văn học thời kỳ 1945 - 1975.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nớc ta phải đối đầu với hai cuộc chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh "nớc sôi lửa bỏng" đó, toàn thể nhân dân từ ngời già đến trẻ em, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội trên mọi miền tổ quốc chung về một mối, phục vụ cho sự nghiệp chung của dân tộc - sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nớc. Văn học cũng trở thành một mặt trận và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Trớc bối cảnh đó, con ngời với sự thức tỉnh ý thức cá nhân thời kỳ 1930 - 1945 trở nên lạc lõng không còn phù hợp nữa. Con ngời cá nhân lùi về bình diện thứ hai trong văn học 1945 - 1975. Con ngời sử thi với ý thức cộng động trở thành đặc điểm cơ bản xuyên suốt 30 năm chiến đấu của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Con ngời trong văn học cách mạng 1945 - 1975 là con ngời sống đời sống cộng đồng của dân tộc và cách mạng, những con ngời xả thân vì nghĩa lớn và cụ thể ở đây là vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc. Họ tợng trng cho sự quật khởi đầy ý thức của giai cấp và tiêu biểu cho sức mạnh, vẻ đẹp của dân tộc, thời đại. Đó là những chiến sĩ cách mạng (Một lần tới thủ đô - Trần Đăng), đó là mẹ Tơm (Mẹ Tơm - Tố Hữu), chị Trần Thị Lý (Ngời con gái Việt Nam - Tố Hữu), cụ Mết, Tnú, Dít (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành), Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi), Lãm, Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu).
Con ngời trong văn học kháng chiến đợc miêu tả với vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ không một vết tỳ xớc. Đó là những viên ngọc lung linh trên bầu trời văn học Việt Nam, trở thành mẫu ngời lý tởng cho mọi ngời noi gơng học tập: Mẫn (Mẫn và tôi - Phan Tứ), anh hùng Núp (Đất nớc đứng lên - Nguyên Ngọc), Chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức)... Họ là những con ngời sẵn sàng hy sinh vì lợi ích cá nhân, hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp chung. Con ngời sống theo lý tởng, lẽ sống của thời đại với những khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", hay " Mình vì mọi ngời, mọi ngời vì mình". ý thức đợc lẽ sống của mình, nhân vật thờng giải quyết mâu thuẫn riêng - chung một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Anh Nguyễn Văn Trỗi sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. ở con ngời cộng đồng thời kỳ này có sự hòa hợp giữa con ngời bình thờng với con ngời phi thờng. Các nhà văn vì thế có cái nhìn ngợi ca, ngỡng vọng, tôn sùng với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm lạc quan, tin tởng vào sức mạnh diệu kỳ xuất phát từ lòng yêu nớc, yêu đồng bào của họ. Con ngời sử thi với ý thức cộng đồng đã làm nên một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Con ngời cá nhân trong văn học Việt Nam 1945 - 1975 lùi về bình diện thứ hai, tuy nhiên sự thể hiện nó trong sáng tác của văn nghệ sỹ cũng là một nỗ lực rất đáng ghi nhận trong việc xây dựng hình tợng nhân vật nhân vật với cái
nhìn đa diện, giúp cho chân dung con ngời trong văn học kháng chiến - phần nào thoát khỏi sự xơ cứng, trở nên chân thực, sinh động, gần gũi với cuộc sống hơn.
Trớc hết, đó là con ngời cầu nhu cầu tự khẳng định mình nh một cá nhân. Con ngời dù muốn cống hiến sức mình cho cộng đồng, cho cách mạng thì trớc hết họ phải tự ý thức đợc về vị trí và trách nhiệm của cá nhân trong đời sống chung của dân tộc. Con ngời thời chiến phần lớn là những nông dân. Họ tham gia kháng chiến với suy nghĩ rất đơn giản và bình thờng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống cá nhân của họ. Trong Đờng vô Nam, Nam Cao đã chỉ ra những động cơ, lý do của những ngời cùng lên đờng ra trận: "Ngời thì nh kẻ bị ức hiếp lâu ngày, vừa thoát ra khỏi ngục tù, vội xông vào đâm chết những kẻ ức hiếp mình và đập tan những bức tờng dày đã giam hãm mình trong bấy nhiêu lâu. Ngời thì nghĩ đến tổ quốc, non sông. Ngời thì nghĩ đến cái bổn phận nhân dân. Ngời thì muốn phá cái chế độ thực dân. Ngời thì chỉ thích làm một ngời lính mà thôi". Con ngời trong văn học thời kỳ này hết sức coi trọng danh dự cá nhân. Nhà nào có con cháu đi bộ đội tức là đem lại danh dự và tự hào cho gia đình đó (Hải trong Những ngày cuối năm - Trần Đăng, Thảo trong Quà tết của cô Thảo - Nguyễn Xuân Hoè).
