hành bạo động chống Pháp:
Bên cạnh những sĩ phu sang Nhật học thì ở quê nhà nhiều sĩ phu Nghệ Tĩnh đã tiến hành hoạt động tích cực nhằm đôn đốc, vận động quần chúng hởng ứng phong trào Đông du và chuẩn bị bạo động. Nổi bật lên trong số những sĩ phu hoạt động ở quê nhà và là yếu nhân của Duy tân hội là Đặng Thái Thân.
Đặng Thái Thân (1873 - 1910), hiệu là Ng Hải, quê làng Hải Côn, Tổng Đặng Xá (nay là xã Nghi Thái - Nghi Lộc - Nghệ An). Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là ngời thông minh, học giỏi. Điều này đợc Phan Bội Châu viết trong Niên biểu: "Mỗi khi giảng sách hay dạy học trò thì tôi hay giảng đi giảng lại những việc của các bậc chí sĩ ngày xa, nhất là lịch sử của hai ông Hoàng Phan Thái và Phan Đình Phùng mong sao mọi ngời thông cảm đợc. Nhng chỉ có ông Đặng Thái Thân là ngời đã lĩnh hội sâu sắc hơn cả". [52, T1, 126]. Là ngời nổi tiếng hay chữ nhng ông không lấy văn chơng để cầu phú quý. Ông đã hăng hái tham gia phong trào do Phan Bội Châu khởi xớng và là trợ thủ đắc lực cho Phan trong việc gây dựng cơ sở quần chúng, tạo nguồn vật chất cho hoạt động của phong trào. Năm 1903, ông cùng Phan Bội Châu vào Nam để lo việc thành lập nghĩa đảng. Hai ngời đã tìm đến Kỳ Ngoại Hầu Cờng Để, trù tính việc lập ông này làm minh chủ Duy Tân hội. Khi Phan Bội Châu đi Nhật, ông và Tiểu la Nguyễn Hàm lo chuẩn bị trong nớc: bố trí ngời xuất dơng, quyên góp quỹ hội, liên lạc với các sĩ phu. Ông đã chú ý vận động chị em phụ nữ hoạt động cách mạng nh bà Phan Thị Hét, Phan Thị Nguyên, Nguyễn Thị Thanh đều đ… ợc huy động
vào việc quyên góp tiền bạc cho hội và làm việc liên lạc, tiếp tế cho hoạt động của nghĩa quân.
Vào ngày 01 tháng 02 năm 1910 (11/3 dơng lịch), lúc đang công tác tại Phan Thôn (Nghi Kim, Nghi Lộc - Nghệ An) để bàn định chuẩn bị việc tập kích thành Hà Tĩnh thì ông bị một lực lợng Pháp gồm 500 tên bao vây. Ông đã chống trả quyết liệt nhng thấy mình không thể thoát đợc trong cuộc chiến đấu không cân sức, ông đã tự nổ súng vào ngực mình và hy sinh. Nghe tin ông mất, cụ Phan "chân tay rụng rời, lòng nh dao cắt, nghẹn ngào nuốt nớc mắt cho là trời không biết gì" [52, T1, 130]. Ông mất là tang lớn của phong trào, các đồng chí của ông đều nghẹn ngào uất hận. Vị tú tài Tùng Nham (Phạm Văn Ngôn) đã thay mặt sĩ phu Nghệ Tĩnh làm câu đối điếu:
"Song sơn uất uất, cố nhân quy hà quy? Thập niên lại gian hiếm bi th- ờng, thân ký vị chi tuy, huyệt diệc vị chi khô bôn tẩu giang sơn phong vũ tịch.
Nhất bộc oanh oanh, quốc hồn tỉnh vị tỉnh ? Thiên lý ngoại bình bồng vị định, thúc văn chi nhĩ, bi sử văn chi nhi đông, khấp ca hào kiệt kiếm th biên".
(Dịch nghĩa: "Hai hòn nghi ngút, bạn cũ đâu về ? Trải mời năm cay đắng đủ mùi, thân vì đó mà ốm, máu vì đó mà khô, dong ruổi non sông chìm sấm gió.
Một tiếng nổ rầm, hồn nớc tỉnh, cha tỉnh ? Ngoài ngàn dặm bớc đờng phiêu dạt, chú nghe tin mà buồn, thầy nghe tin mà khóc, hò reo hào kiệt cạnh đàn gơm ") [52, T1, 130].
