Sử dụng các phƣơng pháp dự báo thanh khoản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 28 - 31)

a. Phƣơng pháp chỉ báo thanh khoản

Phƣơng pháp này đánh giá dựa trên các chỉ số trung bình của ngân hàng và những kinh nghiệm đã có. Ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ số sau:

Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1:

Vốn tự có

H1 =

Nguồn vốn huy động

Chỉ số H1 phản ánh tính thanh khoản của ngân hàng thông qua tỷ lệ giữa mức vốn tự có và nguồn vốn huy động. Chỉ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt.

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có H2:

Vốn tự có H2 =

Tổng tài sản Có

Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản Có. Chỉ số này càng cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác H3 =

Tổng tài sản có

Chỉ số này càng cao tức là ngân hàng có khả năng tốt hơn trong việc giải quyết nhu cầu tiền mặt tức thời. Do đó, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H4:

Dƣ nợ tín dụng H4 =

Tổng tài sản có

Chỉ số này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp vì tín dụng đƣợc xem là tài sản Có sinh lời có tính thanh khoản thấp nhất.

Chỉ số Dƣ nợ/ tiền gửi khách hàng H5:

Dƣ nợ H5 =

Tiền gửi khách hàng

Chỉ số này đánh giá mức độ ngân hàng sử dụng tiền gửi khách hàng đầu tƣ vào hoạt động tín dụng. Vì vậy, chỉ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6:

Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán H6 =

Tổng tài sản có

Chỉ số này nhằm so sánh những chứng khoán dễ tiêu thụ mà ngân hàng nắm giữ so với tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Chỉ số (Tiền mặt+ Tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng H7:

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD H7 =

Tiền gửi khách hàng

Chỉ số H7 phản ánh tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác của ngân hàng so với tiền gửi của khách hàng. Do vậy, chỉ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Phƣơng pháp xác suất theo tình huống

Bƣớc 1: Ngân hàng dự đoán từng trạng thái thanh khoản theo một trong ba khả

năng:

 Khả năng tốt nhất: khi tiền gửi lên cao hơn mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp hơn mức dự kiến

 Khả năng xấu nhất: khi tiền gửi xuống thấp dƣới mức dự kiến hoặc tiền vay tăng cao hơn mức dự kiến.

 Khả năng trung bình: trạng thái nằm giữa 2 khả năng trên.

Bƣớc 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức

Trong đó: NLP là trạng thái thanh khoản ròng

P: Xác suất xảy ra một trong ba khả năng trên.

c. Phƣơng pháp cấu trúc tiền gửi

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện theo 2 bƣớc:

Bƣớc 1: Chia các nguồn vốn huy động thành các loại trên cơ sở ƣớc lƣợng khả

năng rút tiền. Tiền gửi và các nguồn khác của ngân hàng có thể chia thành 3 loại: nguồn vốn ổn định thấp( tiền nóng), nguồn vốn ổn định vừa phải và nguồn vốn ổn định cao.

Bƣớc 2: Xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho mỗi loại nguồn vốn dựa vào tính

chất ổn định của chúng

+ Xác định nhu cầu thanh khoản tiền gửi theo công thức:

Nhu cầu thanh khoản tiền gửi= ∑ tỷ lệ thanh khoản*(số dƣ tiền gửi – mức DTBB) + Đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sẵn sàng khi khách hàng có nhu cầu và phải đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn tín dụng là các khoản vay có chất lƣợng cao. Trong trƣờng hợp này, nhu cầu thanh khoản cho vay đƣợc tính theo công thức:

Nhu cầu thanh khoản = Nhu cầu * (1+ Tăng trƣởng) – Dƣ nợ cho vay cho vay cho vay thực tế

Nhƣ vậy:

Tổng nhu cầu = Nhu cầu thanh + Nhu cầu thanh thanh khoản khoản tiền gửi khoản cho vay

d. Phƣơng pháp nguồn và sử dụng vốn

Phƣơng pháp này bắt nguồn từ hai thực tế:

- Thanh khoản ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. - Thanh khoản ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.

Phƣơng pháp đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc:

Bƣớc 1: Dự báo trƣớc các khoản tín dụng và các nguồn vốn huy động

 Yếu tố xu hƣớng: các biến động lâu dài nhƣ thay đổi về tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tƣ, dân số, lực lƣợng lao động và phát triển kỹ thuật.

 Yếu tố thời vụ: việc cho vay mùa vụ tăng cao trong khi tiền gửi mùa vụ thấp. phần lớn sự thay đổi thất thƣờng mùa vụ có thể đƣợc xác định một cách chính xác hợp lý dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ.

 Yếu tố chu kì: thời kì kinh tế trì trệ, giai đoạn chấn hƣng của nền kinh tế, sự thay đổi lãi suất do sức ép của chính trị và luật pháp…

Bƣớc 2: Xác định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng

NLP = Dự báo thay đổi - Dự báo thay đổi nguồn vốn huy động cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi NLP >0: ngân hàng có một độ lệch thanh khoản dƣơng và ngân hàng phải nhanh chóng đƣa phần thanh khoản thừa này đầu tƣ vào những tài sản có sinh lợi.

Khi NLP<0: ngân hàng có một độ lệch thanh khoản âm và ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các nguồn tài trợ khác nhau từ bên ngoài với chi phí tài trợ thấp nhất.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 28 - 31)