Quản lý rủi ro thanh khoản tại OCB đƣợc thực hiện với những biện pháp nhƣ xác lập cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đánh giá các kỳ hạn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn để đảm bảo tốt khả năng thanh khoản. Ngoài ra, OCB cũng xây dựng các biện pháp ứng phó kịp thời khi có biến động lớn về thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trƣởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phƣơng cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản.
Ngân hàng đã ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Tài sản – Nợ (ALCO) theo QĐ số 51/2009/QĐ-HDQT ngày 4/9/2009. Ban ALCO bao gồm 10 thành viên trong đó 4 thành viên là Ban Điều hành và 6 thành viên là các Trƣởng Phòng chuyên môn, với chức năng quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến việc phân bổ Tài sản – Nợ, nhằm triển khai chiến lƣợc kinh doanh chung của Ngân hàng, phân bổ hạn mức rủi ro cụ thể và quyết định chính sách rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trƣờng. Và Ngân hàng đã ban hành Quy định về quản lý thanh khoản số 750/2009/QĐ-NHPĐ ngày 15/10/2009, quy định các giới hạn chỉ số thanh khoản, lập báo cáo cung cầu thanh khoản và mô phỏng các tình huống bất thƣờng, các biện pháp xử lý trong trƣờng hợp thừa hoặc thiếu thanh khoản...
4.2.3 Đánh giá chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam
Qua việc phân tích, đánh giá các chỉ số thanh khoản của 17 NHTM nêu trên, đồng thời so sánh các chỉ số này với các quy định của Chính phủ và NHNN, bài báo cáo đã phản ánh đƣợc tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010. Qua các phân tích, đánh giá trên đã bộc lộ tình hình thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản yếu kém của các NHTM Việt Nam. Qua đó có thể nói lên rằng các NHTM Việt Nam chƣa chú trọng vào chức năng quản trị rủi ro thanh khoản, vì vậy nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM hiện nay là rất cao.
Bên cạnh đó, khi đánh giá về mặt tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản cho thấy hiện nay, các NHTM đa số chƣa có phòng ban chuyên về quản trị rủi ro thanh khoản theo quy định của NHNN, các chiến lƣợc quản trị thanh khoản hầu hết đều mang tính bao quát, chƣa có công cụ phù hợp để đo lƣờng rủi ro. Tuy một số ngân hàng đã xây dựng đƣợc bộ máy tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản nhƣng việc điều hành nó kém hiệu quả, các chức năng của hội đồng ALCO còn mờ nhạt. Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khủng hoảng thanh khoản chỉ đƣợc một số ít ngân hàng thực hiện, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc chú trọng và luyện tập thƣờng xuyên.
Qua các nhận định trên cho thấy thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Đa số các ngân hàng vẫn xem quản trị rủi ro chỉ là hoạt động hỗ trợ, do đó chƣa có sự quan tâm đúng mức vào hoạt động này. Điều đó có thể làm cho hệ thống NHTM không thể chống đỡ khi tình trạng khủng hoảng thanh khoản xảy ra. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, các NHTM cần chú trọng thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản, xem việc quản trị rủi ro là một phần trong hoạt động ngân hàng, cần có các biện pháp đo lƣờng thanh khoản hiệu quả nhằm đảm bảo chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, từ đó đƣa ra các giải pháp quản trị thanh khoản phù hợp, giảm thiểu tối đa rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
4.3 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng chi nhánh Đồng Nai
4.3.1 Đo lƣờng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng chi nhánh Đồng Nai