Cùng với Đặng Thái Thân hoạt động tại quê nhà còn có Đậu Quang Lĩnh (1870 - 1941). Sinh ra trong một gia đình giáo dân Yên Phú - Thọ Ninh (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Ông học giỏi, tốt nghiệp Tiểu chủng viện ở Xã Đoài năm 1891, đợc giữ lại làm giáo s, rồi nhập học Đại chủng viện và thụ phong linh mục năm 1903. Ông giỏi tiếng La tinh, đồng thời lại là một nhà Hán học uyên thâm. Do làm nhiệm vụ dịch sách, ông có dịp đọc các "Tân th", lại vốn ghét sự bất công, ông sớm nhận thấy sự bất bình đẳng giữa tu sĩ ngời Pháp với ngời Việt, lại thấy
rõ nỗi nhục của ngời dân mất nớc. Ông đã cùng linh mục Phêrô Nguyễn Văn T- ờng (1852 - 1917), Joan Baotixita Nguyễn Thận Đồng (1866 - 1944) tham gia phong trào yêu nớc do Phan Bội Châu đứng đầu và trở thành ba nhà lãnh đạo của "Duy Tân giáo đồ hội" ở Nghệ Tĩnh, vận động tổ chức thanh niên Thiên chúa giáo xuất dơng du học. Những hoạt động của Phan Bội Châu, Mai Lão Bạng, Đậu Quang Lĩnh " đám mây đen tối, chia rẽ giáo l… ơng bây giờ đã đợc quét sạch" [11, 50]. Đồng bào Thiên chúa giáo đã hăng hái tham gia phong trào, nhiều ngời đã gửi con em của mình sang Nhật Bản du học, phần đông đóng góp công quỹ cho hoạt động của phong trào. Toàn quyền Paul Beau đã phải thốt lên rằng: "Tôi có một cảm giác rằng có một cuộc vận động có ý thức của giáo hội ngày càng tìm cách chiếm lĩnh báo chí và bí mật chống đối nớc Pháp Nếu… chúng ta bị đuổi khỏi nơi này thì giáo hội cũng sẽ bị những cái đòn của nhân dân Việt Nam và không một giám mục nào lại có hy vọng rằng mình sẽ là một giám mục Bá Đa Lộc của một Gia Long mới. [8, 89].
Những hoạt động của các vị linh mục đã không qua đợc mắt của mật thám Pháp. Chúng đã cử ngời ráo riết theo dõi để tìm manh mối. Ba vị linh mục Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Văn Tờng, Nguyễn Thận Đồng, bị bắt vào ngày 12/6/1909 và bị toà án Nam Triều xử 9 năm tù cho mỗi ngời và đày đi Côn Đảo. Lúc bị giải về Vinh, có tên hỏi Đậu Quang Lĩnh: "Cụ đạo mà cũng làm giặc à ?". Linh mục liền đọc một đôi câu đối để trả lời: "Vị bạch nhân hồ, thử sinh giảng toạ pháp trờng, nhợc cảm, nhợc khổ, nhợc lôi đình, chỉ thị công dân thờng trách nhiệm.
Giai hoàng tộc giả, vô số bậc nhân nhân chí sỹ, vi phối vi đồ, vi lu huyết, khả vô ngô bối biểu đồng tâm".
(Dịch nghĩa: "Vì ngời da trắng ? sống nơi giảng toạ, nơi pháp trờng, dù ngọt bùi, dù cay đắng, dù sấm sét, chỉ là phận công dân phải đền trách nhiệm.
Đều giống da vàng cả, vô số kẻ nhân nhân chí sĩ, bị tù tội, bị lu đồ, bị đoạ đày chém giết, lẽ nào chúng tớ chẳng đồng tâm ?" [75, 39].
Từ đôi câu đối đã toát lên tinh thần, ý chí cũng nh tự thấy trách nhiệm của mình trớc vận mạng quốc gia của vị linh mục, của sĩ phu yêu nớc Đậu Quang Lĩnh cũng nh những con ngời đất Việt yêu nớc trớc hoạ xâm lăng.
