2009-2010
4.2.1 Tình hình thanh khoản tại một số NHTM Việt Nam năm 2009-2010
Với nguồn dữ liệu phân tích thu thập đƣợc từ báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính trong hai năm 2009 và 2010 của 17 NHTM Việt Nam, bài báo cáo phân tích tình hình thanh khoản của các ngân hàng bằng cách chọn cách tiếp cận thông qua các chỉ số thanh khoản sau đây:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ( Capital Adequacy Ratios)
Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1
Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có H2
Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H4
Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng H5
Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
4.2.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Vốn tự có
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =
Tổng tài sản “Có” rủi ro
Theo Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, TCTD trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD.
Bảng 4.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của 17 NHTM Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên của 17 NHTM)[3]
Qua bảng số liệu thống kê trên, vào năm 2009 ta thấy hệ số CAR trung bình của 17 NHTM Việt Nam là 12,87% và năm 2010 là 12,24% giảm 0,63% so với năm 2009. Nếu xét theo thông tƣ 13 thì một số NHTM đã đạt đƣợc hệ số CAR trên 9%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm hệ số CAR của một số NHTM là do các ngân hàng này đã đầu tƣ quá nhiều vào các khoản mục có rủi ro cao làm cho tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng tăng mạnh.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy ngân hàng có hệ số CAR thấp nhất là Agribank với tỷ lệ vào năm 2009 là 4,69% sang năm 2010 là 6,21% tăng 1,52% so với năm 2009. Trong 2 năm, Agribank luôn có hệ số CAR dƣới mức 9%, không đạt mức an toàn vốn theo quy định. Điều đó cho thấy tuy các NHTM nhà nƣớc có quy mô hoạt động và nguồn vốn huy động lớn, nhƣng lại sử dụng nguồn vốn huy động này đầu tƣ vào các tài sản rủi ro cao dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn thấp.
4.2.1.2 Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1
STT NGÂN HÀNG CAR (%) 2009 2010 +/- 1 ACB 9,97 10,60 0,63 2 AGRIBANK 4,69 6,21 1,52 3 BIDV 9,53 9,32 -0,21 4 DONGABANK 10,64 10,84 0,20 5 EXIMBANK 28,87 17,79 -11,08 6 HABUBANK 14,90 12,29 -2,61 7 MARITIMEBANK 8,93 9,18 0,25 8 NAVIBANK 8,87 19,47 10,60 9 OCB 28,71 20,59 -8,12 10 SACOMBANK 11,41 9,97 -1,44 11 SAIGONBANK 15,85 16,26 0,41 12 SHB 17,06 13,81 -3,25 13 TECHCOMBANK 9,6 11,00 1,40 14 VIB 8,67 10,11 1,44 15 VIETCOMBANK 8,11 10,00 1,89 16 VIETINBANK 8,06 8,02 -0,04 17 VP BANK 15,00 12,70 -2,30 Trung bình 12,87 12,24 -0,63
Chỉ số H1 xác định quy mô huy động vốn của ngân hàng đồng thời tính toán khả năng huy động của đồng vốn tự có. Theo quy định của pháp lệnh ngân hàng, các TCTD không đƣợc huy động quá 20 lần vốn tự có và quỹ dự trữ, nghĩa là H1 ≥ 5%.
Bảng 4.7: Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động của 17 NHTM Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo tài chính của 17 NHTM và tính toán của tác giả)[2]
Qua số liệu thống kê của 17 NHTM Việt Nam, năm 2009 chỉ số H1 trung bình đạt 10,74% và năm 2010 là 10,23% giảm 0,51% so với năm 2009. Sự sụt giảm này chủ yếu là do mức tăng trƣởng nguồn vốn huy động của các NHTM khá nhanh so với mức tăng trƣởng của nguồn vốn tự có. Nếu xét theo góc độ an toàn trong hoạt động, điều đó chƣa thể đảm bảo an toàn cho ngân hàng và cần đƣợc xem xét cẩn thận.
Bảng số liệu cho thấy một số NHTM nhà nƣớc nhƣ Agribank, Vietinbank có chỉ số H1 khá thấp dƣới mức 6%. Điều này cho thấy các ngân hàng sẽ khó có khả năng chống đỡ khi rủi ro xảy ra, vì vốn tự có đƣợc xem nhƣ cơ sở quyết định khả năng thanh khoản khi rủi ro phát sinh. Từ đó cho thấy tính cấp thiết trong việc tăng nguồn vốn tự có tại các NHTM nhà nƣớc hay việc cổ phần hóa các NHTM nhà nƣớc là vấn đề hết sức quan trọng hiện nay.
