4 Sĩ phu Nghệ Tĩnh với phong trào chống thuế.

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 65 - 67)

Song song với phong trào Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo, thì năm 1908, một số sĩ phu Nghệ Tĩnh đã phát động nhân dân đòi miễn giảm su thuế, chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân. Những ngời lãnh đạo chủ chốt của phong trào là Nguyễn Hàng Chi (Can Lộc), Trịnh Khắc Lập (Nghi Xuân), Nguyễn Danh Phơng (Hơng Khê), Chu Trạc (Yên Thành), Lê Văn Huân, Phạm Văn ngôn, Phan Đình Phớc (Đức Thọ), trong đó Nguyễn Hàng Chi là ngời lãnh đạo chủ chốt trong toàn tỉnh.

Nguyễn Hàng Chi (1886 - 1908), sinh ra trong một gia đình Nho học nổi tiếng ở Đông Thợng, xã ích Hậu, tổng Phù Lu (nay là Hậu Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh). Ông là ngời nổi tiếng hay chữ nhng không chịu đi thi vì thấy sự bất lực của nền văn chơng cử tử trớc họa ngoài xâm dày xéo. Ông đã có bài thơ cổ động bỏ thi:

"Thi cử làm chi rứa các thầy

Văn chơng không đuổi đợc thằng Tây Thơ không thoái lỗ đừng ngâm điếc Phú nỏ kinh luân chớ đọc rầy" [52, 175]

Ông là ngời sớm chịu ảnh hởng của trào lu t tởng mới, t tởng dân chủ t sản. Ông say mê đọc "Tân th" và rất hăng hái trong hoạt động. Chính ông là ng- ời hởng ứng rất sớm việc cắt tóc ngắn, bỏ búi tó, mặc quần áo ngắn theo chủ tr- ơng Duy Tân mà Phan Chu Trinh khởi xớng.

Trong thời kỳ đầu giác ngộ cách mạng ông đã có câu đối treo ở chỗ ngồi:

"Cử thế giai Hàng Chi, thùy Nã Phá Luân, thuỳ Hoa Thịnh Đốn Đơng kim sinh Khổng Tử, diệc Khang Hữu Vi, diệc Lơng Khải Siêu"

(Dịch nghĩa: Ngời đời đều nh Hàng Chi, ai (sẽ) là Nã Phá Luân (Napoleon), ai (sẽ) là Hoa Thịnh Đôn (Washington).

Thời nay nếu sinh Khổng Tử thì cũng sẽ là Khang Hữu Vi, Lơng Khải Siêu). [42, 67]

Vào đầu năm 1908, phong trào chống thuế bùng nổ ở Đại Lộc (Quảng Nam) rồi lan rộng ra các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên lan ra cả Hà Tĩnh, Nghệ An. Hởng ứng phong trào, Nguyễn Hàng Chi đã làm bài vè chống thuế tại Can Lộc, kêu gọi nhân dân đấu tranh:

"Nào anh, nào chị, nào chú, nào o, việc dân lo Đừng cho ai biết, dân ta đói rét, cực khổ trăm bề.

Su thuế nặng nề, không gì nuôi sống, khổ - dân ta nói, khổ - dân ra kêu: giảm thuế, giảm su cho dân sống với". [53, 176]

Vào khoảng tháng 5 năm 1908, ông giả làm ngời đi bán quế, đến nhiều nơi trong tỉnh để liên lạc với các hội viên hội Duy Tân và phát tờ thông tin do ông khởi thảo. Bản thông tri tố cáo ách cai trị của thực dân Pháp làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng cơ cực và kêu gọi nhân dân nổi dậy chống thuế. Bản thông tri đó đã đợc nhanh chóng truyền bá rộng rãi trong nhân dân và làm dấy lên một phong trào sôi nổi trong toàn tỉnh. Nguyễn Hàng Chi bị giặc bắt. Mặc dầu bị tra tấn dã man nhng ông kiên quyết không khai nửa lời. "Cái quần lụa trắng của Nguyễn Hàng Chi mặc đã nhuộm máu mất hai phần mà ông vẫn kiên quyết không nhận" [53, 180]. Sau đó ông nhận tất cả trách nhiệm về mình. Ông bị hành quyết ngay sau thành Hà Tĩnh. Trớc khi chết, ông có bài thơ tuyệt mệnh nói lên ý nguyện của mình:

"Dân trí, dân quyền chính khải hành Mã thơng Hoa bác dục tranh minh

Phi thờng xuất tự tầm thờng sự Khô thụ tài bồi hoa diệc sinh"

Giáo s Nguyễn Đổng Chi đã dịch bài thơ nh sau:

"Dân trí, dân quyền mở lối thăm Súng Hoa, đạn Mã đã lăm lăm Trong tầm thờng có phi thờng đấy

Cây héo, hoa tơi khéo bón chăm" [53, 181] Cuộc xin su ở Nghệ Tĩnh nằm trong phong trào chống thuế ở Trung kỳ năm 1908 đã gây tiếng vang lớn và d âm mãi về sau. Tên tuổi của Nguyễn Hàng Chi, Trịnh Khắc Lập còn đ… ợc truyền khắp.

Văn thân Hà Tĩnh đã có câu đối Nguyễn Hàng Chi nh sau: "Khẩu năng ngôn cảm ngôn, th năng th cảm th

Vấn quân thê vị thê, vấn quân tử vị tử, phận phận hồ vi giả huyết ngân chỉ vị quốc dân lu".

(Dịch nghĩa: "Miệng dám phô, tay dám viết, tài giỏi thơng thay, cốt cánh vững vàng nguyên có học. Vợ cha cới, con cha cần, căm hờn chi đến thế, máu đào lai láng bởi thơng dân") [53, 182]

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w