Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bật thuận của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 51 - 53)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.11.Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bật thuận của các giống thí nghiệm

các công thức I (đ/c), II, III và VII (điểm 3) bị gây hại nặng nhất, công thức VI (điểm 1) gây hại nhẹ nhất, còn IV và V (điểm 2) gây hại với mức độ trung bình.

Như vậy, qua số liệu và phân tích trên chúng tôi thấy rằng diễn biến gây hại của sâu bệnh trọng vụ thí nghiệm này là không phức tạp, có ảnh hưởng nhưng không lớn tới năng suất. Trong đó mức độ kháng sâu bệnh của các giống là khác nhau trên cùng một đối tượng và các đối tượng khác nhau. Có giống kháng tốt với loại sâu bệnh này nhưng kém với đối tượng khác.

3.11. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bật thuận của các giống thínghiệm nghiệm

Trước đây người ta thường nói rằng sản xuất nông nghiệp là phải nhờ trời, năm nào mà mưa thuận gió hòa thì năm đó thường được mùa. Mặc dù trình độ sản xuất đã từng bước đi vào hiện đại, chúng ta đã có thể chủ động được tưới tiêu nước, con người có thể dự báo được thời tiết khí hậu một cách khá chính xác,… thế nhưng thời tiết khí hậu vẫn chi phối rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói chung. Đặc biệt là trong những năm gần đây, diễn biến của thời tiết khí hậu là rất khó lường không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nông nghiệp.

Qua bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy:

* Khả năng chịu hạn

Tại vườn thí nghiệm của Trung tâm Giống cây trồng Hà Tĩnh luôn chủ động tưới nước nên hạn hán không xảy ra, tất cả các giống thí nghiệm đều không bị hạn gây tổn hại (điểm 0).

* Khả năng chịu rét

Trong vụ sản xuất này, cây lúa đã phải trải qua một đợt rét đậm kéo dài, kết thúc đợt rét qua theo dõi chúng tôi thấy rằng tất cả các giống thí nghiệm cây đều còi cọc, sinh trưởng rất chậm, lá biến vàng hoặc nâu, thậm chí nhiều cây đã bị chết. Tất cả các công thức đều ở mức độ nặng, điểm từ 7 – 9 (mức cao).

Trong đó chỉ có hai công thức là II và VII (điểm 7) là khả năng chịu rét tốt hơn một chút so với các công thức còn lại: Cây còi, sinh trưởng rất chậm, lá chỉ biến vàng ở tất cả các cây trong quần thể ruộng lúa.

Các công thức còn lại chịu rét kém hơn (điểm 9 – mức điểm cao nhất): Tất cả các cây trong ruộng lúa đều bị còi nặng, sinh trưởng rất chậm, lá hầu hết chuyển sang màu nâu.

* Khả năng chống đổ

Khả năng chống đổ của các công thức thí nghiệm dao động từ điểm 0 – 3. Công thức III (điểm 0) chống đổ tốt nhất, các công thức I, II, VI và VII (điểm 1) chống đổ khá tốt. Công thức IV và V (điểm 3) chống đổ kém nhất, ở mức khá.

Bảng 3.11. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận của các giống thí nghiệm

CT Giống KN chịu hạn (điểm) KN chịu rét (điểm) KN chống đổ (điểm) Độ rụng hạt (điểm) KN chịu nóng Tỷ lệ hạt chắc (%) Điểm I(đ/c) Xi23 (đ/c) 0 9 1 TB 74,3 3 II L Đ1 0 7 1 TB 79,2 3 III HT7 0 9 0 TB 69,5 3 IV SL12 0 9 3 TB 77,2 3 V TB10 0 9 3 TB 71,1 3 VI DT47 0 9 1 TB 82,5 1 VII BC 15 0 7 1 TB 76,6 3 * Độ rụng hạt

Độ rụng hạt ở tất cả các công thức đều ở mức trung bình.

Khả năng chịu nóng của các công thức thí nghiệm từ khá – tốt. Trong đó công thức VI (điểm 1) có khả năng chịu nóng tốt, các công thức còn lại I (đ/c), II, III, IV, V và VII (điểm 3) có khả năng chịu nóng khá.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm, đánh giá đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa mới trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 51 - 53)