Văn học thời kỳ này bên cạnh việc ca ngợi các quan hệ tập thể, phẩm chất tập thể, phê phán thói t hữu của con ngời trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, thì một số nhà văn đi sâu vào khám phá ý thức giữ gìn bản ngã và t thế của con ngời giữa những biến động của cuộc đời (Ông Nẫm trong Cái lô cốt - Châu Diên). Trong hoàn cảnh chiến tranh, nhu cầu tự khẳng định mình còn đợc thể hiện qua ý thức trách nhiệm rất cao, của con ngời về nhân cách của chính mình. Nhân vật Sơn trong Đồng đội (Nam Hà) đã dũng cảm và trung thực vạch ra những nhát sợ của mình trong chiến đấu. Nhân vật Lâm trong Quả bom nổ chậm (Huy Phơng) cảm thấy nh bị sỉ nhục bởi sự bằng lòng của mình với vị trí "là một anh chàng lệt bệt".Anh cố gắng khẳng định mình bằng những hành
động "đợc cáng đáng một việc trên sức mình". Truyện ngắn đã khơi gợi ở con ngời về ý thức cá nhân, khao khát tự vợt lên để khẳng định mình.
Con ngời cá nhân trong văn học 1945 - 1975 còn đợc thể hiện là con ngời có nhu cầu đợc sống và hởng hạnh phúc. Đây cũng là nhu cầu tự nhiên của con ngời, nhu cầu sống ở thời kỳ này cũng hết sức mãnh liệt (Thành trong Lỡi mác xung kích - Hồ Phơng, ông Liên trong Những ngày cuối năm - Trần Đăng). Cùng với nhu cầu sống, các nhân vật còn thể hiện những mong muốn đợc hởng hạnh phúc, gia đình êm ấm, no đủ, con cái đông đúc sống no đủ, êm ấm (Làng, Vợ nhặt - Kim Lân, Vợ chồng APhủ - Tô Hoài, Th nhà - Hồ Phơng, Gặp gỡ - Nguyễn Khoa Hiệp, Theo chồng - Vũ Thị Thờng).
Miêu tả con ngời trong ba mơi năm chiến tranh, văn học thờng thiên về ca ngợi những con ngời anh hùng trong chiến đấu, con ngời tiêu biểu trong xây dựng xã hội chủ nghĩa mà còn chú ý khắc hoạ những mất mát đau thơng của con ngời cá nhân. ý thức cá nhân đợc bộc lộ khi con ngời cảm nhận đợc nỗi đau vì mất mát đau thơng của bản thân, gia đình, quê hơng (Tnú trong Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành), Lợng trong Th nhà - Hồ Phơng, vợ chồng Hải trong
im lặng - Nguyễn Ngọc Tấn). Con ngời cá nhân trong văn học 1945 - 1975 còn đợc biểu hiện ở nỗi đau thể chất: "Nỗi đau và những mất mát riêng không bị lớt qua, nén lại bởi ý thức quên mình, xả thân, mà đợc cảm nhận tỉ mỉ và diễn tả sinh động. Con ngời cá nhân của nhân vật nh hiện ra bằng xơng bằng thịt trên trang sách" (10) (ngời thơng binh trong Bàn tay - Định Quang, Tnú trong Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành), Việc đi sâu khắc hoạ nỗi đau đớn thể xác của con ngời khiến cho văn học thời kỳ này có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc hơn.
ý thức cá nhân còn đợc thể hiện ở những nhân vật suy nghĩ và hành động không theo các quy định của tập thể mà theo những cảm nhận của mình trong cuộc sống nh sống tách mình khỏi cuộc sống chung của dân tộc (vợ chồng văn
sỹ Hoàng trong Đôi mắt - Nam Cao). Bên cạnh đó yếu tố cá nhân còn đợc bộc lộ qua sự mong muốn và hoài niệm nuối tiếc về quá khứ (Chiến sĩ Hà Nội - Tô Hoài ).
Văn học thời kỳ 1945 - 1975 đã thật sự gần gũi với cuộc sống hơn khi đã khắc hoạ chân thành những mặt cha hoàn chỉnh, hoàn thiện của con ngời và cuộc sống. Có thể kể đến một số nhà văn tiêu biểu nh Nguyễn Khải, Vũ Thị Thờng, Vũ Tú Nam... ở đây cá nhân là phạm vi thể hiện của những khiếm khuyết, thiếu sót, lạc hậu, xấu xa (ông Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa - Nguyễn Khải, Viễn trong Ông chủ tịch xã - Vũ Thị Thờng, Triều trong Chân trời - Đỗ Chu).
Nhìn chung con ngời cá nhân với những biểu hiện của nó trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã chứng tỏ khả năng nắm bắt và nỗ lực sáng tạo của các nhà văn để miêu tả cuộc sống ngày càng phong phú và ngày càng sâu sắc, nhằm tạo ra những mày sắc thẩm mỹ ngày càng đa dạng, hấp dẫn. Tuy nhiên do nhu cầu lịch sử, con ngời cá nhân thức tỉnh lên tiếng đòi quyền sống, quyền tự do của mình ở văn học thời kỳ trớc đến thời kỳ này tạm thời "gác tình riêng", lùi về hình diện thứ hai để nhờng chỗ con ngời sử thi, với ý thức cộng đồng, hoà mình vào sự nghiệp kháng chiến và xây dựng cuộc sống mới của dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân đợc nhìn nhận nh là kẻ thù tinh thần lớn nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân "nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Vì thế, con ngời cá nhân phản ánh trong văn học 1945 - 1975 còn ít ỏi, cha đợc chú trọng, nếu có nói đến cuộc sống riêng hoặc số phận của một cá nhân thì cũng là để cụ thể hoá cái chung của dân tộc.