STT NGÂN HÀNG H1 (%) 2009 2010 +/- 1 ACB 7,51 6,21 -1,30 2 AGRIBANK 4.33 5.77 1,44 3 BIDV 6,55 7,26 0,71 4 DONGABANK 11,37 11,35 -0,02 5 EXIMBANK 26,11 11,80 -14,31 6 HABUBANK 12,77 10,61 -2,16 7 MARITIMEBANK 5,99 5,89 -0,10 8 NAVIBANK 6,76 11,80 5,04 9 OCB 23,19 19,22 -3,97 10 SACOMBANK 11,56 10,84 -0,72 11 SAIGONBANK 20,00 27,18 7,18 12 SHB 9,80 9,11 -0,69 13 TECHCOMBANK 8,79 6,80 -1,99 14 VIB 5,58 7,66 2,08 15 VIETCOMBANK 7,24 7,63 0,39 16 VIETINBANK 5,62 5,24 -0,38 17 VP BANK 9,37 9,48 0,11 Trung bình 10,74 10,23 -0,51
Bên cạnh đó, một số NHTM có chỉ số H1 khá cao nhƣ Eximbank, OCB, Saigonbank. Điều này có thể là do vốn tự có của các ngân hàng tăng nhanh hoặc tạm thời chƣa sử dụng đến trong khi nguồn vốn huy động lại giảm. Tuy nhiên chỉ số H1 cao chƣa phải là tốt, vì nó có thể cho thấy khả năng các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn hoặc chƣa sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có nhàn rỗi.
4.2.1.3 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có H2
Chỉ số H2 xác định độ an toàn của vốn tự có đối với quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong quá trình đổi mới tổ chức và quản lý, NHNN đã ban hành “Quy chế đảm bảo an toàn kinh doanh trong kinh doanh tiền tệ tín dụng đối với các TCTD” trong đó quy định “ TCTD phải duy trì thƣờng xuyên tỉ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có ở mức 5%, nghĩa là H2 ≥ 5%.
Bảng 4.8: Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có của 17 NHTM
( Nguồn: Báo cáo tài chính của 17 NHTM và tính toán của tác giả)[2]
Qua số liệu thống kê của 17 NHTM Việt Nam, năm 2009 chỉ số H2 trung bình đạt 9,23% sang năm 2010 đạt 8,87% giảm 0,37% so với năm 2009. Nhìn vào chỉ số H2 ta có thể thấy rằng các NHTM Việt Nam có vốn tự có chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với
STT NGÂN HÀNG H2 (%) 2009 2010 +/- 1 ACB 6,02 5,55 -0,47 2 AGRIBANK 4,00 5,20 1,20 3 BIDV 5,95 6,61 0,66 4 DONGABANK 9,82 9,70 -0,12 5 EXIMBANK 20,40 10,30 -10,10 6 HABUBANK 11,12 9,30 -1,82 7 MARITIMEBANK 5,56 5,49 -0,07 8 NAVIBANK 6,24 10,10 3,86 9 OCB 18,37 15,95 -2,42 10 SACOMBANK 10,45 9,61 -0,84 11 SAIGONBANK 16,22 20,97 4,75 12 SHB 8,80 8,20 -0,60 13 TECHCOMBANK 7,91 6,25 -1,66 14 VIB 5,20 7,03 1,83 15 VIETCOMBANK 6,54 6,90 0,36 16 VIETINBANK 5,10 4,85 -0,25 17 VP BANK 9,25 8,70 -0,55 Trung bình 9,23 8,87 -0,37
tổng tài sản có. Do đó, các ngân hàng sẽ rất khó có khả năng chống đỡ khi rủi ro xảy ra.
