Hệ số biến động một số chỉ tiêu quan trọng của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 48 - 49)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.9.Hệ số biến động một số chỉ tiêu quan trọng của các giống thí nghiệm

Qua bảng 3.9 chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Hệ số biến động của số nhánh/khóm

Hệ số biến động của số nhánh/khóm của các giống thí nghiệm tương đối thấp, dao động từ 3,32 – 12,59%, chứng tỏ khả năng đẻ nhánh của các cá thể trong quần thể của các giống thí nghiệm là tương đối đồng đều. Trong đó, công thức đối chứng có hệ số biến động thấp nhất (3,32%), cao nhất là công thức V (12,59%).

- Hệ số biến động của số nhánh hữu hiệu/khóm

Hệ số biến động của số nhánh hữu hiệu/khóm tương đối thấp, dao động từ 4,27 – 13,32%, chứng tỏ khả năng cho nhánh hữu hiệu của các giống thí nghiệm tương đối đồng đều. Trong đó công thức đối chứng có hệ số biến động cao nhất V (8,92%),...

- Hệ số biến động của số hạt/bông

Hệ số biến động của số hạt/bông chênh lệch tương đối lớn giữa các giống thí nghiệm, dao động từ 7,98 – 27,80%. Trong đó cao nhất là công thức III (27,98%), thấp nhất là công thức VI (7,98%).

- Hệ số biến động của số hạt chắc/bông

Hệ số biến đông của số hạt chắc/bông của các giống thí nghiệm dao động tương đối lớn, từ 5,18 – 24,96%. Trong đó công thức đối chứng có hệ số biến động cao nhất (24,96, thấp nhất là V (5,18%).

Bảng 3.9. Hệ số biến động một số chỉ tiêu quan trọng của các giống thí nghiệm

CV(%) Chỉ tiêu CT Số nhánh/khóm Số nhánh hữu hiệu/khóm Số hạt/bông Hạt chắc/bông P1000 hạt NSTT I (đ/c) 3,32 13,32 22,52 24,96 1,68 3,15 II 7,32 10,76 8,51 10,95 1,57 3,81

III 8,36 6,29 27,80 23,82 0,66 5,29 IV 12,24 9,66 10,30 10,50 0,96 10,06 V 12,59 8,92 8,42 5,18 1,11 10,16 VI 8,33 10,13 7,98 8,18 0,68 12,95 VII 5,87 4,27 10,49 12,06 3,74 8,13 - Hệ số biến động của P1000 hạt

Hệ số biến động của P1000 hạt là rất thấp, dao động từ 0,66 – 3,74%. Chứng tỏ các giống thí nghiệm rất ổn định di truyền về tính trạng khối lượng 1000 hạt.

Như vậy, qua số liệu và phân tích trên chúng tôi thấy: Hệ số biến động có sự khác nhau giữa các giống thí nghiệm ở các chỉ tiêu, nhưng tương đối thấp, chứng tỏ các giống ổn định về di truyền các tính trạng dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 48 - 49)