ biến trao đổi kinh nghiệm cụ thể về nội dung, phương pháp định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh cĩ cơ sở khoa học.

Thứ ba phối hợp với Hội Khuyến học: Hội Khuyến học là tổ chức xã hội cĩ nội dung hoạt động phong phú, thiết thực, hướng vào mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục. Trung tâm cần phối hợp với Hội Khuyến học để Hội khuyến khích và hỗ trợ những học sinh học nghề giỏi, cĩ năng khiếu nghề, chăm chỉ học nghề, tích cực tham gia lao động sản xuất tập trung do nhà trường tổ chức hàng năm hoặc đồn thể tổ chức trong hè, ...

Thứ tư phối hợp với các cơ sở sản xuất: Các cơ sở sản xuất rất cần thiết để học sinh thực hành nghề, làm quen với nghề. Các em được tiếp xúc với những người thợ cĩ tay nghề cao, với những người lao động giỏi ở các cơ sở sản xuất sẽ giúp các em cĩ niềm say mê nghề nghiệp, yêu thích lao động, tin vào chính mình. Trung tâm cần tạo điều kiện để học sinh được tham quan các cơ sở sản xuất, được nghe báo cáo về những gương người tốt, việc tốt, được chứng kiến những thành quả lao động do con người tạo ra. Nĩi cách khác, Trung tâm cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở sản xuất để định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 5, thành phố hồ chí MInh (Trang 66 - 69)