Một số ngân hàng nhƣ Agribank, BIDV, Maritime bank, VIB bank, Vietinbank có chỉ số H2 khá thấp. Do tỷ lệ vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ và tài sản của ngân hàng chủ yếu là nợ phải trả, các ngân hàng này sẽ khó có khả năng chi trả khi tình trạng mất khả năng thanh khoản xảy ra. Từ đó có thể khẳng định rằng nguồn vốn tự có rất quan trọng đối với ngân hàng và việc tăng vốn tự có là vấn đề hết sức cấp thiết trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
4.2.1.4 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
Bảng 4.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt của 17 NHTM Việt Nam
STT NGÂN HÀNG H3(%) 2009 2010 +/- 1 ACB 25,88 21,87 -4,01 2 AGRIBANK 5,95 8,55 2,60 3 BIDV 14,62 16,70 2,08 4 DONGABANK 8,36 17,94 9,58 5 EXIMBANK 21,11 29,36 8,25 6 HABUBANK 30,08 21,17 -8,91 7 MARITIMEBANK 40,21 27,22 -12,99 8 NAVIBANK 29,41 24,44 -4,97 9 OCB 11,16 27,73 16,57 10 SACOMBANK 23,09 20,41 -2,68 11 SAIGONBANK 4,30 12,66 8,36 12 SHB 27,00 24,19 -2,81 13 TECHCOMBANK 30,52 34,03 3,51 14 VIB 31,85 28,49 -3,36 15 VIETCOMBANK 20,33 27,30 6,97 16 VIETINBANK 10,75 14,78 4,03 17 VP BANK 28,09 19,99 -8,10 Trung bình 21,34 22,17 0,83
( Nguồn: Báo cáo tài chính của 17 NHTM và tính toán của tác giả)[2]
Theo số liệu đã tính toán trên, chỉ số H3 trung bình của 17 NHTM Việt Nam khá cao, năm 2009 là 21,34% đến năm 2010 là 22,17% tăng 0,83% so với năm 2009. Chỉ số H3 cao tức là lƣợng tiền mặt và tiền gửi cao, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của ngân hàng. Tuy nhiên chƣa thể nói chỉ số H3 cao là tốt vì lƣợng tiền mặt và tiền gửi có tỷ suất sinh lời thấp, đầu tƣ quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, các NHTM cần phải cơ cấu lại nguồn vốn
đầu tƣ hợp lý sao cho vừa đảm bảo đƣợc khả năng thanh khoản vừa đạt đƣợc mức sinh lời cao nhất có thể.
Agribank và Saigonbank là hai ngân hàng có chỉ số H3 vào năm 2009 khá thấp, dƣới 6%. Khi nhu cầu thanh khoản lớn xảy đến đột ngột, hai ngân hàng này sẽ khó có khả năng xử lý kịp thời, buộc phải vay trên thị trƣờng tiền tệ với lãi suất cao nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản.
4.2.1.5 Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H4
Bảng 4.10: Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời của 17 NHTM Việt Nam
STT NGÂN HÀNG H4(%) 2009 2010 +/- 1 ACB 37,14 42,51 5,37 2 AGRIBANK 76,54 80,75 4,21 3 BIDV 95,46 72,44 -23,02 4 DONGABANK 80,80 68,59 -12,21 5 EXIMBANK 58,64 47,55 -11,09 6 HABUBANK 45,68 49,19 3,51 7 MARITIMEBANK 37,37 27,60 -9,77 8 NAVIBANK 53,29 53,79 0,50 9 OCB 80,54 58,84 -21,70 10 SACOMBANK 56,10 54,56 -1,54 11 SAIGONBANK 81,63 62,19 -19,44 12 SHB 46,70 47,76 1,06 13 TECHCOMBANK 45,47 35,22 -10,25 14 VIB 48,30 44,48 -3,82 15 VIETCOMBANK 55,43 57,48 2,05 16 VIETINBANK 66,90 63,49 -3,41 17 VP BANK 57,41 42,34 -15,07 Trung bình 60,20 53,46 -6,74
( Nguồn: Báo cáo tài chính của 17 NHTM và tính toán của tác giả)[2]
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam. Vào năm 2009, chỉ số H4 trung bình của 17 NHTM Việt Nam là 60,20% sang năm 2010 là 53,46% giảm 6,74% so với năm 2009. Mặc dù chỉ số này giảm vào năm 2010 nhƣng mức dƣ nợ tín dụng vẫn chiếm trên 50% tổng tài sản Có. Vì tín dụng là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà các ngân hàng nắm giữ cho nên việc dƣ nợ tín dụng quá cao đồng nghĩa với khả năng thanh khoản của các ngân hàng kém.