Chủ trơng xuyên suốt trong hoạt động của Phan Bội Châu cũng nh của Duy tân hội là chuẩn bị lực lợng để chờ ngày khởi sự, nhằm "đổi máu để mua lấy tự do". Song song với việc tổ chức ngời xuất dơng, hoạt động quyên góp ủng hộ phong trào thì một số ngời cũng đợc Phan Bội Châu giao trách nhiệm xây dựng căn cứ, gây dựng lực lợng để khi có điều kiện sẽ tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tiêu biểu cho những ngời hoạt động vũ trang bạo động ở Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ là Lê Văn Quyên, Ngô Quảng, anh em Phạm Văn Ngôn…
Lê Văn Quyên (Đội Quyên) sinh 1859 - mất 1917, ngời xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Ông vốn là nghĩa quân của Lê Ninh, rồi của cụ Phan Đình Phùng. Sau khi phong trào Cần Vơng thất bại, nghe tin nhiều nho sĩ xứ Nghệ họp nhau bàn kế đánh giặc, ông đã tìm gặp Ngô Đức Kế, Phạm Văn Ngôn, đợc giới thiệu ra gặp Đặng Thái Thân, Phan Bội Châu. Sau đó ông cùng Lê Võ vào Nam dự cuộc họp lập Duy Tân hội (1904) và trở về hoạt động trong ban kinh tài của hội ở Nghệ Tĩnh. Ông là ngời đứng ra xây dựng và chỉ huy căn cứ Bố L (Anh Sơn - Nghệ An), Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ông đã cùng với Phạm Văn Ngôn, Lê Võ ra Bắc Giang liên lạc với Đề Thám bàn việc phối hợp hoạt động nhng không thành. Đến năm 1912, khi Việt Nam Quang phục hội thành lập, ông đợc giao trách nhiệm tổng chỉ huy nghĩa quân Nghệ Tĩnh.
Ngô Quảng ngời xã Nghi Hng (Nghi Lộc - Nghệ An), cũng đã từng tham gia phong trào Cần Vơng. Giống nh một số ngời chung chí hớng khác, ông đã theo Phan Bội Châu từ Nam ra Bắc để xúc tiến việc lập hội. Ông là một trong những đồng chí chủ chốt trong ban kinh tài dới sự lãnh đạo của Đặng Thái Thân.
Phạm Văn Ngôn (1880 - 1911), hiệu Tùng Nham, là anh cả của Phạm Văn Thản, Phạm Dơng Nhân, sinh ra tại xã Đức Phong (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Phạm Văn Ngôn đã từng đỗ tú tài Hán học tại khoa Bính Ngọ (1906), thờng gọi là Tú Ngôn. Ông từng tham gia phong trào chống thuế (1908), sau đó cùng với Lê Quyên, Hoàng Hành, theo chủ trơng của Phan Bội Châu ra lập đồn trại chiêu tập nghĩa quân từ Miền Trung ra bên cạnh đồn Phồn Xơng của Hoàng Hoa Thám, thờng gọi là đồn "Tú Nghệ". Em của ông là Phạm Văn Thản (Đồ Thản), Phạm Dơng Nhân cũng tham gia hoạt động cách mạng ở Yên Thế rồi liên lạc với Đội Quyên, Đội Phấn ở Bố L (Anh Sơn - Nghệ An) xây đồn, đắp luỹ để chống giặc. Thực dân Pháp biết tin, chúng đã đem quân lính vây đồn. Đồ Thản cùng các đồng chí giao chiến quyết liệt, nhng bị thế yếu hơn nên họ đã quyết định rút ra ngoài hoạt động gây dựng cơ sở trong nhân dân, đặc biệt là những ngời trớc đây đã từng tham gia phong trào Cần Vơng.
Một trong những hoạt động tiêu biểu của sĩ phu Nghệ Tĩnh trong phái bạo động là vụ mu đánh thành Hà Tĩnh (1910). Những ngời triển khai kế hoạch đánh thành là Đội Quyên, Ngô Quảng. Họ đã bàn với lực lợng binh lính bên trong làm nội ứng và chuẩn bị ngày, giờ khởi sự. Tuy nhiên, do kế hoạch bị lộ nên mu đánh thành Hà Tĩnh không thực hiện đợc. Tuy cuộc bạo động không thành nhng vẫn có ý nghĩa lớn đối với phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh. Nó chứng minh rằng, dù cho phong trào Cần vơng có bị thực dân Pháp đàn áp, song nhân dân Nghệ Tĩnh vẫn nuôi ý chí đấu tranh để giành lại độc lập cho dân tộc. Qua đó nó còn chứng tỏ tinh thần gan dạ, tính quyết tâm của sĩ phu Nghệ Tĩnh trong việc tổ chức, vận động nhân dân đánh giặc.
