Con ngời cá nhân với sự thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật 1 Không gian sinh hoạt đời t, đời thờng

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (Trang 107 - 109)

3.3.1. Không gian sinh hoạt đời t, đời thờng

Nếu trong văn học thời kỳ 1945 - 1975 miêu tả hoạt động con ngời trong không gian chiến trận, môi trờng sinh hoạt tập thể thì sang thời kì sau 1975, khi con ngời trở về với cuộc sống hàng ngày thì không gian nghệ thuật thờng gặp trong văn học là không gian sinh hoạt đời t, đời thờng. Đó là không gian để con ngời cá nhân bộc lộ.

Trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, gắn với đời sống riêng t của mỗi cá nhân là không gian hẹp với những ngôi nhà, căn phòng trong Tân cảng, Nớc mắt đàn ông ( Nguyễn Thị Thu Huệ ), Heo may gió lộng (Ma Văn Kháng), khách sạn trong Sơri đắng (Nguyễn Thị Thu Huệ ), Thuỷ chung - Bài ca của đàn bà ( Trần Thị Trờng ); quán cơm trong Lạc thời (Nguyễn Khải ), quán cafe, quán nớc ven đờng, khu chợ trong Trò dối (Phan Thị Vàng Anh), Tình yêu ơi ở đâu ? (Nguyễn Thị Thu Hụê), Ngời hùng trờng làng (Tạ Nguyên Thọ), khu phố gần bên tàu bến xe trong Giấc ngủ nơi trần thế (Nguyễn Thị ấm)... Không gian sinh hoạt đời t, đời thờng trong truyện ngắn sau 1975 xoay quanh không gian cá nhân, không gian gia đình và không gian xã hội. Nhà văn đã tận dụng triệt để tất cả mọi ngóc ngách của không gian nghệ thuật đó để miêu tả đời sống riêng t của mỗi số phận cá nhân.

Không gian đời thờng trong truyện ngắn sau 1975 là không gian con ngời tách ra khỏi môi trờng bên ngoài, sống với sự lạc lõng và nỗi cô đơn vây phủ. Ông Thuấn trong Tớng về hu, Sinh trong Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp lạc lõng, đối lập với môi trờng thị trờng vô nhân tính, anh Hoàng trong Những ngời còn lại (Thuỳ Linh) sống trong nỗi ám ảnh chiến tranh, ngời đàn ông chăn vịt trong Ngợc dòng (Võ Thị Xuân Hà) chạy trốn khỏi cuộc đời đen bạc ra sống ở cái lều chăn vịt ngoài bờ sông, hay nhân vật "tôi" trong Chạy trốn khỏi vầng trăng (Nguyễn Quang Thiều) trốn chạy khỏi một tình yêu cay đắng sống trong

một hang núi tối tăm lạnh lẽo, nhân vật "anh" trong Biển cứu rỗi (Võ Thị Hảo) xa lánh đồng loại ra sống ở một đảo đèn hoang vắng bốn bề biển cả mênh mông trong nỗi ghê tởm, thù hận "gớm ghét" đàn bà.

Đó còn là không gian khép kín, tĩnh lặng để con ngời tự nhận thức về mình, đối diện với chính mình. Đây là lúc con ngời sống thật nhất, bộc lộ rõ nét nhất bản chất con ngời. Ngời hoạ sỹ với cuộc tự vấn lơng tâm, tự sám hối và phán xét tội trạng của mình một cách trần trụi, công bằng mà đau đớn (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu), ngời mẹ đau khổ sám hối khi phát hiện con giá non nớt của mình đang từng bớc đi đến địa ngục tình ái mà bất lực (Hậu thiên đờng - Nguyễn Thị Thu Hụê ), nghệ nhân nặn tợng khép kín mình trong căn phòng làm việc với bi kịch tinh thần dai dẳng của một con ngời có nhân cách và tài năng phải sống phản lại lẽ sống của chính mình vì cuộc sống "cơm áo" đè nặng (Bất hạnh của tài hoa - Đặng Th Cu)... Họ đều bộc lộ một ý thức về nhân cách làm ngời.

Hay đó là không gian o bế, ngột ngạt của những cảm giác cô đơn trong cuộc sống cá nhân không hạnh phúc, của những số phận đơn côi, bất hạnh. Đó là chàng trai tật nguyền Rân trong Ngời đàn ông duy nhất, bà Diễm và ông Tiếu trong Ngời gánh nớc thuê (Võ Thị Hảo).

Đó cũng còn là thứ không gian quẩn quanh, luẩn quẩn của tình trạng "sống mòn", vô nghĩa, vô vị của con ngời: Những bông bần ly (Dơng Thu H- ơng), Tiệm may Sài Gòn (Phạm Thị Hoài), Một ngày đi đờng (Lê Minh Khuê),

Cầu thang (Nguyễn Thị Thu Huệ).

Bên cạnh đó, không gian đời thờng trong truyện ngắn sau 1975 còn là thế giới riêng của đời sống riêng t thầm kín. ở đó con ngời sống với bản năng tự nhiên của mình, con ngời yêu nhau, chia sẻ, bù đắp những thiếu hụt tình cảm cho nhau: Đêm cá đẻ, Đi chợ tết (Nguyễn Quang Thiều ), Tiếng đêm (Thuỳ Linh) , Nguyễn Thị Lộ (Nguyễn Huy Thiệp)...

Đó còn là không gian trần tục, xô bồ, uế tạp của những cá nhân tha hoá, méo mó về nhân tính, về lối sống và hành vi: Đồng đô la vĩ đại, Những kẻ chờ sung (Lê Minh Khuê), Những ngời thợ xẻ, Sang sông (Nguyễn Huy Thiệp),

Biển Hồ lai láng (Trần Thanh Hà), Ngời hùng trờng làng (Tạ Nguyên Thọ), V- ờn yêu (Võ Thị Hảo), Giấc ngủ nơi trần thế (Nguyễn Thị ấm)...

Nhìn chung, với cách thể hiện không gian đa dạng và đặc biệt, các nhà văn viết truyện ngắn đã khai thác triệt để những biểu hiện nổi bật và phong phú của cuộc đời và số phận của từng con ngời cá nhân, trong đó đặc biệt khai thác nỗi cô đơn, bất hạnh của con ngời.

Một phần của tài liệu Con người cá nhân trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (Trang 107 - 109)