Tham gia phong tràoĐông du:

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 47 - 53)

Từ việc tiếp thu "tân th", "tân báo", t tởng chính trị của sĩ phu Nghệ Tĩnh biến chuyển khác nhiều so với trớc. Đặc biệt khi Phan Bội Châu từ Nhật về nớc (8/1905) và bàn bạc với các cụ Đặng Văn Bá, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân thì những sĩ phu Nghệ Tĩnh thấy rằng cần phải nhanh chóng đa Cờng Để ra nớc ngoài, chọn một số thanh niên thông minh hiếu học chịu đợc lao khổ, trẻ càng tốt, sang Nhật du học, lập các hội nông, hội buôn, hội học, đã thể hiện t tởng mới của thời đại.

Những sĩ phu yêu nớc Nghệ Tĩnh là yếu nhân của phong trào Đông Du nh Đặng Tử Kính, Mai Lão Bạng, Đặng Thúc Hứa đã không ngại gian khổ bí mật vợt biển, sang Nhật học tập để về gây dựng, phát triển phong trào nhằm khôi phục độc lập cho Tổ quốc. Sau đây chúng tôi trình bày tiểu sử tóm tắt và hoạt động tiêu biểu những sĩ phu trên.

1. Đặng Tử Kính (? - 1928), ngời làng Hải Côn (Nghi Lộc - Nghệ An), chú ruột của Đặng Thái Thân - một trong những ngời quan trọng của xu hớng

bạo động đầu thế kỷ XX ở Nghệ Tĩnh. Đặng Tử Kính hoạt động trong hội Duy Tân và là một trong ba ngời đầu tiên của phong trào Đông du sang Nhật vào tháng 2 năm 1905. Ông học tập ở Đông Kinh một thời gian, đến 1909 thì bị trục xuất khỏi Nhật, sau đó ông đến Trung Quốc. Một thời gian sau, đợc Phan Bội Châu phái về Xiêm cùng Đặng Thúc Hứa chuẩn bị cơ sở ở đây. Ông mất ở Xiêm năm 1928.

2. Mai Lão Bạng (? - 1942), quê ở Làng Vang (Hng Vĩnh - Vinh - Nghệ An). Xuất thân trong một gia đình Công giáo, theo học chữ Nho ở trờng làng mấy năm, sau đợc gia đình gửi vào học ở trờng Đại chủng viện Xã Đoài để đi tu làm cha đạo. Ông bất bình trớc cảnh gò bó ở trờng Dòng, nhất là thái độ khinh thị ngời An Nam của một số cha cố ngời Tây. Ông đã hởng ứng phong trào do Phan Bội Châu khởi xớng và là đại biểu đầu tiên trong giáo hội Thiên chúa giáo xuất dơng sang Nhật. Về điều này Phan Bội Châu đã viết trong Niên biểu: "Năm Mậu Thân (1908), tháng 2, tôi sửa soạn đi Tiêm La, trở về Hơng Cảng đụng gặp cụ Mai Lão Bạng từ trong nớc ra. Trong lần đi đó có học sinh thanh niên vài mơi ngời. Cụ Mai là đại diện cho ngời trong Thiên chúa giáo đồ… Giáo hội uỷ thác cho cụ ra để giới thiệu những ngời giáo đồ nhập hội Duy Tân". [11, 182].

Tại Nhật Bản, Mai Lão Bạng đã viết cuốn "Lão Bạng phổ khuyến", có nội dung chủ yếu là khuyên bà con giáo dân hãy đồng tâm hiệp lực với toàn dân để diệt thù cứu nớc. Cùng với bài ca, có bức ảnh chụp chung giữa Mai Lão Bạng với Phan Bội Châu và Cờng Để gửi về nớc. Đây là hình ảnh tợng trng cho khối đoàn kết lơng giáo. Chính điều này đã ảnh hởng rất lớn đến giáo dân và có tác dụng quan trọng trong việc động viên, tổ chức họ tham gia giúp đỡ phong trào. Khi bị chính phủ Nhật trục xuất, Mai Lão Bạng đã quyết định trở về nớc bằng con đờng qua Xiêm, nhng cụ đã bị bắt giam một thời gian. Đầu năm 1910, cụ gặp Phan Bội Châu ở Quảng Đông và đợc giao nhiệm vụ trở lại Xiêm liên lạc với Đặng Tử Kính, Đặng Thúc Hứa gây dựng căn cứ ở Bản Thầm. Khi Việt

