T tởng chính trị của sĩ phu Nghệ Tĩnh từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 91 - 97)

giới thứ nhất.

Trớc sự phát triển của phong trào cách mạng trong cả nớc, thực dân Pháp và tay sai đã lại tập trung lực lợng và vũ khí đàn áp dã man những ngời tham gia

đấu tranh. Các trờng nghĩa thục buộc phải đóng cửa, những cuộc khởi nghĩa vũ trang bất thành. Thực dân Pháp đã bắt bớ tù đày, giết hại hàng trăm ngời, trong đó có những yếu nhân của phong trào đấu tranh. Nhiều nhà Nho bị đày đi Côn Đảo (Ngô Đức Kế, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân ), một số ng… ời bị giam ở các nhà ngục Trung Quốc (Phan Bội Châu) … ở trong tù, các nhà Nho vẫn giữ vững khí tiết của ngời cách mạng, họ đã biến nhà tù thành trờng học thiên nhiên, văn thơ trở nên một thứ tiêu khiển của những ngời mà "bao nhiêu quyền tự do đều đã bị ngời ta cỡng bức và chỉ còn một cái thú vui tinh thần ấy". Đời sống tù tội là một chuỗi năm tháng dài dằng dặc, tnh hình cách mạng trong nớc, tin tức của các đồng chí đang đấu tranh, đời sống của gia đình mọi ngời, bao nhiêu hoài bão chủ quan, bao nhiêu biến cố khách quan đều trở thành bấy nhiêu đề tài suy nghĩ, cảm khái cho tất cả mọi ngời đang trong cảnh tù đày. [51, 554]

Các chính trị phạm đã viết rất nhiều và bằng nhiều hình thức khác nhau, ngời viết nhật ký, ngời làm thơ, ngời viết tiểu thuyết. Tất cả tập trung vào việc mô tả cảnh sống của nhà tù, miêu tả lại những trang sử đấu tranh của quần chúng Cũng qua đó thể hiện lòng yêu n… ớc nồng nàn, tinh thần cách mạng, tình yêu thắm thiết với đồng chí, với gia đình, với nhân dân, chí căm thù đối với bọn thực dân, bọn bán nớc…

Trong thời gian nhiều chiến sĩ yêu nớc bị tù đày thì nhiều sự kiện lịch sử lớn đã lần lợt xẩy ra trên thế giới và trong nớc.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), thực dân Pháp là một trong những nớc của phe Hiệp ớc tham gia cuộc chiến tranh chống lại phe Liên minh để nhằm chia lại thị trờng thế giới, kết quả là phe Hiệp ớc thắng trận. ở Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách hai mặt, vừa tiếp tục tăng cờng đàn áp phong trào cách mạng, vừa thi hành một số cải cách xã hội nhằm che đậy chơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Tình hình này cộng với những thất bại liên tiếp của phong trào đấu tranh trong nớc đã ảnh hởng lớn đến t tởng của các nhà cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mời Nga năm 1917 thành công đã mở ra một bớc ngoặt mới cho lịch sử thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, ở một đất nớc chiếm diện tích một phần sáu quả địa cầu, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã lên cầm quyền để xây dựng một xã hội mới: Xã hội chủ nghĩa. Thành công đó cũng đã mở ra một hớng phát triển mới cho phong trào cách mạng thế giới - con đờng cách mạng vô sản. Dới tác động của cách mạng tháng Mời Nga, phong trào công nhân ở các nớc t bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nớc thuộc địa và phụ thuộc bớc đầu có sự liên kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Cách mạng tháng Mời Nga đã ảnh hởng lớn đến Trung Quốc, làm cho phong trào cách mạng ở đây có những bớc tiến mới. Vào tháng 7 năm 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời. Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn có sự cải tổ và chủ trơng "Liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông". ở Việt Nam, do những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin của Nguyễn ái Quốc, phong trào công nhân và phong trào yêu nớc có sự chuyển mình phát triển.

Tình hình trên đã ảnh hởng lớn đến t tởng chính trị của các sĩ phu yêu n- ớc Việt Nam. Đối với Phan Bội Châu sau khi nhận thấy sai lầm trong thuyết "Pháp - Việt đề huề", Phan Bội Châu đã đón nhận ánh sáng của cách mạng tháng Mời Nga. Điều này đợc cụ nói rõ trong tác phẩm "Xã hội chủ nghĩa": "May thay ! Đơng giữa lúc khói đục mây mù mà thình lình có một tia thái dơng mọc ra. Trận gió xuân ấy, tia thái dơng ấy, chính là chủ nghĩa xã hội vậy" [67, 678]. Thông qua việc tiếp xúc với một số ngời Nga, Phan Bội Châu ngỏ lời muốn đa học sinh Việt Nam đi du học tại Nga, cụ đã gửi gắm niềm tin và hy vọng vào sự giúp đỡ của những ngời bạn mới. Tuy nhiên, do những hạn chế ngặt nghèo của giai cấp và lập trờng cũ nên cha thể một sớm một chiều trút bỏ ngay đợc quan điểm cũ. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đối với một ngời xuất thân từ nguồn gốc Nho học lâu đời, dù là nhà yêu nớc nồng nàn nh Phan Bội Châu, thì những điều kiện mới mẻ mà phía những ngời Nga đa ra nh "nguyện

