Các hình thức biểu hiện.

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 30 - 37)

Các sĩ phu yêu nớc Việt Nam đã đứng lên đón nhận luồng t tởng mới đó và tiến hành những hoạt động theo hớng dân tộc với ba hình thức: giáo dân (giáo dục dân), dỡng dân (làm cho dân giàu có) và tân dân (làm cho dân đổi mới). Một trong những hoạt động của sĩ phu lúc bấy giờ là mở trờng học, dạy kiến thức mới, chống lại lối học Nho giáo, giáo dục lòng yêu nớc, nghĩa hợp quần và đạo đức công dân. Nhiều trờng học mang tên nghĩa thục đã mọc lên trên khắp cả nớc. Lớn nhất là trờng Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội do Lơng Văn Can, Nguyễn Quyền, sáng lập. Số học sinh của tr… ờng từ chỗ chỉ 400 - 500 ngời sau đó lên đến 1.000. Mục đích hoạt động của trờng là chống lối học từ chơng, cử nghiệp, cách tân học thuật, hô hào học cơ khí, kĩ xảo, địa lý nớc nhà, học những cái thiết thực để hành động. Một trong những tài liệu quan trọng dùng để giảng dạy, tuyên truyền tại Đông Kinh nghĩa thục là tác phẩm "Văn minh tân học sách", ra đời năm 1907 (cha rõ tác giả).

Luận điểm cơ bản của tác phẩm là nói lên tình trạng dã man hay văn minh của một nớc do trình độ dân trí quyết định. Vì thế, muốn tiến lên văn minh thì phải mở mang dân trí. Tác phẩm có đoạn viết : "Kể các nớc trên mặt địa cầu này, nớc này còn là dã man, nớc kia đã bán khai, nớc nọ thì văn minh. ấy là tuỳ theo chỗ dân trí từng nớc thông hay tắc, nhiều hay ít, chóng hay chậm mà khác nhau văn minh và dân trí, hai đằng cùng làm nhân quả lẫn nhau". [6,… 273]

Dựa trên luân điểm cơ bản ấy, tác giả cuốn sách đã lần lợt xem xét tình trạng thực tế của văn minh và dân trí Việt Nam, tìm nguyên nhân của tình trạng ấy và đa ra những biện pháp cần phải tiến hành. Xuyên suốt tác phẩm là thái độ chống bảo thủ, tấn công vào một số quan điểm của Nho giáo nh "nội hạ ngoại di", "trọng vơng khinh bá", "hậu cổ bạc kim" và đ… a ra những biện pháp khắc phục, đó là dùng văn tự nớc nhà, hiệu đính sách vở, sửa đổi phép thi, cổ vũ nhân tài, chấn hng công nghệ, mở toà soạn báo.

Thực ra, việc tấn công chống t tởng bảo thủ đã đợc một số sĩ phu cuối thế kỷ XIX tiến hành mà điển hình là Nguyễn Trờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Cái mới của "Văn minh tân học sách" là ở chỗ tác giả đã tiến hành một sự phân tích lý luận, trong khi các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX tập trung vào các biện pháp cụ thể. "Văn minh tân học sách" đả kích Nho giáo mạnh mẽ hơn,quyết liệt hơn. Xuyên suốt trong tác phẩm còn là t tởng lấy việc mở mang dân trí làm nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong đó, nhấn mạnh giá trị di sản tinh thần của dân tộc và khẳng định sự cần thiết phải học văn minh của các nớc Châu Âu.

Về mặt kinh tế, Đông Kinh nghĩa thục hô hào lập các hội buôn. Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Quyền mở Công ty Đông Thành Xơng ở phố Hàng Gai vừa buôn tạp hoá vừa làm công nghệ. Dần dần nhiều Công ty ra đời: Quảng Hng Long buôn hàng nội hoá, Hồng Tân Hng buôn bán và sản xuất đồ sơn…

