Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm (cm)

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 39 - 43)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.6.Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm (cm)

Sự tăng chiều cao là biểu hiện rõ nét về sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền nhưng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện ngoại cảnh như : Đất đai, chế độ canh tác, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, nước,…

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cũng được thể hiện rõ ở từng giai đoạn sinh trưởng. Sự tăng chiều cao của lúa liên quan chặt chẽ với thân và các đốt, ở các giai đoạn đầu thân lúa nằm sát mặt đất, các đốt sít nhau tạo thành một thân giả bao gồm các bẹ lá cuộn lại.

Do vậy, trong thời kỳ từ mạ đến đẻ nhánh tối đa (thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng), sự tăng lên về chiều cao của lúa thực chất là sự tăng lên của lá và nhánh. Còn các giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn trổ sự tăng chiều cao của lúa là sự tăng lên của các đốt.

Qua 2 bảng số liệu 3.6.a và 3.6.b chúng tôi thấy:

Giữa các công thức thí nghiệm có sự khác nhau về tốc độ tăng chiều cao. Cùng một công thức nhưng tốc độ tăng chiều cao khác nhau rất lớn giữa các giai đoạn phát triển.

Thời gian từ cấy đến 15 ngày sau cấy

Tốc độ tăng chiều cao của các công thức giai đoạn này rất chậm, thay đổi từ 0,1 – 1,8 cm/10 ngày. Trong đó công thúc III có tốc độ tăng nhanh nhất (1,8 cm) và chậm nhất là II (0,1 cm), công thức đối chứng là (0,2 cm).

Thời gian từ 15 ngày đến 45 ngày sau cấy

Do thời gian này còn rét đậm nên đã làm tốc độ đẻ nhánh của tất cả các công thức chậm lại, tốc độ dao động từ 1,4 – 7 cm /30 ngày.

Bảng 3.6a. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm Đơn vị tính: cm CT NTD I (đ/c) II III IV V VI VII Chiều cao mạ 21,5 22,2 20,7 23,1 20,8 22,5 19,8 10/2/2008 21,7 22,3 22,5 23,4 21,4 23,1 21,4 20/2/2008 22,8 23,7 23,1 23,9 21,8 23,5 22,4 01/3/2008 23,1 23,8 23,4 24,5 23,4 25,7 25,8 11/3/2008 25,5 27,6 26,5 24,8 26,8 25,9 28,4 21/3/2008 35,5 37,4 34,1 34,7 36,7 35,4 35,7 31/3/2008 47,8 45,2 48,3 46,8 50,1 46,6 51,8 10/4/2008 54,6 53,7 55,7 56,4 56,7 53,7 59,7 20/4/2008 63,2 66,6 63,2 68,2 67,6 60,8 66,2 01/5/2008 76,4 74,3 77,5 78,6 80,6 75,4 82,8 11/5/2008 86,4 83,2 90,7 88,1 91,7 84,1 95,2

Chiều cao cuối

cùng 87,0 85,2 91,3 89,3 92,2 84,7 96,6

Thời gian từ 45 ngày đến 75 ngày sau cấy

Biểu hiện của giai đoạn này về chiều cao là tốc độ tăng nhanh, đặc biệt là lúc lúa đẻ nhánh rộ. Cụ thể như sau:

Thời gian từ 45 ngày đến 55 ngày sau cấy

Đây là khoảng thời gian lúa bắt đầu đẻ nhánh, và biểu hiện của quá trình này là sự tăng lên nhanh chóng của chiều cao. Trong khoảng thời gian này tốc độ tăng chiều cao từ 7,3 – 10 cm/10 ngày. So với đối chứng (10 cm) các công thức còn lại đều có tốc độ tăng chiều cao trong khoảng thời gian này chậm hơn, đặc biệt là hai công thức III (7,6 cm) và VII (7,3 cm), còn lại tương đương với đối chứng.