Sau vụ mu đánh úp thành Hà Tĩnh của phái bạo động phối hợp với anh em binh lính không thành, thực dân Pháp tăng cờng truy quét khu căn cứ Hồng Lĩnh, Bố L. Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng nhng do lực lợng quá chênh lệch nên các căn cứ đều bị phá vỡ.
Từ những hoạt động của Phan Bội Châu và các sĩ phu Nghệ Tĩnh trong phái bạo động chúng ta thấy sự chuyển biến rất rõ trong chủ trơng vũ trang chống Pháp của họ. Nếu nh phong trào đấu tranh chống Pháp thời Cần vơng hay cả cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo thì nổi bật lên là phơng pháp xây dựng đồn luỹ kiên cố ở một nơi để chống kẻ thù, họ không có sự liên hệ với vùng khác và cũng cha có kế hoạch xây dựng, chuẩn bị lực lợng lâu dài. Cũng xuất phát từ chủ trơng vũ trang bạo động để khôi phục độc lập nh- ng sĩ phu Nghệ Tĩnh đầu thế kỷ XX đã có cách làm mới, tiến bộ hơn trớc. Họ chủ trơng học hỏi bên ngoài để nâng cao trình độ, họ tìm mọi cách để mua sắm vũ khí chuẩn bị cho bạo động. Cùng với hoạt động ở ngoài nớc, lực lợng trong nớc gấp rút xây dựng cơ sở, chuẩn bị căn cứ, liên lạc với phong trào nơi khác cùng hành động, kêu gọi các lực lợng nhân dân tham gia hởng ứng phong trào. Đặc biệt, nhằm chuẩn bị cho bạo động, các sĩ phu Nghệ Tĩnh mà điển hình là Phan Bội Châu đã thành lập chính đảng yêu nớc để chỉ đạo hoạt động cứu nớc và thu hút lực lợng, đồng thời tổ chức việc tập hợp những dân tộc "đồng bệnh" ở nớc ngoài làm thanh viện cho lực lợng cách mạng trong nớc và làm chỗ nơng tựa lẫn nhau. Tuy nhiên chủ trơng và những hành động của phái bạo động ở Nghệ Tĩnh cũng có những hạn chế lớn. Các sĩ phu thuộc phái bạo động cha hề có quan niệm cách mạng là cuộc nổi dậy của toàn dân, những lực lợng do họ kêu gọi mặc dầu đã đợc mở rộng hơn nhiều so với trớc nhng vẫn cha chú trọng tập hợp giai cấp nông dân, lực lợng chiếm hơn 90% dân số lúc bấy giờ. Chính vì vậy phong trào của họ khởi xớng không có cơ sở vững chắc trong quần chúng. Những tổ chức yêu nớc do các sĩ phu Nghệ Tĩnh phối hợp với sĩ phu nơi khác lập ra nh Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội cha phải là chính đảng cách mạng nh sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đảng của các sĩ phu Nghệ Tĩnh không có tổ chức cơ sở, không có hệ thống, chỉ là một số đồng chí hẹn cùng nhau làm việc lớn, việc cứu nớc theo một đờng lối nhất định. Một hội, đảng nh
thế cùng "dễ lập, dễ tan, không tạo ra nổi thực lực bền bỉ, không khởi lên nổi phong trào lâu dài, không làm nổi nhiệm vụ cách mạng" [27, 151].
Mặc dầu vậy, chủ trơng, hành động của những sĩ phu yêu nớc Nghệ Tĩnh trong phái bạo động đã làm cho chúng ta thấy những nét mới căn bản trong sự biến chuyển về t tởng chính trị của họ nói riêng cũng nh sĩ phu cả nớc nói chung trong việc "làm sống lại hồn nớc", khôi phục lại độc lập cho dân tộc nh- ng theo một con đờng mới, khuynh hớng dân chủ t sản.