Nam quang phục hội đợc thành lập (1912), cụ đợc bầu làm kinh tế bộ uỷ viên, sau đổi làm tài chính phó tổng trởng. Cụ bị thực dân Pháp bắt năm 1913 và đợc tha vào năm 1917. Sau đó lại bị bắt giam và bị đày đi Côn Đảo trong 15 năm, mãi đến năm 1933 mới đợc tha về. Cụ mất năm 1942 tại quê nhà.

3. Đặng Thúc Hứa (1870 - 1931), còn có tên là Đặng Ngọ Sinh, quê làng Lơng Điền, tổng Bích Triều, Thanh Chơng (nay là xã Thanh Xuân - Thanh Ch- ơng - Nghệ An). Sinh ra trong một gia đình yêu nớc và cách mạng. Cha là Đặng Thai Giai đậu cử nhân và sau đó đợc bổ làm tri huyện Yên Định (Thanh Hoá). Khi triều đình Nguyễn ký điều ớc với Hacmăng (1883) và điều ớc Patơnốt (1884), ông phản đối viên tổng đốc Thanh Hoá ký giấy để Pháp vào tỉnh, bỏ về làng không làm quan nữa. Anh của ông là Đặng Thai Nhẫn (Đặng Nguyên Cẩn) đậu phó bảng năm 1897 nhng không đi làm quan chỉ làm nghề dạy học, có thời gian tham gia Duy Tân hội và phong trào Đông du của Phan Bội Châu và đến 1908 thì bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo cùng với Ngô Đức Kế Em của ông là… Đặng Thai Xơng (Đặng Quý Hối), lãnh tụ hội Duy Tân và phong trào Đông du ở huyện Thanh Chơng, về sau bị bắt đày đi Lao Bảo và chết ở đó. Khi Phan Bội Châu khởi xớng phong trào chống Pháp để khôi phục độc lập dân tộc, ông tham gia phái ám xã. Sau khi gặp Phan Bội Châu ở Trung Quốc, đợc giao nhiệm vụ mua vũ khí từ Nhật đa về nớc chuẩn bị bạo động không thành, ông cùng Đặng Tử Kính sang Thái Lan mở ấp trại, xây dựng cơ sở. Tại đây, ông đã bỏ nhiều công sức để vận động kiều bào Việt Nam trên đất Thái cố kết lại hớng về Tổ quốc, kiên trì xây dựng cơ sở trong kiều bào để làm hậu cứ cho cách mạng và chuyên tâm dạy dỗ lớp thiếu niên nhằm đào tạo thành những ngời thay mình công việc giải phóng dân tộc.

Ông đến Bản Thầm (thuộc lu vực sông Mê Nam - Thái Lan) cùng Đặng Tử Kính, Hồ Vĩnh Long, Lê Hồng Chung mở trại cày. Trại cày có khoảng 60 ngời, gồm những thanh niên du học bị Chính phủ Nhật trục xuất. Ngoài cơ sở ở Bản Thầm, ông còn xây dựng thêm đợc nhiều cơ sở khác ở Bản Hấn, Thà Nẹ, U

Thon Nhiều thanh niên yêu n… ớc, phần đông ngời Nghệ Tĩnh đã đợc gửi sang Thái Lan nh Lê Hồng Sơn, Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu những ng… ời này đ- ợc Đặng Thúc Hứa giới thiệu tới U Đông vừa làm ăn sinh sống vừa học ngoại ngữ, học văn hoá, đọc sách báo chính trị, sau đó họ sang Trung Quốc và trở thành những cán bộ chủ chốt của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925).

Những việc làm của Đặng Thúc Hứa đã góp công lớn trong việc xây dựng khối đoàn kết trong lực lợng Việt kiều ở Thái cùng hớng về Tổ quốc, chăm lo cho vận mạng quốc gia. Bên cạnh đó, những cơ sở do ông và các đồng chí của ông gây dựng đã góp phần trong việc xây dựng lực lợng cách mạng, chuẩn bị cơ sở cho phong trào đấu tranh về sau.