tin tởng chủ nghĩa cộng sản, học xong phải về nớc tuyên truyền chủ nghĩa của Chính phủ lao nông và phải tích cực tiến hành sự nghiệp cách mạng xã hội" không khỏi khiến cụ ngần ngại. Phan Bội Châu hiểu biết về Lê Nin cha nhiều, nhng tấm lòng và thiện chí của Phan đối với vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân thế giới đã thể hiện rất rõ. Phan coi Lê Nin là "Vị cứu tinh" của nhân dân lao khổ nớc Nga, nhng Phan vẫn cha thể hiểu đợc thực chất con ngời và t t- ởng của Lê Nin. Phải đợi thêm nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp nữa mới có thể tạo nên đợc sự biến chuyển trong t tởng của Phan đang lúc cha hết dao động này. Đó là những tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919), sự phát triển của cách mạng Trung Quốc và những hoạt động của tổ chức "Tâm tâm xã", đặc biệt là sự kiện ném tạc đạn tại Sa Điện (Trung Quốc) vào tháng 6 năm 1924 của ng- ời thanh niên yêu nớc Phan Hồng Thái. Phan đã viết "Truyện Phạm Hồng Thái" vào cuối năm 1924 trong đó nhấn mạnh về tính tất yếu của cách mạng xã hội: "Ngời nớc ta không nói làm cách mạng thì thôi chứ nói cách mạng thì phải bắt tay vào làm cách mạng xã hội. Hơn nữa, việc huấn luyện cách mạng xã hội không thể thành công nếu không dựa vào số đông ngời thuộc giai cấp dới. Số đông giai cấp dới tức là công nhân và nông dân. ở nớc ta, công nhân và nông dân chiếm hơn ba phần t dân số toàn quốc. Họ ngày càng bị bọn thống trị dùng cờng quyền bóc lột nặng nề". [12, 579]

Đây là một bớc tiến khá rõ trong t tởng chính trị của Phan, mặc dầu nhận thức về "Chủ nghĩa xã hội" còn cha chính xác, cha hoàn chỉnh nhng nó đánh dấu việc hớng về con đờng cứu nớc mới để giành lại độc lập cho dân tộc. Về vấn đề lực lợng cách mạng, trớc kia Phan Bội Châu chỉ thấy một cách chung chung là tất cả "sĩ, nông, công, thơng", hoặc chỉ dựa vào "mời hạng ngời đồng tâm" không cơ bản , trong đó có những hạng "phú hào, quan lại tại chức" đợc xếp hàng đầu, thì giờ đây Phan đã thấy đợc vai trò của công nông với t cách là những giai cấp đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất.

Đối với vấn đề tìm bạn đồng minh của cách mạng ở bên ngoài, nhận thức của Phan Bội Châu cũng có tiến bộ mới. Cụ bắt đầu nhìn thấy hai trận tuyến cách mạng và phản cách mạng trên thế giới. Một bên là cách mạng Việt Nam đ- ợc "các nớc bình dân trên thế giới" viện trợ, một bên là thực dân Pháp đợc "các nớc đế quốc chủ nghĩa trên thế giới" viện trợ. Theo Phan, lực lợng đứng về phía Việt Nam, ngoài lực lợng "đồng bệnh" còn bao gồm cả nớc Nga Xô viết.

Trong lúc t tởng Phan Bội Châu đang có sự chuyển biến thì Nguyễn ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc (11/1924) để làm nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản và trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu đã có sự trao đổi, tiếp xúc với Nguyễn ái Quốc và đã nghe theo những lời khuyên của ngời thanh niên yêu nớc trẻ tuổi này. Phan Bội Châu đã tán thành con đờng cứu nớc của Nguyễn ái Quốc, rất ngỡng mộ và kỳ vọng vào bậc hậu thế. Điều này đợc Phan mợn lời nhân vật Phan Hồng Thái trong truyện cùng tên để biểu lộ ý định của mình: "Lúc bấy giờ Phạm đổi lại cung dây, không đi theo vết xe cũ nữa " [13,… 580]. Đây là một bằng chứng Phan Bội Châu nói về sự chuyển biến nhận thức của mình khi tiếp xúc với cách mạng tháng Mời và Nguyễn ái Quốc. Tiếc rằng, sự chuyển biến t tởng cứu nớc, cách mạng của Phan Bội Châu mới ở giai đoạn đầu thì năm 1925 Phan bị thực dân Pháp bắt cóc đa về nớc.