Phải khẳng định rằng, ngoài việc giảng dạy, lên lớp để truyền bá t tởng mới, giáo dục tinh thần dân tộc, thì những hoạt động kinh doanh của các sĩ phu yêu nớc đầu thế kỳ XX là một nét mới. Nói nh giáo s Trần Văn Giàu: "Từ trớc đến đó, nhà Nho chỉ nói đến nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; nhà Nho nào lại nói đến kim chỉ, khuy cúc, xà phòng? Nhà Nho chỉ nói Nghiêu Thuấn, Khổng Mạnh, Đổng Hàn. Trình Chu, chứ nhà Nho nào lại bàn giày dép, khăn tay, kẹo mứt ?" [27, 53]. Chính việc đứng trên lập trờng dân tộc, với quyết tâm phải giành quyền lợi công thơng thì mới mở đợc dân trí, các cụ đã thoát khỏi t tởng cố hữu từ lâu là "trọng nông ức thơng", "nông bản thơng mạt". Tuy nhiên, các hội buôn không tồn tại đợc lâu dài, một số tự tan rã, một số bị nhà cầm quyền giải tán…

Phải khẳng định rằng, với những hoạt động của mình, Đông Kinh nghĩa thục không còn đơn thuần là một trờng học mà thực chất nó đóng vai trò nh một tổ chức cách mạng hoạt động theo khuynh hớng dân chủ t sản. Mặc dầu chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn (từ tháng 3 đến tháng 12/1907) nhng Đông Kinh nghĩa thục đã nuôi dỡng đợc một phong trào cách mạng công khai hợp

pháp khá sôi nổi, quyết liệt trong lĩnh vực đấu tranh về văn hoá, t tởng theo khuynh hớng dân chủ t sản. Đây cũng là cuộc vận động chính trị chuẩn bị về tinh thần, t tởng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong thời đại mới.

Cùng với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, còn có cuộc vận động cải cách Duy Tân do Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng khởi x- ớng. Những ngời lãnh đạo phong trào Duy Tân là những sĩ phu phong kiến, đợc đào tạo trong "cửa Khổng, sân Trình". Phan Chu Trinh (1872 - 1926), sinh tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ cử nhân lúc 18 tuổi, thi đậu phó bảng năm 29 tuổi, sau đó học trờng hậu bổ rồi ra làm quan với chức thừa biện bộ Lễ. Tuy nhiên, khi tận mắt chứng kiến cảnh mục nát, hủ bại ở chốn quan trờng, ông đã cáo quan, đi tìm đồng chí nhằm khôi phục lại đất nớc. Trần Quý Cáp (1870 - 1908) quê tại làng Bất Nhị, huyện Diên Phong, tỉnh Quảng Nam. Đỗ tiến sĩ năm 1904 và nhận chức giáo thụ tại phủ Thăng Bình (Quảng Nam). còn Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, trong một gia đình nông dân tại làng Thanh Bình, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Khoa thi Hơng năm 1900, ông đậu giải nguyên, thi Hội năm 1904 đậu tiến sĩ, nhng không chịu ra làm quan, ở nhà đọc nhiều tân th, nuôi chí cứu nớc, dốc lòng theo chủ trơng vận động cải cách của Phan Chu Trinh.

Phong trào Duy Tân do các sĩ phu yêu nớc tổ chức và khởi xớng diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Về kinh tế thì lập hội buôn, kiếm tiền để nuôi thầy dạy học, mở trờng học theo mô hình Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, cung cấp sách vở cho học sinh. Tại đây, nhiều cuộc diễn thuyết vận động dân quyền, tự chủ, đổi mới phong tục cũng đợc tổ chức. Các trờng học đều dạy chữ quốc ngữ, toán, lịch sử, địa lý Việt Nam và các kiến thức về khoa học tự nhiên khác…

Phong trào có ảnh hởng lớn đến trình độ giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi mặt. Nổi bật trong phong trào Duy Tân ở miền Trung là Phan Chu Trinh, ông là ngời kế thừa xuất sắc t tởng canh

tân của Nguyễn Trờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Cùng với việc tiếp nhận "tân… th", ông đã góp công lớn cho việc truyền bá t tởng dân chủ với mục đích xuyên suốt là giành lại độc lập cho dân tộc. Ông lên án gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế và chỉ trích những chính sách của Pháp ở Việt Nam. Ông cho rằng, phong kiến là sâu mọt của dân, là thủ phạm làm cho nớc Nam lụn bại và mất độc lập. Vì thế, ông chủ trơng trớc hết phải lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế mà nhiệm vụ cấp bách là phải chấn dân khí (thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cờng, lòng yêu nớc trong nhân dân), khai dân trí (mở mang hiểu hết cho dân, bồi dỡng nhân tài cho đất nớc bằng cách mở trờng dạy chữ quốc ngữ, dạy các kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục) và hậu dân sinh (phát triển kinh tế đem lại đời sống no đủ cho ngời dân). Ông yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bớc tiến tới văn minh. Ông cũng rất coi trọng vai trò của ngời dân:

"Dân ta là thánh là thần.