Bên cạnh những yếu nhân của phong trào, nhiều sĩ phu Nghệ Tĩnh khác cũng đã hăng hái tham gia công cuộc Đông du. Trong số đó phải kể đến các vị sau đây:

1. Nguyễn Thức Đờng (1885 - 1916), sinh ra tại làng Đông Chữ (Nghi Trờng - Nghi Lộc - Nghệ An). Ông còn có tên là Trần Hữu Lực, hiệu Càn Kiệm. Là con trai thứ hai của cụ đồ Nho Nguyễn Thức Tự (tức cố Sơn), một thầy đồ mẫu mực, một sĩ phu yêu nớc. Nguyễn Thức Tự là thầy dạy của nhiều sĩ phu nổi tiếng xứ Nghệ trong đó có Phan Bội Châu, Lê Văn Huân Khi cụ mất… (1917), học trò khắp nơi thơng tiếc, Phan Bội Châu đã gửi về một bài "Bi ký" trong đó có câu "Kinh s dĩ đắc nhân s nan tầm" (Thầy dạy về kinh điển thì dễ gặp, còn bậc thầy về nhân cách khó tìm).

Đợc sự chỉ bảo của cha và thầy dạy là Phan Bội Châu, Nguyễn Thức Đ- ờng đã bỏ nghề đèn sách kết giao với những ngời hào hiệp chuyên tập võ nghệ, cung kiếm. Vào tháng 02 năm 1908 ông cùng với một số ngời khác xuất dơng sang Nhật Bản học ở lớp Đồng văn th viện. Sau khi bị trục xuất, ông sang Trung Quốc học trờng Quân sự Quảng Tây và gia nhập vào quân đội Trung Hoa. Khi Việt Nam quang phục hội thành lập (1912), ông đợc Phan Bội Châu giao nhiệm vụ chỉ huy quang phục quân ở phía Tây, trên đất Xiêm. Năm 1914 ông bị bắt

giam ở Hoả Lò và bị đa ra xử bắn tại trờng bắn Bạch Mai cùng Hoàng Trọng Mậu (tháng 10/1916). Khi ra pháp trờng, ông đã có câu nói tuyệt mệnh nổi tiếng : "Giang sơn dĩ tử, ngả an đắc thâu sinh, thập niên lai lệ kiếm ma đao, tráng chí thệ phù hồng Tổ quốc.

Vũ dực vi thành, sự hốt nhiên trung bại, cửu tuyền hạ điều binh khiển t- ớng, hơng hồn ám trợ thiếu niên quân".

(Dịch nghĩa: "Non sông đã chết, ta há lại sống thừa, từ mời năm nay dũa kiếm mài dao, chí mạnh những mong phò Tổ quốc.

Lông cánh cha thành, việc bỗng đâu hoá hỏng, dới chín suối điều binh khiển tớng, hồn thiêng ngầm giúp đội thiếu niên".) [52, T3, 114].

2. Nguyễn Đức Công (1874 - 1916), ông còn có tên là Hoàng Trọng Mậu, hiệu Báu Thụ, ngời xã Cẩm Trờng (Nghi Trung - Nghi Lộc - Nghệ An). Cụ thân sinh là Nguyễn Đức Tân đã hai lần đậu tú tài (1864, 1870), rồi đậu cử nhân nhng không ra làm quan mà về nhà mở trờng dạy học và bốc thuốc. Cụ là ngời tham gia phong trào Cần vơng chống Pháp của Phan Đình Phùng bằng việc tiếp tế lơng thực cho nghĩa quân. Nguyễn Đức Công là con trai thứ t trong gia đình, từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, khảng khái, giàu tâm huyết. Sách "Việt Nam nghĩa liệt sử" của Đặng Đoàn Bằng chép về tuổi trẻ của ông nh sau: "Huyện Châu Lộc, tỉnh Nghệ An, phía Tây núi Ng, phía Đông Hồng Lĩnh, có một nam kỳ tử họ Nguyễn tên là Đức Công. Thủa nhỏ học chữ Hán, thiên tính lanh lẹn, hễ dạy cho một phần là đọc đợc ngay và nhớ ngay. Làm văn giỏi, đi thi thử đỗ đầu" [10, 135]. Hởng ứng phong trào Đông du, Nguyễn Đức Công sang Nhật vào tháng 4 năm1908, vào học ở Đồng văn th viện và tham gia Công hiến hội do Phan Bội Châu thành lập tại Nhật Bản với t cách là uỷ viên bộ văn th chuyên giữ việc giấy tờ đi lại và lu trữ phát hành các văn kiện.

Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật vào tháng 3 năm 1912, ông đến Trung Quốc hoạt động cùng Phan Bội Châu, Đặng Tử Mẫn, Lơng Lập Nham và các đồng chí khác thành lập Việt Nam Quang phục hội và cùng với Phan Bội Châu

thảo sách "Việt Nam Quang phục quân phơng lợc". Vào tháng 4 năm 1915, ông bị bắt giam ở Hoả Lò và bị kết án "việt cảnh quán thông, mu đồ phản nghịch" (ra liên hệ với nớc ngoài, để mu đồ phản nghịch). Ông bị bắn tại trờng bắn Bạch Mai vào tháng 10 năm 1916. Trớc khi bị bắn, ông đã để lại câu đối tuyệt mệnh nói lên chí khí của mình: "Trấp d niên hứa thân báo quốc, hà gia phi gia, diệc hà gia thị gia, gia quốc mộng trung, khổ tối khổ, quốc phá gia vong cừu thợng tại.

Nhất phiến tâm tuẫn nghĩa quyên sinh, dục tử bất tử, vị dục tử cảnh tử, tử sinh độ ngoại, bi bi, sinh hùng tử liệt chí nam mai".

(Dịch nghĩa: "Hai mơi năm đem thân báo quốc, nhà đâu mà nhà, nhng nhà nào cũng nhà, trong mộng nớc nhà đau đớn quá: nớc mất, nhà tan thù còn đó.

Một tấm lòng vị nghĩa quên mình, muốn chết không chết, cha muốn chết lại chết, ngoài vòng sống chết, xót thơng thay: sống hùng chết liệt chí chôn vùi" ) [52, T2, 122 - 123].

Ngoài ra còn có các nhà Nho khác nh Phan Lại Lơng ngời Hng Nguyên (Nghệ An), Nguyễn Thức Canh (tức Trần Hữu Công, Trần Trọng Khắc) ngời Nghi Lộc (Nghệ An), Phạm Dơng Nhân, Phạm Văn Đoan ngời Đức Thọ (Hà Tĩnh) cũng tìm đ… ờng sang Nhật du học.

Việc các sĩ phu vợt hàng ngàn cây số đi ra nớc ngoài để nhằm mở mang thêm kiến thức, tiếp nhận khoa học kỹ thuật phơng Tây mua sắm vũ khí để chờ thời cơ về nớc tiến hành bạo động giành độc lập tự do cho Tổ quốc là một hành động mới mẻ mà trớc đó rất ít. Nếu nh cuối thế kỷ XIX, một số sĩ phu nh Nguyễn Trờng Tộ, Bùi Viện có điều kiện đi ra nớc ngoài nhng cũng chỉ qua đó rút ra bài học từ những tấm gơng liệt cờng rồi trình điều trần lên nhà vua yêu cầu cải cách, còn phần lớn các sĩ phu ngại thay đổi "sợ nguy hiểm" nên chỉ chủ trơng hoạt động trong nớc. Đầu thế kỷ XX, từ sự tổ chức, phát động của Phan Bội Châu, sĩ phu Nghệ Tĩnh đã tham gia phong trào Đông du rất đông đảo. Họ đã tìm đợc đến nớc Nhật Bản xa xôi để học tập. Chơng trình học hoàn toàn

không phải "Tứ th", "Ngũ kinh" nh ở Việt Nam mà họ đã từng đợc học. ở đây môn học chính là quân sự do ngời Nhật giảng dạy, qua đó nhằm nâng cao nhận thức về quân sự để về nớc tiến hành bạo động khôi phục giang sơn. Các sĩ phu Nghệ Tĩnh đã hăng hái học tập, rèn luyện tại Nhật và khi bị trục xuất họ lại kiếm con đờng khác để hoạt động nhằm thực hiện cho kỳ đợc tâm nguyện của mình.

Một phần của tài liệu Chuyển biến tư tưởng của sĩ phu nghệ tĩnh từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Trang 47 - 53)