Agribank, BIDV, Dongabank, OCB, Saigonbank là các ngân hàng có chỉ số H4 khá cao, trên 70% cho thấy tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng. Qua đó có thể thấy khả năng thanh khoản yếu kém của các ngân hàng này kèm theo các rủi ro có thể xảy đến đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
4.2.1.6 Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng H5
Bảng 4.11: Chỉ số dƣ nợ/tiền gửi khách hàng của 17 NHTM Việt Nam
( Nguồn: Báo cáo tài chính của 17 NHTM và tính toán của tác giả)[2]
Chỉ số H5 đánh giá bao nhiêu phần trăm tiền gửi khách hàng đƣợc sử dụng để cung ứng cho hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu trên, chỉ số H5 trung bình của 17 NHTM Việt Nam vào năm 2009 là 97,46% đến năm 2010 là 100,85% tăng 3,4% so với năm 2009. Trong đó, theo số liệu đã tính toán của 17 NHTM trên, có 7 ngân hàng cho vay vƣợt mức tiền gửi huy động đƣợc đó là Agribank, BIDV, Dongabank, Navibank, OCB, Saigonbank, Vietinbank. Trong trƣờng hợp này, do các ngân hàng sử dụng toàn bộ tiền gửi khách hàng để cho vay nên để đảm bảo mức dự trữ bắt buộc và khả năng thanh khoản, các ngân hàng buộc phải đi vay trên thị trƣờng tiền tệ với lãi suất cao. Đồng thời, tín dụng là tài sản Có có độ rủi ro rất cao, do đó các
STT NGÂN HÀNG H5(%) 2009 2010 +/- 1 ACB 71,74 81,54 9,80 2 AGRIBANK 110,91 112,92 2,01 3 BIDV 110,21 103,88 -6,33 4 DONGABANK 122,81 121,97 -0,84 5 EXIMBANK 99,01 107,21 8,20 6 HABUBANK 97,87 115,44 17,57 7 MARITIMEBANK 79,43 65,46 -13,97 8 NAVIBANK 103,43 100,42 -3,01 9 OCB 126,89 133,35 6,46 10 SACOMBANK 91,74 98,10 6,36 11 SAIGONBANK 114,11 115,31 1,20 12 SHB 87,44 95,09 7,65 13 TECHCOMBANK 67,51 65,71 -1,80 14 VIB 84,51 92.76 8,25 15 VIETCOMBANK 83,76 86,37 2,61 16 VIETINBANK 109,48 113,31 3,83 17 VP BANK 95,90 105,50 9,75 Trung bình 97,46 100,85 3,40
NHTM nên cơ cấu lại hoạt động đầu tƣ, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh nhằm giảm tỷ trọng dƣ nợ tín dụng ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo đƣợc khả năng sinh lời cho ngân hàng cao nhất và đảm bảo đƣợc khả năng thanh khoản của ngân hàng.
4.2.1.7 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
Chỉ số H6 cho thấy tỷ lệ chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà các NHTM đang nắm giữ trên tổng tài sản Có nhằm đảm bảo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Chỉ số H6 trung bình của 17 NHTM Việt Nam là 7,82% vào năm 2009 và 10,27% vào năm 2010, tăng 2,45% so với năm 2009. Điều này cho thấy các NHTM Việt Nam sở hữu chứng khoán thanh khoản với tỷ lệ thấp. Đặc biệt, một vài ngân hàng nhƣ ACB, Eximbank, Navibank, OCB, Saigonbank nắm giữ rất ít hoặc hầu nhƣ không nắm giữ chứng khoán thanh khoản. Do chỉ số chứng khoán thanh khoản quá thấp, các ngân hàng này có thể không có khả năng chống đỡ khi rủi ro thanh khoản xảy ra.
Bảng 4.12: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của 17 NHTM Việt Nam
( Nguồn: Báo cáo tài chính của 17 NHTM và tính toán của tác giả)[2]
STT NGÂN HÀNG H6(%) 2009 2010 +/- 1 ACB 0,62 1,62 1,00 2 AGRIBANK 5,93 5,66 -0,27 3 BIDV 10,22 8,44 -1,78 4 DONGABANK 1,83 5,66 3,83 5 EXIMBANK 0,67 0,03 -0,64 6 HABUBANK 15,04 9,78 -5,26 7 MARITIMEBANK 17,52 24,79 7,27 8 NAVIBANK 0,26 0,83 0,57 9 OCB 1,05 0,77 -0,28 10 SACOMBANK 9,64 13,88 4,24 11 SAIGONBANK 0,00 4,37 4,37 12 SHB 12,20 14,85 2,65 13 TECHCOMBANK 11,60 18,43 6,83 14 VIB 15,57 20,21 4,64 15 VIETCOMBANK 8,23 7,45 -0,78 16 VIETINBANK 13,85 15,06 1,21 17 VP BANK 8,65 22,71 14,06 Trung bình 7,82 10,27 2,45
Tuy nhiên khó có thể nói chỉ số H6 cao là tốt, do chứng khoán thanh khoản đa phần là các chứng khoán có khả năng sinh lời thấp. Việc nắm giữ quá nhiều loại chứng khoán này cũng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, các NHTM cần cân đối lại danh mục đầu tƣ, đảm bảo sao cho vừa sở hữu đƣợc tỷ lệ chứng khoán thanh khoản cần thiết vừa không ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
4.2.2 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại một số NHTM Việt Nam 4.2.2.1 Ngân hàng TMCP Á Châu 4.2.2.1 Ngân hàng TMCP Á Châu
Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đƣợc thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đƣa ra những đánh giá định tính, định lƣợng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.
ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản nhƣ là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng đƣợc thể hiện bằng văn bản và đƣợc Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trƣởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phƣơng cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Ngân hàng đã và