Bền gan chắc dạ quỷ thần cũng kiêng"

Dựa vào khả năng đấu tranh công khai, ông đã nói thẳng vào mặt ngời Pháp những điều mà các nhà yêu nớc chỉ có thể nói riêng với đồng bào. Chẳng hạn nh lời kết luận của bản điều trần "Tàn sát lơng dân, khủng bố trí thức, phá huỷ trờng học và hội buôn thành lập theo đúng huấn thị của chính phủ Pháp, đó là những biện pháp mà chính phủ Đông Dơng đã thi hành, sau ngày vụ dân chúng biểu tình xin Chính phủ giảm nhẹ những khoản su dịch đã làm cho họ nghèo khổ, chết đói và xét lại cảnh chuyên chế đã dìm họ trong cảnh tôi mọi" [5, 197]. Chính lợi thế của hoạt động công khai đó mà những việc làm của ông có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục, thức tỉnh nhân dân vùng dậy chống cờng quyền. Với hình thức "chiến dĩ thiệt" (đánh bằng lỡi), "chiến dĩ bút" (đánh bằng bút) của ông có tác dụng nh dùng súng, dùng gơm đơng đầu với kẻ thù. Nh lời Phan Bội Châu khóc ông trong bài văn tế khi ông mất: "Ba tấc

lỡi mà gơm, mà súng nhà cờng quyền trông gió cũng gai ghê. Một ngòi lông vừa trống, vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn sáng chói".

ở Nam Kỳ phong trào Duy Tân cũng diễn ra mạnh mẽ với vai trò của Trần Chánh Chiếu. Ông sinh năm 1967 ở Rạch Giá trong một gia đình điền chủ, đã từng làm thông ngôn, xã trởng, đợc chức tri phủ danh dự, nên còn gọi là Phủ Chiếu. Ông chịu ảnh hởng t tởng cách mạng của cụ Phan Bội Châu. Về kinh doanh, Trần Chánh Chiếu lập Minh Tân công nghệ xã, một công ty cổ phần có điều lệ gần giống công ty của Pháp. Ngoài ra, ông còn lập Minh Tân khách sạn ở Mĩ Tho và Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn. Đây cũng là nơi hội họp của những ngời có chí hớng. Đặc biệt, ông lập tờ "Lục tỉnh tân văn", một tờ báo bằng chữ quốc ngữ. Báo ra mỗi tuần một số (Từ tháng 11 năm 1907 đến tháng 11 năm 1908). Báo hô hào bỏ cờ bạc, hút thuốc phiện, giảm bớt nghi thức cới xin, ma chay, kêu gọi giành lại quyền lợi kinh tế trong thơng mại, dịch vụ, đấu thầu đang nằm trong tay Hoa kiều và … ấn kiều. Báo còn lên án bọn quan lại tham nhũng, kêu gọi đồng bào hợp quần, tơng thân, tơng ái.

Bên cạnh Trần Chánh Chiếu, còn có Nguyễn Thành Hiến, Nguyễn An Khơng những ng… ời rất tích cực trong phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ và giúp đỡ nhiều cho phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu.

Do sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, dới ảnh hởng của phong trào Duy Tân, nhân dân các tỉnh Nam Trung kỳ đã nổi dậy đấu tranh. Phong trào nổ ra đầu tiên tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vào ngày 11/3/1908, sau đó lan rộng lên tỉnh lị Hội An, sang phủ Thăng Bình, đến Tam Kỳ, Hòa Vang. Từ Quảng Nam phong trào lan rộng sang Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Huế, lan ra cả Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Khẩu hiệu đấu tranh là đòi bỏ lệ xin xâu, giảm thuế. Nhiều nơi đoàn biểu tình còn mang thêm dao kéo, cắt "búi tóc" của những ngời mà họ gặp trên đờng. Họ gọi nhau là : "đồng bào", khắc con dấu " đồng bào ký". Nhiều tên cờng hào ác ôn bị trừng trị,

một số tên tri phủ, tri huyện đã buộc phải hứa sẽ thực hiện những yêu sách của nhân dân.