0 20 40 60 80 100 120 CC m a 10/ 2 20/2 1/3 11/3 21/ 3 31/ 3 10/ 4 20/ 4 1/5 11/5 CCCC

Ngày theo dõi

C h u c ao I(đ/c) II III IV V VI VII 3

Đồ thị 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của các thí nghiệm vụ Đông Xuân 2007 - 2008

Thời gian từ 55 ngày đến 65 ngày sau cấy

Hầu hết các công tức đều bước vào đẻ nhánh rộ nên tốc độ tăng chiều cao ở tất cả các công thức đều nhanh hơn các giai đoạn trước, thay đổi từ 7,8 – 16,1 cm/10 ngày. Trong đó các công thức II, VI và IV (12,1 cm) tăng chậm hơn công thức đối chứng lần lượt là 4,4; 1 và 0,1 cm/10 ngày. Công thức V; III; VII có tốc độ tăng nhanh hơn đối chứng lần lượt là 1,2; 2 và 3,9 cm/10 ngày.

Thời gian từ 65 ngày đến 75 ngày sau cấy

Khoảng thời gian này một số giống đã đạt đến số nhánh tối đa, một số giống chuẩn bị đạt đến nhánh tối đa. Tốc độ tăng chiều cao của các công thức thí nghiệm bắt đầu có chiều hướng chững lại, thay đổi từ 6,6 – 9,6 cm/10 ngày.

Nhìn chung từ giai đoạn này, tốc độ tăng chiều cao ở các công thức thí nghiệm đã có sự khác nhau rõ rệt. Thể hiện được sự khác nhau về đặc điểm di tuyền và khả năng phản ứng với môi trường sống của từng giống.

Bảng 3.6.b. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm

(cm/10 ngày) CT

KTG

I(đ/c) II III IV V VI VII

Cấy 10/2 0,2 0,1 1,8 0,3 0,6 0,6 1,6 10/2 20/2 1,1 1,4 0,6 0,5 0,4 0,4 1,0 20/2 1/3 0,3 0,1 0,3 0,6 1,6 2,2 3,4 1/3 11/3 2,4 3,8 3,1 0,3 3,4 0,2 2,6 11/3 21/3 10,0 9,8 7,6 9,9 9,9 9,5 7,3 21/3 31/3 12,3 7,8 14,2 12,1 13,4 11,2 16,1 31/3 10/4 6,8 8,5 7,4 9,6 6,6 7,1 7,9 10/4 20/4 8,6 12,9 7,5 11,8 10,9 7,1 6,5 20/4 1/5 13,2 7,7 14,3 10,4 13,0 14,6 16,6 1/5 11/5 10,0 8,9 13,2 9,5 11,1 8,7 12,4 11/5 Cuối 0,6 2,0 0,6 1,2 0,5 0,6 1,4

Thời gian từ 75 ngày đến 85 ngày sau cấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây chính là khoảng thời gian mà các công thức bước vào làm đòng, song song với quá trình chết đi của nhánh vô hiệu. Thời gian này cây lúa tập trung dinh dưỡng nhiều cho quá trình hình thành và nuôi dưỡng đòng, do vậy tốc độ tăng chiều cao giảm so với giai đoạn trước đó, dao động từ 6,5 - 12,9 cm/10 ngày. Trong đó công thức có tốc độ tăng chiều cao nhanh nhất trong giai đoạn này là II (22,9 cm), chậm nhất là VII (6,5 cm), công thức đối chứng I (8,6 cm).

Nhìn chung, đây là giai đoạn mà tốc độ tăng chiều cao của cây lúa chững lại.

Thời gian từ 85 ngày đến 95 ngày sau cấy

Đây là khoảng thời gian cây lúa làm đòng, làm đốt và trổ bông nên tốc độ tăng chiều cao khá nhanh, dao động từ 7,7 – 16,6 cm/10 ngày.

Sự tăng chiều cao của các công thức trong thời gian này chủ yếu là do các lóng dài ra.

Thời gian từ 95 ngày đến 105 ngày sau cấy

Đây là khoảng thời gian các giống thí nghiệm bắt đầu bước vào kết thúc trổ và thực hiện xong quá trình trổ bông. Sự tăng chiều cao trong giai đoạn này chủ yếu là sự dài ra của lóng và chiều dài của bông. Tốc độ tăng chiều cao của các công thức trong khoảng thời gian này thay đổi từ 8,9 – 13,2 cm/10 ngày.

Thời gian từ 105 ngày sau cấy đến chiều cao cuối cùng

Là khoảng thời gian mà tất cả các công thức bước vào sự ổn định về chiều cao, tốc độ tăng chậm dần và sau đó ngừng hẳn - đạt đến chiều cao cuối cùng.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 39 - 43)