Trong 15 năm bị giam lỏng ở Huế (1925 - 1940) "Ông già bến Ngự" đã cố thoát khỏi cảnh cá chậu, chim lồng, hy vọng tiếp tục hoạt động cứu nớc theo con đờng cách mạng mà Nguyễn ái Quốc đã vạch ra. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cũng trong thời gian đó, Phan Bội Châu cho ra đời cuốn "Xã hội chủ nghĩa". Trong cuốn sách, Phan Bội Châu phê phán những lời vu cáo, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội là bình quân, cao bằng, cộng sản, cộng thê cụ… hoan nghênh chế độ công hữu, ca ngợi chính quyền lao động chuyên chính. Cũng trong tác phẩm, Phan nói "vì có chủ nghĩa t bản, ngời ta mới phát minh ra chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa t bản đã gây nên bao nỗi bất bình, nên những ngời

thơng xót loài ngời mới tìm ra phơng thức cứu chữa" [PBC TT, tập 4, tr 132]. Giải thích sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội là từ lòng từ thiện, thơng xót con ngời bị chủ nghĩa t bản áp bức là không chuẩn xác, song nó thể hiện sự phát triển về mặt nhận thức của Phan Bội Châu với sự phát triển đi lên của lịch sử mà chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Mặc dầu còn những hạn chế lớn trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội nhng thông qua cuốn sách Phan Bội Châu đã nêu lên một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Thêm vào đó còn cho mọi ngời thấy đợc, mặc dầu sự sống ở nơi cách biệt với xã hội nh một nhà tù. Nhng bàn tay của các thế lực phản động và lạc hậu không thể che đợc ánh sáng chói lọi của mặt trời chủ nghĩa Mác-Lênin đang toả sáng ở Việt Nam.

Cũng nh Phan Bội Châu, phần lớn sĩ phu Nghệ Tĩnh sau thất bại trong con đờng hoạt động cách mạng của mình cũng đã có cách nhìn mới, quan điểm mới đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ dần dần thoát khỏi những ràng buộc, hạn chế của khuynh hớng dân chủ t sản mà sau một thời gian khảo nghiệm họ thấy cần phải khắc phục. Ngay từ khi ở trong nhà tù Côn Đảo, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Lê Đại đã bí mật thảo luận đi đến nhất trí thành lập hội "Phục Việt" và đề ra phơng châm hành động gồm 3 điểm:

- Nghiên cứu những nguyên nhân thất bại đối với phong trào Phan Bội Châu trớc đây.

- Liên lạc với Phan Bội Châu và các đồng chí của ông ở Trung Quốc - Ngay sau khi ra tù sẽ trở về nớc tuyên truyền, vận động cách mạng. Thực hiện ý nguyện đó, sau khi ra tù một thời gian, Lê Văn Huân đã bắt liên lạc với một số thanh niên trí thức yêu nớc ở Nghệ Tĩnh bàn việc thành lập một tổ chức cách mạng mới. Vào ngày 14/7/1925, Lê Văn Huân, Tôn Quang Phiệt, cùng với những ngời thuộc diện "cừu gia tử đệ" ở Nghệ Tĩnh nh: Ngô Đức Diễn (con Ngô Đức Kế), Phan Nghi Huynh (con Phan Bội Châu), Đặng Thai Mai (con Đặng Nguyên Cẩn), Đặng Thai Thụ (con Đặng Thúc Hứa), Đặng Thái Huyến (con Đặng Thái Thân) đã thành lập hội Phục Việt - cái tên đã đ… - ợc bàn bạc trong những ngày ở Côn Đảo. Hội Phục Việt trở thành một tổ chức

cách mạng tập hợp những trí thức Việt Nam yêu nớc hoạt động theo khuynh h- ớng cách mạng vô sản nhằm mục đích giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của tổ chức là kết quả vận động của các sĩ phu Nghệ Tĩnh sau khi ra tù với tầng lớp trí thức tiểu t sản vừa xuất hiện đang hớng tới nhà ái quốc Phan Bội Châu. Trong quá trình tồn tại, hội Phục Việt đã đổi tên nhiều lần (nhằm để giữ bí mật và thích hợp với nhận thức của ngời lãnh đạo). Những hoạt động của tổ chức đã có tác động lớn trong việc khuấy động lòng yêu nớc trong nhân dân, thúc đẩy phong trào đấu tranh quần chúng phát triển lên một bớc mới. Cuối năm 1929, tổ chức đã phân hoá thành Đông Dơng cộng sản liên đoàn - là một trong ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam và sau đó đợc thống nhất lại thành Đảng cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w