Trớc tình hình đó, chính quyền thực dân và phong kiến tay sai đã thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giết hại nhiều ngời tham gia phong trào, do đó cuộc đấu tranh chống su thuế ở Trung Kỳ nhanh chóng chấm dứt. Nhân dịp này, thực dân Pháp còn giải tán nhiều hội buôn, đập phá trờng học mà sĩ phu đã lập lên trớc đó, giết hại và bắt bớ, tù đày hàng trăm ngời, trong đó có các yếu nhân của phong trào Duy Tân: Trần Quý Cáp, Trịnh Khắc Lập, Nguyễn Hàng Chi bị giết hại, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyễn Cẩn, Ngô Đức Kế bị… đày đi Côn Đảo…

Phong trào chống thuế là cuộc đấu tranh công khai, tự phát của nông dân nhằm đòi chính quyền thực dân thực hiện những cải cách dân chủ. Phong trào đã kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động Duy Tân đang phát triển mạnh. Phong trào chứng tỏ tinh thần, năng lực cách mạng của nông dân, song vì cha có sự lãnh đạo tổ chức chặt chẽ nên đã không đi đến thành công.

Từ những điều khái quát trên về phong trào yêu nớc và cách mạng theo khuynh hớng dân chủ t sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chúng ta thấy: Trớc tình trạng đất nớc bị giặc ngoại xâm dày xéo, triều đình Nguyễn đã trở thành bù nhìn, tiếp tay cho giặc, con đờng đấu tranh và chống Pháp cuối thế kỷ XIX đã thất bại, vấn đề đặt ra là cần phải có hệ t tởng mới, có con đờng đấu tranh mới. Giai cấp nông dân là nạn nhân chính của chế độ thuộc địa, họ có tinh thần cách mạng to lớn nhng họ không đại diện cho một phơng thức sản xuất tiên tiến, cho nên không thể xây dựng đợc một hệ t tởng độc lập. Giai cấp phong kiến thì đã đầu hàng đế quốc. Với sự thất bại của phong trào Cần Vơng, ý thức hệ phong kiến đã hoàn toàn bất lực trớc sự phát triển của lịch sử. Trong khi đó giai cấp công nhân Việt Nam cha hình thành, t sản Việt Nam vẫn cha đủ lông đủ cánh để trở thành một giai cấp; lực lợng tiểu t sản thì kinh tế bấp bênh. Nhìn chung, các lực lợng xã hội mới nảy sinh trong lòng xã hội Việt Nam dới tác động của

cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp còn rất non trẻ, yếu ớt, rời rạc, cha thể sản sinh ra những đại biểu về t tởng của mình. Nhiệm vụ cứu nớc, cứu dân, khôi phục lại nền độc lập cho dân tộc lại đành phải trao cho một tầng lớp trí thức Nho học, vừa mới thoát thai từ xã hội cũ, nhng lại theo đuổi "Tân học".

Dới sự tổ chức và lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu yêu nớc, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đầu thế kỷ XX diễn ra dới nhiều hình thức, trên quy mô cả nớc và mang tính chất hoàn toàn mới. Dầu hoạt động công khai (minh xã) hay hoạt động bí mật (ám xã), dầu diễn ra ở miền Bắc, miền Trung, hay miền Nam thì các phong trào đó đều đả phá chế độ quân chủ phong kiến, bài trừ các hủ tục lạc hậu, học hỏi nền văn minh phơng Tây trên nhiều phơng diện nhằm khôi phục lại chủ quyền cho dân tộc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một nớc Việt Nam theo con đờng t bản chủ nghĩa. Qua phong trào đã phản ánh sự biến chuyển lớn lao về t tởng của các sĩ phu yêu nớc tiến bộ, họ không còn đóng khung suy nghĩ hành động của mình đối với dân nớc thông qua sách vở thánh hiền nữa, mà đã chủ động tìm cách hội nhập với thế giới bên ngoài, đón nhận trào lu t tởng mới và thể hiện bằng hành động thiết thực.

Bối cảnh lịch sử sôi động của những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hởng lớn đến sự chuyển biến t tởng của sĩ phu Nghệ Tĩnh.

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 30 - 37)